Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật VI Thường Niên A (Mt 5, 17-37)

Chúa Nhật VI Thường Niên A (Mt 5, 17-37)

Yêu Thương Là Chu Toàn Lề Luật

Lm. Philliphe Nêri Nguyễn Xuân Thảo 

Lề luật là những qui tắc xử sự có tính bắt buộc mà mọi người đều phải thi hành, nó luôn đi với cuộc sống con người. Có con người là có những qui tắc, qui ước để hướng dẫn. Không ai phủ nhận giá trịcủa lề luật. Trong lề luật có những nghĩa vụ, quyền lợi nhằm bảo vệ và giúp con người thăng tiến. Những hình thức chế tài được qui định trong lề luật cũng chỉ nhằm giúp con người hoàn thiện hơn.

Trong lãnh vực tôn giáo cũng có những qui ước mà ta gọi là lề luật để con người không những chu toàn với Đấng Siêu Việt mà còn giúp con người sống và đối xử tốt với nhau hơn.

Thời Chúa Giêsu, các Kinh sư quá chú trọng đến việc giữ lề luật và có vẻ rất khắt khe. Đôi khi trở thành gánh nặng cho người khác. Họ giải thích và áp dụng luật xem ra quá nặng nề đối với dân chúng. Có lẽ Chúa Giêsu thấy được cách thực thi lề luật có vấn đề, hoặc có ai đó đã thấy Chúa Giêsu thực hành lề luật cởi mở hơn các Kinh sư? Chẳng hạn như Chúa Giêsu đồng bàn với người tội lỗi, chữa bệnh trong ngày Sabát … thì đã đặt vấn đề “có phải là Thầy đến để bãi bỏ luật Mosê và các Ngôn sứ không”? Cứ sự thường có đặt câu hỏi mới có câu trả lời. Và câu trả lời của Chúa Giêsu:“Anh em đừng tưởng thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”.

Trước khi tìm hiểu Chúa Giêsu kiện toàn lề luật như thế nào. Ta sẽ tìm hiểu một chút vai trò của lề luật trong cuộc sống con người.

+ Vai trò và tầm quan trọng của lề luật.

Như đã nói trên luật pháp được lập ra là để phục vụ và giúp cho cuộc sống con người thăng tiến hơn.

Lề luật là tốt lành, miễn là người ta biết dùng nó như bộ luật (1Tm2,8).

Lề luật cũng giúp con người có quyền lợi và có những nghĩa vụ với nhau.

Đối với người Do Thái lề luật có một tầm quan trọng: Ai giữ luật một cách nghiêm chỉnh thì được kể là người công chính.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, khi đến trần gian, Ngài cũng giữ luật lệ của người Do Thái.

Trong tư cách là một tín hữu Do Thái, Ngài cũng tuân giữ luật Môsê. Cụ thể qua việc Ngài chịu phép cắt bì, được hiến dâng cho Thiên Chúa trong đền thờ, và Ngài cùng với cha mẹ lên Giêrusalem giữ các ngày lễ…

Đối với Chúa Giêsu, lề luật ban qua ông Môsê có một giá trị không thể thay thế. Vì Môsê là người đón nhận lề luật từ Thiên Chúa và có bổn phận truyền lại cho dân chúng tuân giữ. Mà luật từ Thiên Chúa thì không thể bãi bỏ, đó là điều chắc chắn. Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ tham lam vv… là những khoản luật bất di bất dịch trong Thập điều.

Chúa Giêsu đến không hề bãi bỏ một khoản luật nào, nhưng Chúa Giêsu muốn sửa, muốn kiện toàn. Nghĩa là Chúa Giêsu muốn đem lại cho lề luật một giá trị, một ý nghĩa trọn vẹn và hoàn hảo hơn. Hay nói cách khác là Chúa Giêsu đem lề luật đúng vào vị trí của nó.

Có lẽ một trong những lý do Chúa Giêsu muốn kiện toàn lề luật là vì các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời đó giải thích sai, thậm chí còn thêm vào những điều chi li.

Vào thời Chúa Giêsu, người Do thái có đến 613 khoản luật, còn có những khoản luật nhỏ được suy diễn và áp dụng trong cuộc sống như rửa bình, rửa chén bát, rửa các đồ đồng, tiếp xúc với người ngoại thì phải tắm rửa kẻo bị nhiễm uế vv… Do nhiều khoản luật như thế nên người Do thái sống rất sát với mặt chữ của lề luật, đôi khi đòi buộc con người giữ luật một cách hình thức và may móc, trở thành gánh nặng cho con người. Cứ sự thường, lề luật càng đơn giản càng dễ tuân giữ. Với những gánh nặng của lề luật mà con người phải tuân giữ, Chúa Giêsu muốn làm cho lề luật đúng với vai trò của nó, nên Chúa Giêsu muốn kiện toàn. Chúa Giêsu kiện toàn bằng cách nào?

+ Chúa Giêsu Kiện Toàn Lề Luật

Xem ra việc Chúa Giêsu áp dụng lề luật của Ngài có vẻ nặng nề hơn luật cũ.

Chẳng hạn luật Cựu ước về tội “giết người”: “Anh em nghe luật dạy người xưa rằng: chớ giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Như thế, luật Chúa Giêsu đưa ra có vẻ nặng nề hơn? Giận ghét, chửi bới, la mắng anh em đồng loại đã bị kết án rồi. Nếu xét về mặt chữ thì luật Chúa Giêsu có vẻ khắt khe hơn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn dạy con người phải biết yêu thương và tôn trọng nhau. Đó là đặc tính của giới răn mới. Yêu thương không phải chỉ là những người yêu thương mình, mà còn yêu thương và cầu nguyện cho cả kẻ thù của mình. Khi yêu thương thì loại trừ sự giận ghét, trả thù, ganh đua … Như thế, luật Chúa Giêsu thì mang tính ngăn ngừa, cắt đứt nguyên nhân dẫn đến ác ý. Vì giận hờn ghen ghét là nguyên nhân dẫn tới báo thù và có khi giết người.

Về luật ngoại tình. Luật cũ chỉ dạy “chớ ngoại tình”. Chúa Giêsu thì dạy: “bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”. Chớ ngoại tình, chớ dâm dục là điều cấm trong hai điều của Thập giới (thứ 6 và thứ 9).

Chúa Giêsu dạy mang tính tích cực hơn, đòi hỏi con người cần nỗ lực hơn: giữ tâm hồn sao cho trong sạch,từ bên trong lẫn bên ngoài. Chúa Giêsu rất có lý khi dạy con người giữ tâm hồn trong sạch, vì khi con người có những ý định trong thâm tâm thì sớm muộn con người cũng dễ bị phát ra bên ngoài, hoặc ít là bị nó chi phối mà làm cho con người bị nung náu.

Về đức tính thật thà: Chúa Giêsu dạy: có thì nói có, không thì nói không; thêm điều đặt chuyện là do ma quỷ.Lòng ngay chính thật thà giúp con người sống bình an tự tại. Bình an mà Chúa Giêsu muốn trao tặng cho nhân loại đó chình là đón nhận chính Chúa Giêsu, đón nhận chính tình yêu mà Chúa Kitô trao ban. Khi con người có được tình yêu và bình an thì con người giữ luật không còn phải sợ hãi nữa, mà được hướng dẫn bởi tình yêu của Chúa Kitô.

+ Luật Chúa Kitô

Tất cả các khoản luật từ luật dân sự cho đến luật tôn giáo đều qui chiếu về cuộc sống con người. Và chính con người sẽ là tác nhân chính trong các thứ luật đó.

Với người công giáo mọi qui luật đều qui ba chữ Luật Yêu Thương. Không có ba chữ này mọi thứ luật đều mất giá trị.

Vậy Luật Yêu thương là luật nào? Qui chiếu vào đâu? Đó là Luật Chúa Kitô, là chính con người Chúa Kitô.

Thánh Phaolo nói rằng: “anh em chớ mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm gọn trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương thì không hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn lề luật vậy (Rm 13, 8-10)

 

Giới răn yêu thương là giới răn mới, nó kiện toàn giới răn cũ như mắt đền mắt, răng đền răng… Trái lại, hãy cầu nguyện và làm ơn cho những kẻ thù của mình. Trước khi từ biệt các môn đệ để chịu khổ hình thập giá trong bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Điều răn mới của Chúa Giêsu chính là Luật Yêu Thương. Chúa Giêsu ban điều răn mới, ắt đã có điều răn cũ? Điều răn cũ là những điều răn nào? Thông thường chúng ta hiểu điều răn cũ là điều răn Thiên Chúa ban qua ông Môsê, cũng là điều răn được ban bởi Thiên Chúa. Vậy tại sao gọi là điều răn cũ? Câu trả lời cũng không có gì khó, những giới răn đó được Thiên Chúa ban, nhưng “Vì lòng chai dạ đá” nên con người đã tìm mọi cách để giải thích cho phù hợp với lối sống của mình. Có một ngày kia, có vị Kinh sư tới hỏi Chúa Giêsu: “ông Môsê có viết cho chúng tôi: ‘nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng cho dòng giống cho anh hay em mình…” Chúa Giêsu trả lời: “vì lòng chai dạ đá của các ngươi nên ông Môsê mới viết điều đó, chứ ngay từ đầu không có như thế đâu” (Mt 19, 8 tt).

Tóm lại: Khi Chúa Giêsu muốn kiện toàn lề luật thì Chúa Giêsu không bãi bỏ luật cũ, nhưng chỉnh sửa và đưa lề luật vào đúng với ý muốn của Thiên Chúa, đồng thời cũng giải thoát con người một số ràng buộc có tính cứng ngắc. Và đưa con người tới chỗ bình an, tự do trong giới luật Yêu thương mà Chúa Giêsu thiết lập: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Khi có tình yêu như Chúa Giêsu yêu, thì con người sẽ được tự do, thứ tự do mà thánh Giacobe nói: “Ai thiết tha và trung thành tuân giữ lề luật trọn hảo – luật mang lại tự do, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” ( Gc 1, 25). Đó là luật mới trong Chúa Kitô!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...