Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Nhật XIV TN, Năm A, Mt 11,25-30: Thiên Chúa tự mạc khải chính mình

THIÊN CHÚA TỰ MẠC KHẢI CHÍNH MÌNH

(Mt 11,25-30)

M. Michael Hội, Phước Lý

Từ những trang đầu của Thánh Kinh, chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26). Và theo khuynh hướng tự nhiên, con người luôn khao khát và hướng về Thiên Chúa, Đấng vừa là Tạo Hóa vừa là hình mẫu của con người. Tuy nhiên, với bản tính tự nhiên hữu hạn, con người không thể nào đạt được sự hiểu biết về Thiên Chúa. Với lý trí, sau bao cố gắng suy tư, các triết gia cũng chỉ biết được có một Đấng siêu việt, Đấng đó là nền tảng của vũ trụ vạn vật và các quy luật tự nhiên. Nhưng họ phải dừng lại ở đó mà không thể biết Đấng siêu việt đó là ai? Ngài như thế nào? Vì thế, Thiên Chúa đã không để con người tự lần mò trong sự vô minh, nhưng tự mạc khải chính mình cho nhân loại.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho con người bằng nhiều cách thức khác nhau. Ngay khi con người phạm tội và đánh mất sự hiểu biết về Thiên Chúa, Thiên Chúa đã có sáng kiến với lời hứa ban ơn cứu độ. Trước hết, Thiên Chúa đã tuyển chọn một dân tộc, và từ dân tộc này Ngài đã mạc khải chính mình cho muôn dân. Cụ thể, Thiên Chúa đã nói chuyện với dân chúng qua các trung gian như các ngôn sứ và những người Ngài chọn. Nhưng sau hết, tuyệt đỉnh của mạc khải đó là Thiên Chúa đã ban chính Người Con Một, Đức Giêsu Kitô (x. Dt 1,1). Chính nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta biết được Thiên Chúa không chỉ là Đấng toàn năng, Đấng sáng tạo trời đất, mà còn là Người Cha rất mực yêu thương chúng ta.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu đã khẳng định Ngài là Đấng mạc khải duy nhất, chỉ qua Ngài chúng ta mới biết được Thiên Chúa: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11,27). Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã diễn tả rõ mối tương quan mật thiết Cha – Con giữa Chúa Cha và Đức Giêsu. Qua Cụm từ “Cha tôi” (πατρός µου) hay trước đó trong lời cầu nguyện, Ngài cũng chúc tụng Thiên Chúa với cụm từ “lạy Cha” (πάτερ) (x. Mt 11,25), Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha của Ngài. Theo các nhà chú giải, từ “Cha” mà Đức Giêsu sử dụng rất đặc biệt, không có bất cứ nhân vật nào trong lịch sử Israel dám dùng nó để nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa. Mặt khác, theo ngôn ngữ Kinh Thánh, động từ “biết” (ἐπιγινώσκει) không chỉ sự nắm bắt một lượng kiến thức nào đó của não bộ, nhưng diễn tả một mối hiệp thông sâu xa giữa hai đối tượng. Cụ thể, chữ “biết” Chúa Giêsu dùng ở đây nói lên sự hiệp nhất nên một giữa Ngài và Chúa Cha. Thật thế, Đức Giêsu đã từng quả quyết về sự hiệp nhất trọn vẹn này: “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10,38); “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Như thế, Đức Giêsu muốn cho chúng ta biết Ngài là Con Một yêu dấu của Chúa Cha, và Ngài hiệp nhất với Cha trong cùng một bản tính duy nhất: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).

Mối tương quan Cha – Con giữa Chúa Cha và Đức Giêsu là mối tương quan nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa, nó không bao giờ khép kín nơi Đấng Tạo Hóa, nhưng mở ra cho chúng ta và toàn thể thọ tạo. Điều này thể hiện qua việc Thiên Chúa sáng tạo con người và thế giới, để chúng được hưởng hạnh phúc với Người. Đặc biệt qua việc Thiên Chúa cho Ngôi Hai làm người, chịu khổ hình, chịu chết và phục sinh để mạc khải tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, nhờ đó nhân loại được trở về cùng Chúa. Khi Đức Giêsu vâng theo thánh ý Cha hoàn thành sứ mệnh cứu chuộc nhân loại, Ngài đã mạc khải trọn vẹn cho chúng ta biết một Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót. Nhờ Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa và duy trong Ngài, chúng ta được thông hiệp với mầu nhiệm hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ sự liên kết với Đức Giêsu, Người Con duy nhất và là Thánh Tử chí ái, chúng ta cũng được gọi Thiên Chúa là Abba, Cha ơi (x. Rm 8,15; Gl 4,6).

Trong Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã mạc khải chính mình cho nhân loại. Qua Giáo hội và nhờ Thánh Thần, mạc khải này được bảo tồn, đào sâu và truyền bá cho mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa. Quả thật, mầu nhiệm Nước Trời không được vén mở cho “những bậc khôn ngoan thông thái”, nhưng lại được tỏ lộ cho “những người bé mọn” (x. Mt 11,25). Ở đây Chúa Giêsu không cố ý xem thường những người khôn ngoan và đề cao những kẻ khù khờ, nhưng Ngài muốn khiển trách những nhà lãnh đạo Do Thái giáo, những người Pharisêu, các Kinh sư hay Luật sĩ, những người tự cho mình là khôn ngoan, xem thường mạc khải của Thiên Chúa, không nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Messia, Con Thiên Chúa. Cũng vậy, Ngài đề cao các Tông đồ, đám đông dân chúng, những người đơn sơ chất phác, thậm chí là vô học, tội lỗi nhưng đã biết khiêm nhường lắng nghe và tin vào Ngài.

Cần phải xác tín rằng, Thiên Chúa đã, đang và sẽ luôn mạc khải chính mình cho con người, và nơi Đức Giêsu là mạc khải toàn hảo nhất, phổ quát cho mọi người và mọi thời, nhưng chỉ những ai cung kính đón nhận với tâm hồn khiêm nhường thì Thiên Chúa mới cho “biết” và nhờ đó được ơn cứu độ. Nếu chỉ dựa vào trí năng, con người không thể nào “biết” được Thiên Chúa. Cũng vậy, nếu các nhà thần học chỉ ngồi một chỗ thu thập các tài liệu, phân tích, suy tư về Thiên Chúa, họ cũng chỉ nắm được một số kiến thức, ý niệm loại suy về Thiên Chúa chứ không phải chính Ngài[1]. Chỉ khi nào con người biết giới hạn của mình, quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa, khiêm tốn đón nhận mầu nhiệm mạc khải của Ngài, sau đó chiêm niệm và sống với những mầu nhiệm ấy, khi đó họ mới “biết” và gặp được chính Thiên Chúa[2].

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng đã đến với con người bằng con đường tự hạ, để nâng con người lên cùng Thiên Chúa. Nhờ tin vào Đức Giêsu và thi hành lời Ngài, chúng ta “biết” Thiên Chúa, không chỉ là sự hiểu biết của trí não, nhưng trên hết là cái biết của con tim, nghĩa là được liên kết với Đức Giêsu, được kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa. Xin Chúa cho chúng ta biết học nơi Thầy Giêsu sự “hiền hậu và khiêm nhường” để đón nhận được chân lý Chúa đã mạc khải, đó là chính Chúa.

 

__________________________

[1] Kiểu suy tư thần học này bị Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học nổi tiếng người Thụy Sĩ đầu thế kỷ XX, phê bình và gán cho một cái tên là “Sitzende Theologie” (Thần học ngồi ghế).

[2] Balthasar đã khởi xướng một trào lưu thần học mới, gọi là “Kniende Theologie” (Thần học quỳ gối), làm đối trọng với lối suy tư thần học thứ nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...