Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật IV TN – B, Mc 1,21-28: Đức Giêsu – Đấng uy quyền

ĐỨC GIÊSU – ĐẤNG UY QUYỀN

(Đnl 18,15-20; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28)

Tùng Linh, Phước Lý

Sau khi tuyển chọn bốn môn đệ đầu tiên là Simon, Andrê, Gioan và Giacôbê, Chúa Giêsu vào hội đường cùng với các ông trong ngày Sabát. Người vào hội đường để giảng dạy và thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. Ngài còn biểu dương sức mạnh của Ngài bằng việc trừ quỉ. Tại sao Đức Giêsu gây được tác động lớn như vậy trên các thính giả của Người? 

Hội đường khác với Đền thờ. Hội đường thì có nhiều, còn đền thờ thì chỉ có một ở Giêrusalem. Một buổi họp ở hội đường chỉ gồm ba việc: cầu nguyện, đọc Lời Chúa và giảng giải lời ấy. Không có cử nhạc, hát xướng, cũng không có dâng của lễ. Có thể nói: Đền thờ là nơi thờ phượng và dâng của lễ, còn hội đường là nơi dạy dỗ chỉ bảo[1].

Luật pháp Do Thái qui định rằng bất cứ nơi nào có mười gia đình Do Thái, thì phải có một hội đường. Do đó, bất kỳ nơi nào một nhóm người Do Thái định cư thì có một hội đường. Nếu ai đó có một thông điệp mới muốn truyền đạt thì hội đường đúng là nơi thuận tiện cho người ấy trình bày[2]. Đức Giêsu cũng biết lợi dụng điều này để giới thiệu về sứ vụ của mình.

Chúa Giêsu vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách. Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ (x. Lc 4,16-17.20-21).

Khi Đức Giêsu giảng dạy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ (Mt 7, 28-29). Vì sao khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy, mọi người lại sửng sốt đến như vậy? Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời cho chúng ta: Bởi vì đây không phải là những lời nói bình thường, những lời nói này không giống như những lời nói mà họ vẫn thường được nghe trước đó. Vì chưng, các kinh sư giảng dạy, nhưng họ lại không có được quyền hành cá nhân nào cả. Còn Đức Giêsu giảng dạy có uy quyền, và như thế, Người tỏ ra Người là đấng được Thiên Chúa sai đến chứ không phải như một người bình thường, một con người phải đặt nền tảng giáo huấn của mình dựa trên các truyền thống có trước. Đức Giêsu có toàn quyền[3]. Đức Giêsu là vị ngôn sứ được ông Môsê nói đến trong bài đọc 1: Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy (Đnl 18,15). Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy (Đnl 18,18). Vậy bây giờ ngươi hãy đi, chính Ta sẽ ngự nơi miệng ngươi, và Ta sẽ chỉ cho ngươi phải nói những gì” (Xh 4,12). Thánh Gioan làm nổi bật mối tương đồng này khi viết Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có (Ga 1,17). “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét” (Ga 1,45). Nếu các ông tin ông Môsê, thì hẳn các ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi (Ga 5,46). Và lời rao giảng các tông đồ xác minh chính Chúa Giêsu là Đấng đã được Đệ Nhị Luật tiên báo (Cv 3,22; 7,37). Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết những lời Ngài nói không phải tự mình nói ra nhưng là chính Chúa Cha, Ngài nói: Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi” (Ga 12,49-50).

Họ sửng sốt kinh ngạc là phải, bởi lẽ Chúa Giêsu không giải thích truyền thống của cha ông như các kinh sư. Vì không có một kinh sư nào diễn tả được theo ý riêng của mình. Ông ta luôn luôn phải mở lời bằng cách nêu ra uy tín của mình. Ông ta dựa vào những lời trích dẫn từ các thầy thông luật vĩ đại trong quá khứ, để hỗ trợ cho câu nói của mình. Điều cuối cùng mà ông ta làm được, đó là đưa ra một lời phê phán độc lập[4], nhưng Chúa Giêsu giảng dạy theo giáo huấn của Chúa Cha. Người không công bố lề luật nhưng công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần. Người xuất hiện như Đấng mang lấy thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao và là Đấng ban lề luật mới là Tin Mừng và Thần Khí[5]. Ma quỷ cũng đã chân nhận điều này khi nói: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ giải thích Đức Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa, vì là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng được xức dầu, được thánh hiến, và là Con Thiên Chúa.

Lời Ngài đi thẳng vào tâm hồn người nghe, nói thẳng tới khát vọng muôn thuở của dân Do Thái và mọi nước mọi dân. Người giảng dạy về Thiên Chúa, cũng là giảng dạy về chính mình. Cuộc sống Thiên Chúa là cuộc sống của Người. Nên Chúa nói về mình là điều vững chắc nhất, dễ dàng nhất, đầy đủ thẩm quyền nhất và cũng dễ thuyết phục người nghe hơn cả[6].

Tóm lại, ba lý do khiến dân chúng thán phục Chúa Giêsu: thứ nhất, nội dung giáo lý tuyệt vời, sâu sắc và mới mẻ; thứ hai, thế giá tuyệt đối của Người. Người không dựa theo bất cứ thầy tiền bối nào, mà ngay cả đối với Sách Thánh Cựu Ước, Người cũng tỏ ra có quyền giải thích chính thức: Luật xưa dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo anh em…; thứ ba, cách thức bình dân, gần gũi với người nghe[7].

Trong hội đường, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này! Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta” (Mc 1,24-26). Sứ mạng của Đấng Thiên sai là đẩy lui quyền lực của bóng tối đang bao phủ nhân loại. Vì thế, Chúa Giêsu đã đến trần gian để giải phóng con người khỏi ách kìm kẹp của ma quỷ, là quyền lực của tối tăm[8]. Theo khái niệm của Kinh Thánh, thần ô uế vừa tượng trưng cho ma quỷ Satan, vừa là lực lượng đối lập với những gì là thiện hảo, ngay lành và thậm chí còn đối lập với chính sự thánh thiện của Thiên Chúa[9].

Sau khi Chúa Giêsu ra lệnh và thần ô uế xuất khỏi anh ta, hành động này gây ấn tượng mạnh trên những người có mặt. Tất cả mọi người đều cảm thấy sợ hãi và tự hỏi: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. Sức mạnh của Đức Giêsu xác nhận uy quyền của lời Người giảng dạy[10].

Xin mượn lời Đức Thánh Cha Phanxicô để kết luận cho bài viết này. Đức Giêsu biểu lộ chương trình của Thiên Chúa bằng lời nói và bằng sức mạnh trong hành động của Người. Đức Giêsu, trong sứ mệnh trần thế của Người, biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa, vừa bằng lời rao giảng, vừa bằng vô số những cử chỉ quan tâm và cứu giúp các bệnh nhân, những người nghèo túng, các trẻ em và các tội nhân[11]. Ngài là Đấng uy quyền của Thiên Chúa.

 

________________________

 

[1] William Barclay, Tin Mừng theo thánh Marcô, Nxb Tôn Giáo, p. 23.

[2] https://menchuayeunguoi.com/suy-niem-tin-mung-chua-nhat-4-thuong-nien-b, Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

[3] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, Chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai, p. 87.

[4] https://www.tonggiaophanhanoi.org/diet-tru-su-du-chua-nhat-iv-thuong-nien-b,

[5] Các Bài Suy Niệm Chúa Nhật 4 Thường Niên Năm B | Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức (mtgthuduc.net)

[6] https://www.tonggiaophanhanoi.org/diet-tru-su-du-chua-nhat-iv-thuong-nien-b, Suy niệm của Noel Quesson

[7] Giải thích của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

[8] https://www.tonggiaophanhanoi.org/diet-tru-su-du-chua-nhat-iv-thuong-nien-b, TGM Giuse Vũ Văn Thiên

[9] https://www.mtgthuduc.net/index/cac-bai-suy-niem-chua-nhat-4-thuong-nien-nam-b, TGM Giuse Vũ Văn Thiên

[10] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, Chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai, p. 88.

[11] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, Chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai, p. 88.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...