Thứ Sáu, 25 Tháng 4, 2025

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

 

 

Chúa Nhật VII TN – C

YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

(1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38)

M. Bosco, Phước Sơn

Yêu thương kẻ thù là đặc nét của Kitô giáo. Vậy thử hỏi làm sao chúng ta có thể yêu thương kẻ thù được? Trước tiên chúng ta thử xem thông thường loài người đối xử với kẻ thù mình như thế nào. Kế đến chúng ta cũng nhìn vào cách hành xử của vua thánh Đavit đối với vua Saun là kẻ tìm cách giết hại Đavit. Từ đó chúng ta tìm lý do mình phải yêu thương kẻ làm hại mình.

Loài người đối xử với nhau theo nguyên tắc công bằng. Xã hội nào cũng công nhận và bảo vệ sự công bằng. Nhờ có công bằng mà xã hội mới có được trật tự. Do vậy, xã hội nào cũng đề cao, xây dựng và bảo vệ sự công bằng. Mọi công dân trong xã hội đều phải tôn trọng luật công bằng.

Cụ thể trong cuộc sống, người ta thường đối xử công bằng với nhau theo kiểu công bằng giao hoán, theo kiểu “Ăn miếng, trả miếng”, hay “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.” Nguyên tắc này được gặp thấy trong cách ứng xử của thời Cựu Ước: “Mắt đền mắt, răng đền răng.” Nếu ai đã gây thiệt hại cho tôi thì người ấy phải đền trả cho cân xứng; nếu ai tát tôi một cái thì tôi phải tát lại một cái; nếu ai nguyền rủa tôi thì tôi nguyền rủa lại. Có như vậy mới cho là thỏa đáng, là công bằng.

Còn nếu ai xúc phạm đến tôi mà vì tôi là người thấp cổ bé miệng, tôi không có sức mạnh, hay chưa có cơ hội trả đũa thì tôi vẫn nuôi mối thù đó, tìm dịp thực hiện ý định trả thù của tôi. Bao lâu mối thù chưa trả xong, bấy lâu chưa được coi là có công bằng.

Nhưng thử hỏi, nếu người với người cứ xử lý theo kiểu “Ăn miếng trả miếng” với nhau thì bao giờ mới hết thù hằn? Chẳng bao giờ hết đâu! Lối hành xử theo kiểu “Ăn miếng trả miếng” thì sự thù hằn càng ngày càng tăng, giống như cuộc “chiến tranh leo thang” vậy.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Samuen quyển thứ nhất thuật lại một mẫu gương tuyệt vời về cách hành xử khoan dung của Đavit đối với vua Saun. Đavit là người rất thành công trong việc chiến đấu đánh lại quân Philitinh. Thành tích của Đavit được phụ nữ Israen ca ngợi hết lời. Họ nói: “Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavit hàng vạn” (1Sm 17,7).

Vua Saun nghe lời này thì đâm lòng nghen tức, nhiều phen ông lập kế giết hại Đavit. Một lần kia ông dẫn ba ngàn quân tinh nhuệ đi tìm bắt Đavit trong sa mạc Díp. Trong đêm Saun đang ngủ say và quân lính của vua cũng nằm ngủ mê mệt xung quanh vua. Đây là cơ hội cho Đavit trả thù kẻ tìm giết mình. Thế nhưng Đavit không làm điều đó. Ông chỉ lẻn vào nơi quân lính và vua Saun đang ngủ và lấy đi cây giáo và bình nước đặt phía đầu vua rồi ra đi. Ông đi lên đỉnh núi ở cách xa họ và nói lớn tiếng: “Cây giáo của đức vua đây. Một trong các đầy tớ hãy sang mà lấy.”

Hành động này của Đavit không phải để khiêu khích, mà để chứng tỏ Đavit có thể giết kẻ tìm giết mình nhưng không giết. Đavit không hành xử theo kiểu người trả thù. Ông không cầm “hòn chì” để ném lại “hòn đất”. Hành động này của Đavit thật đáng ca ngợi và là mẫu gương của sự tha thứ cho kẻ tìm giết mình.

Chuyện vua Đavit có cơ hội trả thù Saun mà không trả thù được đặt song song với lời giáo huấn của Đức Giêsu về việc yêu thương kẻ thù như một lời nhắc nhở môn đệ Đức Giêsu hãy vượt qua những cách hành xử như người đời thường đối xử với nhau. Thay cho trả thù là yêu thương tha thứ.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể yêu thương tha thứ cho người làm hại mình? Nếu chỉ xét công bằng theo kiểu công bằng giao hoán hay công bằng theo pháp luật thì hận thù vẫn còn đó, thậm chí càng ngày càng leo thang. Chúng ta cần vượt ra khỏi những cách hành xử thông thường bằng cách ra khỏi mình để nhìn vào Chúa.

Nhìn vào Chúa để thấy Chúa là Cha chung của mọi người. Kẻ gọi là thù với ta là con cái Chúa như chúng ta là con cái Chúa. Vậy họ với ta là anh em con một Cha, một người Cha yêu thương hết mọi người, yêu thương không phân biệt người dễ yêu với người khó yêu. Người yêu mọi người bằng đặc tính của “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8).

Nhìn vào Thiên Chúa để thấy Chúa không coi ai là kẻ thù cả. Chúa yêu thương hết mọi người. “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,44). Mọi người đều được sống trong môi trường tình yêu của Chúa.

Thầy Giêsu mà người Kitô hữu tin theo đã tha thứ và cầu nguyện cho những người giết hại mình. Bị hành hạ, bị đóng đinh vào thập giá, nhưng trước khi chết Chúa đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (23,34). Đây chính là đặc nét của Kitô giáo.

Yêu người mình không yêu không thích đã là khó rồi huống chi yêu người thù nghịch với mình. Tuy nhiên, nếu can đảm vượt qua con người tự nhiên của mình với những tức giận, oán hờn để nhìn vào tình thương hải hà của Chúa, ta sẽ thấy mình cần phản ánh tình yêu rộng mở của Chúa đối với tha nhân. Bấy giờ chúng ta sẽ cảm thấy mình được thúc bách phải làm gì, phải ứng xử thế nào với người hại ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...