Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật Lễ Lá: “TÔN THỜ MỘT THIÊN CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH” (Hiền Lâm)

 

Mt 21,1-11

Is 50,4-7; Pl 2,6-11

Mt 26,14 – 27,66

 

“TÔN THỜ MỘT THIÊN CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH”

 

Ngày Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta được nghe hai bài Tin Mừng, một trong nghi thức làm phép lá đầu lễ và một trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của thánh lễ. Hai bài Tin Mừng mang hai hoàn cảnh hầu như trái ngược nhau. Nếu trong bài Tin Mừng thứ nhất là cảnh một đoàn rước long trọng và vui mừng khi Chúa tiến vào đền thánh, thì bài thứ hai (bài thương khó) là một đoàn rước bi ai dẫn Chúa lên núi Sọ. Những con người đã từng cầm nhành lá tung hô Con Vua Đavít, thì cũng chính những con người đó giơ tay lên đòi đóng đinh Người Con ấy vào thập giá.

Tại sao lại có một sự đảo ngược như vậy? Lý do đầu tiên mà chúng ta có thể thấy được chính là vì người ta đã thất vọng về một Đấng Messia không như những gì họ kỳ vọng, một Đấng Messia đã không theo ý họ để thoả mãn tham muốn của họ. Đó là điều mà chúng ta cùng nhau chia sẻ sau đây: 

 

Ngày nọ, có người hỏi cha Anthony de Mello rằng: “Ai đã sinh ra Thiên Chúa”, ngài trả lời một cách hài hước rằng: “Con người sinh ra Thiên Chúa”; người kia lại hỏi: “Thế thì ai đã giết Thiên Chúa”, ngài cũng đáp: “Chính con người đã giết chết Thiên Chúa”.

Đúng vậy, chính người Do-thái đã xây dựng nên một Thiên Chúa theo ý họ mà không theo mặc khải qua các ngôn sứ và lề luật, họ vẽ ra một Thiên Chúa theo cách thức người phàm, họ muốn bắt Thiên Chúa phải thỏa mãn khát vọng trần thế của họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ giết chết một Thiên Chúa đích thực là Thiên Chúa yêu thương. Và cũng từ đó, họ vẽ ra một Đấng Messia đầy tham vọng quyền lực và giàu sang trần thế, đánh đông dẹp bắc, tiền hô hậu ủng, lên ngôi bá chủ thiên hạ… nên đã giết chết từ trong tâm mình một Đấng Messia tự hủy (kenosis) từ bỏ ngai vàng thiên quốc mặc lấy thân nô lệ để cứu chuộc con người khỏi ách thống trị của tội lỗi, thế gian và ma quỷ như trong thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philip (bài đọc II) mà chúng ta vừa nghe.

Như vậy, khi người ta thần tượng và kỳ vọng vào một ai đó có thể đáp lại mọi thoả mãn của mình thì người ta sẽ tung hô và lăng xê hết mức, nhưng nếu người được kỳ vọng không đáp lại thỏa mãn của họ thì họ quay sang đả đảo. Kỳ vọng bao nhiêu rồi lại ghét bấy nhiêu, vẽ ra một Thiên Chúa và bắt Thiên Chúa đó chiều theo ý mình, khi Chúa Giêsu không đáp ứng thì họ quay sang chống đối và giết chết Người. Một Chúa Giêsu đến làm theo ý Cha trên trời chứ không làm theo ý con người nên con người đã lên án tử cho Người.

 

Có thể khi nghe bài Thương Khó, chúng ta cũng dễ trách người Do-thái, nhưng thật ra cách hành xử của người Do-thái lại phản ảnh thực trạng của nhiều người chúng ta mà chúng ta không hay biết. Chúng ta vẫn thích một Thiên Chúa oai phong hiển hách dễ đánh phạt, hơn là tôn thờ một Chúa Giêsu chịu đóng đinh, tha thứ và yêu thương.

Với tương quan xã hội, chúng ta tìm kiếm những bạn bè có thể đem lợi lợi ích cho chúng ta, nhưng nếu đối tượng không thỏa mãn được những gì chúng ta muốn, chúng ta dễ phản lại nhau.

Trong tương quan xứ đạo, chúng ta vẫn thích ai đó đem lại lợi ích vật chất cho giáo xứ hơn là những cha những thầy những xơ nào chỉ biết chắp tay cầu nguyện.

Trong cộng đoàn tu trì, không thiếu những vị ưa thích ai đó chiều theo sở thích của mình, nên họ không ngại lên án và loại bỏ những thành viên dám sống thật và nói thật.

Nơi đời sống vợ chồng, ban đầu đôi lứa kỳ vọng nhau đáp ứng được những gì mình mong muốn, nhưng khi về với nhau vỡ mộng bởi đối tượng không thoả mãn được những kỳ vọng của mình, thế là sinh lục đục và phản bội nhau. Tất cả cũng chỉ vì ban đầu không có tình yêu đích thực.

Cuối cùng, đời sống Kitô hữu của chúng ta hôm nay, chúng ta rất dễ chấp nhận những gì hoành tráng bên ngoài, hơn là chiều sâu nội tâm. Chúng ta thấy mọi sự êm xuôi may mắn thì giữ đạo, nhưng gặp thử thách thì quay sang oán trách Thiên Chúa và thậm chí bỏ đạo. Lại nữa, khi bị thế quyền gây khó khăn, chúng ta vẫn mong Chúa ra tay đoán phạt hơn là đón nhận thử thách và cầu nguyện cho họ. Chúa Giêsu không chiều theo sự thách thức của quân dữ mà xuống khỏi thập giá, nhưng Người đã chấp nhận chết để vâng ý Cha.

 

Tóm lại, là Kitô hữu, chúng ta đang tôn thờ một Thiên Chúa chịu đóng đanh hay một Thiên Chúa oai phong phép lạ, tôn thờ một Đấng Cứu Độ làm theo ý Chúa Cha hay thờ một ngẫu tượng chiều theo ý của chúng ta?

Chúa Giêsu không dừng lại sau đoàn rước vào Đền Thánh, nhưng Người còn phải từ đó hành trình lên Núi Sọ. Đời sống đạo không chỉ từ nhà đến nhà thờ, nhưng còn phải là từ nhà thờ đi ra mang hình ảnh của một Chúa Giêsu đích thực đến với mọi người trong đau khổ và thử thách của đời sống chứng nhân.

 

Lạy Chúa Giêsu, bước vào Tuần Thánh, xin cho chúng con ý thức rằng, chúng con đang cùng Chúa bước trên đường khổ giá để đem lại ơn cứu độ, chứ không phải lẩn tránh thập giá để theo con đường dễ dãi dẫn tới diệt vong. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...