Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa nhật lễ lá năm C: “HUYỀN NHIỆM SỰ DỮ VÀ TÌNH YÊU” (M. Bảo Tịnh – Vp Phước Lý)

 

CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM C
(Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56)
 
HUYỂN NHIỆM
 
Các bài đọc của Chúa nhật Lễ lá và nhất là Bài Thương Khó theo Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta cảm nhận được rất nhiều điều: nào là tiệc Vượt Qua hình bóng của bữa tiệc Thánh Thể, nào là sự phản bội của các môn đồ, nào là tội ác của con người dành cho Chúa Giêsu được điển hình nơi dân tộc Do Thái, nào là gương phục vụ kitô giáo, phần thưởng cho những người trung thành, sứ vụ và số mệnh của Chúa Giêsu và của môn đệ…và cuối cùng là cái chết trên thập giá của Người nên nguồn ơn cứu độ con người. Tuy nhiên, ở bài chia sẻ này, xin chia sẻ hai điểm:
1. Huyền nhiệm sự dữ trong con người
2. Huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. 
 
1. Huyền nhiệm sự dữ trong con người.
Xin nêu lên một vài sự dữ, hay tội lỗi tiềm ẩn nơi một số nhân vật trong các bài Tin mừng theo Thánh Luca.
– Tội ‘hùa theo, ăn theo, đánh hôi’: Điều này được thể hiện nơi đám đông dân Do Thái. Thật vậy, chỉ có vài ngày, cũng những con người đã từng tung hô Chúa Giêsu, thì nay lại nguyền rủa Ngài; đã từng kính trọng Ngài, thì nay lại khinh bỉ, đã từng tôn vinh Ngài như Vị Vua quyên uy cao cả, thì nay lại liệt Ngài vào phường gian phi…
‘Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa, bình an trên cõi trời, vinh quang trên các tầng trời’. Đó là lời tung hô của đám đông dân chúng dành cho Chúa Giêsu khi Ngài tiến vào thành thánh Giêrusalem.
‘Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá’. Đó cũng là tiếng la hét giận dữ của họ trước dinh Philatô.
Nguyên nhân của tội hùa theo, đánh hôi là thấy ai làm sao tôi làm vậy, không có sự biện phân bằng lý trí để biết đúng sai, phải-trái, thật-giả.
– Tội phản bội: tội này được phản ảnh nơi các tông đồ, những người đã từng sống với Chúa Giêsu, được Ngài dạy dỗ, được chứng kiến bao phép lạ Ngài làm… Nhưng chính họ lại là những người chối, phản và bỏ Chúa. Phêrô chối Chúa đến ba lần. Giuđa dùng cái hôn, biểu tượng của tình yêu, tình cảm để nộp Chúa cho các nhà lãnh đạo Do Thái. Còn các môn đồ khác thì bỏ Chúa, khi Chúa bắt, bị đánh đập, bị kết án tử, người ta đã không tìm thấy một môn đồ nào bên cạnh. Nguyên nhân đưa đến tội phản bội này là do các ông tham sống sợ chết, ‘tham vàng bỏ ngãi’.
– Tội ‘ganh tỵ, ghen tương, đố kỵ’: tội này phát xuất từ tính kiêu ngạo. Vì kêu ngạo, nên người ta không chấp nhận những yếu đuối, sự giới hạn, sự thua kém của mình trước người khác, do đó đi đến ganh tỵ, ghen tương và đố kỵ. Cũng từ đó, những ý tưởng gian tà, gian ác nảy sinh, dẫn họ đến phạm tội muốn hạ bệ, diệt trừ người khác. Tội này, chúng ta tìm thấy nơi các thượng tế, luật sĩ và các người Pharisiêu, vì sợ mất danh dự, mất ảnh hưởng, nên họ đã quyết định tìm cách giết Chúa Giêsu.
– Tội không dám nhìn nhận chân lý : nguyên nhân gây ra tội này là do tính hèn nhát, sợ sệt. Quả thật, chúng ta tìm thấy điều đó ở Philatô, ông là người trung thực, nhìn thấy sự thật, nhận ra ánh sáng chân lý, nhận biết vinh quang bất diệt đang tiềm ẩn nơi Chúa Giêsu và cũng nhận biết Người là Đấng Thánh: ‘không có tội gì’ nhưng vì hèn nhát, sợ mất đi những gì mình đang có trong hiện tại nên ông không dám thực hiện những gì mắt đã thấy, tai đã nghe. Tính nhát đảm đã làm cho ông không thể hành xử một cách ‘thấu lý đạt tình’.
– Tội không có lòng thành : một tác giả khuyết danh nói rằng: ‘Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi.
Và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không’. Thật vậy, chúng ta nhận ra một Hêrôđê muốn tìm gặp Chúa, ông đã gặp, nhưng lại không có lòng thành nên chẳng gặt hái được được kết quả gì. Một cuộc sống không có lòng thành, sẽ thất bại, đổ vỡ trong mọi tương quan và mọi lãnh vực.
 
Chúng ta là ai trong những nhân vật này ?
– là đám đông dân chúng chỉ biết hùa theo: người ta đi lễ tôi cũng đi lễ. Còn về chiều sâu của đạo, đời sống là kitô hữu, là con cái Chúa tôi không biết gì cả, vì chưa bao giờ đào bới tìm kiếm.
– là Giuđa chỉ biết chạy theo lợi lộc trần gian, dù có phải đánh đổi cả lương tâm nhân cách, đánh đổi cả tình thân ruột thịt.
– là Phêrô không dám tuyên xưng, thú nhận là người có đạo, không dám làm chứng cho Chúa trước những bất công xảy trong cuộc sống đời thường.
– là các thượng tế, các kinh sư luật sĩ : vì sợ mất thanh danh sĩ diện, mất ảnh hưởng nên sinh ra ghen tương đố kỵ rồi tìm cách hại người.
– là Philatô không dám đối diện và nhìn nhận sự thật chỉ vì tổn hại đến danh lợi thú của mình.
– là Hêrôdê với cuộc sống hời hợt và giả dối nên đời sống vô vị nhạt nhẽo không sinh ích lợi nào cho Thiên Chúa và tha nhân.
 
Khép lại điểm này, xin dùng thổ lộ chân tình của Thánh Phaolô gửi cho Tín Hữu Roma : ‘Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu : vì điều tôi muốn, tôi lại không làm, nhưng điều tôi ghét, tôi lại cứ làm…thật vậy, muốn sự thiện, thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không, còn sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi (Rm 7, 15-20). Lời tâm sự của Thánh Phaolô, chúng ta cảm nhận được sự bất toàn, giằng co và con người có khuynh hướng nghiêng về sự dữ hơn là việc thiện. Phải chăng đó là huyền nhiệm của tội, của sự ác trong họ? Vậy câu hỏi được đặt ra là : tội ác mà con người nói chung và dân Do thái nói riêng dành cho Chúa Giêsu là một việc làm vô ý thức, vì họ không biết, như lời Chúa cầu xin Chúa Cha tha cho họ ?
 
2. Huyền nhiệm tình yêu Thiên Chúa 
Nếu sự dữ và tội ác nơi con người là một huyền nhiệm, thì tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện nơi con người của Chúa Giêsu còn huyền nhiệm hơn nữa. Con người không thể dùng trí suy cho thấu, hiểu cho tường…Huyền nhiệm của tình yêu này là sự từ bỏ và hy sinh cho đến cùng và đến chết, chết trên thập giá : ‘Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự…’. Tình yêu của Thiên Chúa là rứa đó, ai có thể suy cho thấu, hiểu cho tường ?
Chiêm ngưỡng Vị Vua Cao Cả quyền uy này, chúng ta cảm nhận được : Ngai vàng của Ngài là thập giá, triều Thiên của Ngài là mạo gai, sự trị vì của Ngài là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa mà Ngài đem đến và ban tặng cho con người là cái chết của Ngài. Và đó cũng là vương quyền của Ngài, không ai có thể cướp khỏi tay Ngài, những người mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Đồng thời, những người này cũng không được phép quên hay hờ hững trước tình yêu tự hiến của Chúa mình.
Soi gương Chua mình sống tình yêu tự hiến, đó là niềm tin và niềm vui của người kitô hữu : Vui và tin vì được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa ; vì Chúa và tin Chúa ở trong tha nhân, họ hiến thân phục vụ tha nhân. Khi biết sống đức Tin như một cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh, và biết thông truyền đức Tin bằng cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui, thì đức Tin của người kitô hữu sẽ tăng trưởng và trở nên sung mãn (Porta fidei, số 6 và 7). Amen.
 
M. Bảo Tịnh NGUYỄN ĐỨC CHÁNH (Viện phụ ĐV Phước Lý)
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...