Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

Chúa nhật X Thường Niên, năm B: “TIN LÀ ĐÓN NHẬN” (M. Đa-mát – Phước Lý)

 

 

Mc 3,20-35

“TIN LÀ ĐÓN NHẬN”

M. Đa-mát Dương Văn Hùng

Xưa cũng như nay, thái độ của con người trước một sự việc thường tùy thuộc vào tình cảm của họ đối với sự việc ấy. Vì thế, ông cha ta thường nói: “Yêu nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Cũng vậy, việc rao giảng và sứ điệp của Tin Mừng của Đức Giê-su được người ta đón nhận với nhiều thái độ khác nhau. Với những kẻ tin thì Đức Giê-su là một quyền bính tối thượng, quyền bính khiến người ta phải cúi đầu kính phục. Tuy nhiên, cũng không thiếu những kẻ chống đối Đức Giê-su và từ chối quyền bính của Người. Tình cảm mang tính chủ quan đó là con đường dẫn đến nhiều sai lầm trong cuộc sống. Những kinh sư trong Tin Mừng hôm nay là một ví dụ điển hình cho thái độ cố chấp và bảo thủ. Trước những phép lạ và lời rao giảng có uy quyền của Đức Giê-su, chẳng những họ không nhìn nhận quyền năng đó đến từ Thiên Chúa, mà còn cố tình lý giải quyền năng ấy với sự ác ý, để hạ thấp uy tín của Người: “Ông ấy dựa thế Bê en dê bun mà trừ quỷ”.

Theo sách Các Vua: enbun có nghĩa là “Thần Ruồi” (x. 2V1,3-6). Nguời Do-Thái dùng tên enbun để gọi tên thủ lãnh các quỷ, thường được gọi là những thần ô uế. Như thế, khi nói Đức Giê-su dựa thế quỷ vương enbun để trừ quỷ, những người kinh sư đã quy về cho ma quỷ những việc làm của Thiên Chúa, nói cách khác là đồng hoá Chúa là nguồn mạch mọi sự nhân lành với Sa-tan là nguồn gốc của mọi sự dữ. Đây là thái độ của những người cố chấp, cứng lòng tin. Họ thừa biết một việc tốt lành không thể đến từ các thế lực sự dữ. Vì thành kiến, họ cố tình xuyên tạc để lý giải các phép lạ của Đức Giê-su. Đức Giê-su đã nói về hạng người này: “Thầy bảo thật anh em, tất cả những gì từ bên trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Từ bên trong con người xuất phát ra những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, xảo trá, ghanh tỵ…tất cả những điều đó từ bên trong” (Mc 7,14-23).  Chính những thứ đó làm cho người ta ra sai lạc. Thế mới hay cách nhìn nhận vấn đề của các kinh sư trên đây là kết quả chủ quan đến từ những tâm hồn mang nặng những thành kiến và ghanh tỵ. Thì ra, nhiều khi việc đời chỉ có một mà cách người ta nhìn đời thật khác xa nhau. Kìa như ba nhà thiền sư ngồi trước sân, bỗng nghe gió lay động bức màn trước cửa nhà. Người rằng: “Gió động”; nguời rằng: “Phướn động”; người rằng: “Chỉ có tâm động đấy thôi”. Vâng, “Chỉ có tâm động đấy thôi. Bởi việc đời vốn như là chính nó, sở dĩ người ta thấy khác nhau, nhiều khi ảnh hưởng do ta tâm suy đoán

Để trả lời cho các luân điệu của các kinh sư, Chúa Giê-su đã dùng dụ ngôn mà giải thích cho họ. Kẻ chiến thắng phải là kẻ mạnh hơn đối phương. Việc Đức Giê-su có quyền trên ma quỷ chứng tỏ quyền năng của Người mạnh hơn chúng. Cho rằng việc lấy thế quỷ vương mà trừ quỷ nhỏ là cách giải thích không có căn cứ. Bởi làm như thế, tất nội bộ chúng sẽ tự sụp đổ. Vương quốc của chúng sẽ không còn là một thế lực có ảnh hưởng nữa. “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” chân lý của sự sinh tồn này luôn là một sự chuẩn mực cần thiết trong cuộc sống. “Nước nào chia rẽ, nước đó sẽ bị diệt vong, gia đình nào chia rẽ, gia đình đó sẽ bị tan nát”. Lịch sử đất nước Israel và gia đình vua Hê-rô-đê cả là một minh chứng cụ thể nhất. Nước của ông và gia đình ông đã chia rẽ nhau sau khi ông băng hà (4 tcn). Theo sử liệu, khi vua Hê-rô-đê An-ti-pa vì ham mê sắc dục, ly dị con gái vua A-rê-ta để cưới bà Hê-rô-đi-a là vợ của anh mình. Vua nước A-rê-ta tức giận, đã đem quân sang đánh tan đoàn quân của vua Hê-rô-đê và hậu quả là vương quốc của ông bị sụp đổ. Cũng vậy, nếu thực sự trong nội bộ Sa-tan cũng có sự chia rẽ, tiêu diệt lẫn nhau  thì kết quả tất yếu sẽ tự động sụp đổ. Trái lại, việc Chúa Giê-su có quyền trên ma quỷ, chứng tỏ quyền năng của Người đến từ một trật tự khác, quyền năng của Thiên Chúa. Người “công khai” coi mình như kẻ mạnh đến để tiêu diệt vương quốc của Sa-tan trên trần gian. Nói cho đúng thì cuộc chiến đấu này chủ yếu xảy ra trong cõi vô hình, trong địa hạt của ân sủng và tội lỗi. Nhưng vì được Thiên Chúa cho phép cuộc chiến đấu này cũng được thể hiện bằng những dấu hiệu hữu hình như đã được miêu tả trong Tin Mừng hôm nay. Nhưng những trình thuật này không phải là điều cốt yếu. Điều cốt yếu nhất vẫn là số phận các linh hồn, là sự lựa chọn giữa thiên đàng và hoả ngục, giữa hạnh phúc vĩnh cửu và án phạt đời đời. Chúa Giê-su thừa nhận cuộc sống là một cuộc chiến đấu giữa hai thế lực thiện và ác. Việc cần thiết và quan trọng nhất không phải là dành thời giờ để suy luận vấn đề ấy: Nó từ đâu ra? Theo cách thức mà những người kinh sư trong Tin Mừng hôm nay, nhưng là phải hành động  theo gương Đức Giê su đối phó chống lại điều ác, thực hành điều thiện. Vì thế, người môn đệ Chúa Ki-tô không phải là những người ham tranh luận vô bổ, họ phải là những người “Thợ gặt”, “Thợ làm vườn nho”. Bổn phận của thợ là phải ra sức làm việc. Người môn đệ Chúa Ki-tô đích thực phải là những người gieo rắc tình yêu thương vào trong thế giới. Họ phải là những người đem Tin Mừng đến cho những ai đau khổ, bệnh tật, giải thoát cho những ai bị giam hãm trong nội tuyệt vọng, không có lối thoát.  Bởi “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”, vì thế :“Đức khôn ngoan thì được chứng minh bằng hành động”.

 

Như vậy, đoạn Tin Mừng hôm nay giúp ta nhìn nhận hai sự thật. Đó là có sự hoạt động của các thế lực sự dữ trong thế giới và trong chính con người chúng ta, sức hoạt động này là rất mạnh. Nhưng quả thật, Chúa Giê-su mạnh hơn chúng. Câu chuyện trong bài Tin Mừng làm ta liên tưởng tới lời thánh Phao-lô: “Khi tôi muốn làm sự thiện, thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay” (Rm 7,21.24). Vì thế, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta nhận thấy sự yếu kém trong chính bản thân ta, để Thiên Chúa có thể hoạt động trong sự yếu đuối ấy, để như thánh Phao-lô chúng ta cũng nói được : “Sức mạnh của Đức Kitô được ở mãi trong tôi, vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”(2Cr12,7.10).  Nhờ đó, chúng ta cũng có thể được cùng một tâm tình như thánh nhân: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

 

M. Đa-mát Dương Văn Hùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...