Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật VII PS – Lễ Thăng Thiên, Mt 28,16-20: Đức Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha

ĐỨC GIÊSU LÊN TRỜI NGỰ BÊN HỮU CHÚA CHA

(Mt 28,16-20)

Tùng Linh, Phước Lý

Hôm nay toàn thể Giáo hội long trọng mừng lễ Chúa lên trời. Mừng kỷ niệm Chúa lên trời, là chúng ta tuyên xưng một tín điều trong Kinh Tin Kính, đó là: “Người sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”. Biến cố Đức Giêsu lên trời là một biến cố lịch sử. Vì biến cố này đã diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định, có sự chứng kiến của nhiều người và đã được sách Công vụ Tông đồ và các sách Tin Mừng ghi lại.

Bài đọc 1 cho chúng ta biết, sau thời gian thi hành nhiệm vụ ở trần gian, Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết, sống lại và hiện ra với nhiều người. Sách Công vụ Tông đồ tường thuật biến cố lên trời hữu hình này: Sau khi đã ban cho các môn đệ của Ngài những huấn lệnh sau cùng, Chúa Giêsu được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. 

Trong bài đọc 2, Thiên Chúa đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Trong thư gởi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô ca ngợi biến cố lên trời vô hình này: Chúa Cha tôn vinh Chúa Con khi đặt Con của Người trên muôn loài muôn vật và thiết lập Ngài làm đầu Giáo hội. Biến cố này khơi lên niềm hy vọng lớn lao cho người Kitô hữu vì được dự phần vào vinh quang này, bởi vì Giáo hội là thân thể của Đức Kitô.

Các đoạn Tin Mừng minh chứng việc Chúa Giêsu lên trời: Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc 16,19). Người đi vào vinh quang Thiên Chúa một cách vĩnh viễn; vinh quang này được tượng trưng bằng đám mây và cõi trời (x. Lc 24,51). Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17). Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống (Ga 3,13).

Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Chúa Cha, sống với Chúa Cha, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng theo ĐGM Giuse Ngô Quang Kiệt là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn[1].

Lên trời, nhưng trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hòa yêu thương. Sự sống của Thiên Chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người, đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy[2].

Như vậy, lên trời không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa[3].

Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu không nói Chúa sẽ lên trời, nhưng Chúa thường nói Người sẽ về với Chúa Cha. Về trời chính là về trong sự sống với Chúa Cha, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần. Sự sống trong Ba Ngôi Thiên Chúa chính là Nước Trời. Sống trong Nước Trời là được hưởng hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa. Như thế, Nước Trời là một trạng thái chứ không phải một nơi chốn. Ai sống trong tình yêu Thiên Chúa thì đã ở trong Nước Trời rồi[4].

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, Chúa Giêsu lên trời không phải là vắng mặt, là xa vắng nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời[5].

Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng Matthêu chỉ tường thuật rất đơn giản âm thầm, như một cuộc bàn giao nhiệm vụ: “Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy”. Đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu và trở thành căn tính của mỗi người Kitô hữu chúng ta, đó là làm chứng nhân Tin Mừng Phục Sinh, niềm vui của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo. Qua đó, mỗi người chúng ta có trách nhiệm mang Đức Kitô đến với thế giới hôm nay đang sống trong đau khổ, chiến tranh, bất an, tội lỗi…. để xoa dịu hết tất cả những vết thương của họ[6].

Vì thế, đây là một cuộc bàn giao nhiệm vụ vô cùng trọng đại và nặng nề[7]. Để các ông được an tâm tin tưởng và mạnh mẽ thi hành trọng trách này, Chúa Giêsu đã quả quyết với các ông: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Sự hiện diện của Chúa mang lại cho chúng ta sức mạnh, khi chúng ta bị bách hại, ủy lạo chúng ta trong những gian truân thử thách, nâng đỡ chúng ta trong những tình huống khó khăn mà sứ mệnh và công việc loan báo phải đương đầu[8]. Giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi, nghĩa là Người không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau[9].

Trước khi lên trời Chúa Giêsu đã nhắn nhủ các môn đệ rằng “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo”. Vì vậy, biến cố Thăng Thiên mạc khải cho chúng ta biết lý do hiện hữu của Giáo hội hiện hữu để loan báo Tin Mừng. Giáo hội hiện hữu chỉ làm điều đó mà thôi[10].

Nhưng phải loan báo Tin mừng như thế nào? Loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là giảng Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài. Thánh Phaolô cho chúng ta biết, chúng ta có thể loan báo Tin Mừng bằng việc rao giảng, rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện (x. 2Tm 4,2). Và chúng ta có thể loan báo Tin Mừng bằng việc cầu nguyện, hy sinh như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã làm.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân”, đã nêu lên vấn đề phải đổi mới việc truyền giảng Tin Mừng. Đổi mới ở đây có nghĩa là phải có phương pháp mới, nhiệt huyết mới và tổ chức mới. Muốn có được sự đổi mới ấy, thì cần phải thực hiện một cuộc kiểm điểm đời sống một cách nghiêm túc và khiêm tốn, từ đời sống cá nhân của mỗi thành phần dân Chúa, đến đời sống tập thể của cộng đoàn Giáo hội, trong đó điểm nổi bật cần lưu ý, đó là đời sống bác ái yêu thương, và bênh vực công lý hòa bình của Giáo hội. Đây cũng chính là những khía cạnh nhạy cảm đối với con người thời nay[11].

Canh tân việc rao giảng có thể cống hiến cho các tín hữu, cũng như cho những người nguội lạnh và không sống đạo, một niềm vui mới trong đức tin và hiệu quả trong hoạt động truyền giáo. Tâm điểm của sứ điệp rao giảng sẽ vẫn luôn luôn là một: Thiên Chúa, Đấng mạc khải tình thương vô biên của Người nơi Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh[12].

Mừng lễ Chúa lên trời, chúng ta không phải chỉ biết ngước mắt nhìn lên cao, mà điều quan trọng đó chính là chu toàn sứ mạng rao giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Rao giảng không chỉ bằng lời nói, mà bằng cả việc làm và đời sống, nhất là bằng sự dấn thân, để thực hiện một sự lựa chọn rõ rệt[13]. Trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng, vị trí hàng đầu luôn luôn thuộc về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta hợp tác với Người và dẫn đưa chúng ta đi tới bằng sức mạnh Thần Khí của Người[14]. Chúa Giêsu và Thần Khí của Người vẫn tiếp tục giúp đỡ chúng ta, Thần Khí – Đấng mang lại cho chúng ta an toàn và hy vọng khi chúng ta làm chứng cho Chúa trên trần gian này[15].

_____________________________

[1] giaophanbaria.org, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[2] giaophanbaria.org, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[3] giaophanbaria.org, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[4] gpphanthiet.com, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[5] giaophanbaria.org, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[6] giaophanbaria.org, Lm.Dom. Trần Quang Hiền SDB

[7] giaophanbaria.org, Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm

[8] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, tr. 186.

[9] giaophanbaria.org, ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

[10] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, tr. 187.

[11] gpphanthiet.com, Được sai đi

[12] Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 11

[13] gpphanthiet.com, Huệ Minh

[14] Tông huấn niềm vui tin mừng, số 12

[15] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, tr. 187.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...