Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Thánh Thể: Sự hiện diện thực sự – Bí tích Tình Yêu

Chúa Nhật Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô

Thánh Thể: Sự Hiện Diện Thực Sự – Bí Tích Tình Yêu

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Hôm nay, cùng với Hội Thánh toàn cầu, chúng ta long trọng mừng kính Mình và Máu thánh Chúa Kitô. Thật ra, đây là Bí tích chúng ta vẫn cử hành hằng ngày. Nhưng sở dĩ phụng vụ dàng riêng ngày hôm nay để kính Mình và Máu Thánh Chúa là để nói lên tầm quan trọng của Bí tích cực trọng này. Bí tích Thánh Thể là Bí tính của Tình yêu. Bí tích Thánh Thể là Bí tích của sự hiệp thông, hiệp nhất. Bí tích Thánh thể nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu (LG 11). Bí tích thánh thể biểu lộ một tình yêu nhân loại của Đức Giêsu dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu. Đồng thời, Bí tích Thánh Thể thi thố tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi hai dành cho con người “này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy…” (1Cr 11,23-26);  “máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,26-29).

Tuy vậy, Bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm vượt lên trên lý trí con người, chỉ có thể đón nhận bằng đức tin chân thành. Ngay từ thuở ấu thơ, chúng ta đã được học hỏi Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo với những điều căn bản:

H. Trong Thánh lễ, khi nào bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô?

Trong Thánh lễ, khi linh mục đọc lời truyền phép, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, thì bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. [283]

H. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện thế nào?

Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện thực sự và toàn vẹn dưới hình bánh rượu. [282-285]

H. Việc bẻ bánh có phân chia Đức Kitô không?

Việc bẻ bánh không phân chia Đức Kitô, vì Ngài hiện diện trọn vẹn, dù trong mỗi phần nhỏ của hình bánh rượu. [284]

Có một cuộc đối thoại về Bí tích Thánh thể giữa: Hồi giáo và Công giáo thế này:

Ông thầy Hồi giáo hỏi:

  • Làm sao một miếng bánh nhỏ, chút rượu nho lại có thể trở thành thịt máu Đức kitô được?

Vị linh mục Công giáo trả lời:

  • Được chứ sao lại không! Thầy ăn bánh hay ăn rau củ quả… những thứ ấy qua hệ thống tiêu hóa biến thành thịt máu của thầy. Thế thì, biến bánh rượu trở thành thịt máu Chúa Kitô đối với Thiên Chúa toàn năng nào có khó gì.

Thầy Hồi giáo lại hỏi:

  • Đức Kitô to lớn như vậy làm sao có thể ở trong miếng bánh, giọt rượu nhỏ bé thế kia?

Linh mục trả lời:

  • Đất trời mênh mông, núi đồi bát ngát, làng mạc thành thị trải dài… thế mà con mắt nhỏ xíu của thầy có thể chứa đựng tất cả. Con mắt làm được chuyện đó, thì há Thên Chúa lại không thể làm cho miếng bánh giọt rượu, chứa đựng được Ngài hay sao?

Vị thầy hỏi thêm:

  • Làm sao có thể Đức Kitô có thể hiện diện cùng một lúc trong các thánh lễ được cử hành ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm được?

Vị linh mục liền đập bể tấm gương thành nhiều mảng và nói:

  • Trước đây thầy, trong tấm gương lớn này, thầy thấy khuôn mặt thầy, và bây giờ thầy cũng thấy khuôn mặt mình, trong nhiều mảnh nhỏ. Thế thì Đức Kitô hiện diện ở nhiều nơi, trong cùng một thời điểm nào có khó chi?

Đoạn đối thoại trên đây, giúp chúng ta hiều được phần nào về mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa, mà Hội Thánh khắp nơi cử hành mỗi ngày. Trong mầu nhiệm này, Chúa Kitô thực sự hiện diện với trọn vẹn thân xác và linh hồn, với nhân tính và thiên tính của Ngài trong hình bánh rượu để nên thần lương nuôi sống linh hồn chúng ta.

Chính lương thực thần linh này là nguồn sức mạnh giúp các thánh vượt qua mọi gian khổ để làm chứng cho Chúa giữa trần gian.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai: Cha Walter Ciszek bị bắt tại Nga. Ngài bị giam trong tù hai mươi ba năm. Sau khi được thả, ngài viết cuốn sách nhan đề là Người đã dẫn dắt tôi (He Leadeth Me). Trong đó có hàng sau: “Chúng tôi đã dâng Thánh lễ trong những kho chứa đồ, hoặc tụm lại giữa chỗ bùn lầy hoặc tuyết tan của một góc nền nhà sắp xây…  Vậy mà trong những hoàn cảnh thô sơ ấy, Thánh lễ đã đưa chúng tôi đến gần Chúa hơn là người ta tưởng.”

Còn với Đức hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Trong tù, mỗi ngày, ngài cử hành Thánh lễ với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó là Bàn thờ của ngài, là Nhà thờ Chính toà của ngài. Ngài kể lại: “Mỗi lần như thế, tôi được dịp giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời truyền phép, tôi hết lòng củng cố một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, nhờ Máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi”.

Mỗi chúng ta cũng đang cử hành thánh lễ trên bàn thờ cuộc đời mình với biết bao hy sinh vất vả, với bao nỗi khổ đau, bệnh tật, bao thử thách cám dỗ trăm bề. Xin cho chúng ta biết kết hiệp với Mình và Máu Chúa Kitô, để chuộc đền tội lỗi chúng ta và góp phần cứu rỗi nhân loại này. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...