Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT XIV TN – NĂM B: THIÊN KIẾN (ĐTGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Chúa Nhật XIV TN – B

THIÊN KIẾN

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

 Ed 2,2-5

2,2 Một thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững ; tôi đã nghe tiếng Người phán với tôi. 3 Người phán với tôi : “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta ; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. 4 Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng : “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phán thế này.” 5 Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.

2Cr 12,7-10

12,7 Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. 8 Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. 9 Nhưng Người quả quyết với tôi : “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. 10 Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.

Mc 6,1-6

6,1 Đức Giê-su ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói : “Bởi đâu ông ta được như thế ? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao ? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì ? 3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao ? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” Và họ vấp ngã vì Người. 4 Đức Giê-su bảo họ : “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” 5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó ; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. 6 Người lấy làm lạ vì họ không tin. Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

 Cổ học  Tinh hoa có thuật chuyện  “Mất búa”, đại khái như sau: Một người thợ mộc làm việc trong vườn. Thằng bé con nhà hàng xóm sang ngồi xem. Mải làm, lúc cần đến búa, ông tìm mãi không thấy. Ông nghi thằng bé đã ăn cắp búa. Nhìn mặt nó đúng  là mặt thằng  ăn cắp búa.  Nghe lời nó nói đúng là giọng điệu của thằng  ăn cắp búa. Hỏi thì nó chối  đúng  là tâm  địa  gian manh. Được   một lúc, Ông lại thấy  cái búa nằm  khuất  đâu đó. Nhìn lại mặt thằng  bé thì thấy  mặt mũi nó hiền  lành  dễ thương, khác với mặt thằng  ăn cắp búa. Nghe lời nó nói,  đúng   là con nhà gia giáo, khác với lời ăn tiếng  nói của thằng  ăn cắp búa. Hỏi  nó thì nó thưa, đúng  là con nhà lương thiện,  khác hẳn với thằng  ăn cắp búa. 

Câu chuyện   trên  nói lên thiên  kiến  của con người. Thiên kiến là ý kiến mình có sẵn về một người hay một vấn đề. Người có thiên  kiến  xét người  và vật theo suy nghĩ  riêng chứ không dựa trên cơ sở khách  quan trung thực.  Thiên   kiến  là mắt kính mầu. Vì đeo kính mầu nên ta thấy mọi vật đều nhuộm  mầu của kính. Đeo kính mầu xanh, ta thấy mọi vật đều xanh. Đeo kính mầu hồng ta thấy mọi vật đều hồng. Hồng, xanh là  ở mắt kính chứ không  ở  sự vật. Vì thế phán  đoán  của người  có thiên kiến thường không chính xác. Thiên kiến có nguồn  gốc ở sự thiếu học hỏi. Vì không được học nên hiểu biết giới hạn. Thiếu  hiểu biết nên phán đoán thiếu chính xác. 

Thiên  kiến cũng do đầu óc thiển  cận, hẹp hòi. Tục  ngữ có câu: “ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”. Con ếch ngồi dưới đáy giếng  chỉ nhìn thấy một mảnh trời vừa bằng miệng  giếng, cho rằng  trời chỉ có thế. Người có đầu  óc thiển  cận hẹp  hòi cũng tưởng mọi chân lý đều  chứa  trong đầu  óc của mình cả. 

Thiên  kiến thường  do sự thiếu khiêm  tốn. Sự thật mênh mông. Chẳng ai dám tự hào mình biết  tất cả sự thật. Người khiêm  tốn là người  thấy  rõ giới hạn  của mình, nên cố gắng  đi tìm sự thật. Chỉ những  người thiếu  khiêm  tốn mới hay huênh hoang tự đắc và chủ quan. 

Thiên  kiến thường dẫn đến những hậu quả tai hại. Vì thiên kiến, vua quan triều Nguyễn đã không  chấp  thuận  những  kiến nghị  đổi mới của Nguyễn  Trường Tộ. Nên đã để đất nước chìm trong lạc hậu. Nếu nghe theo chương trình đổi mới, có lẽ đất nước ta đã tiến nhanh hơn Nhật Bản. Vì Nguyễn Trường Tộ đã nhìn thấy  vấn  đề và đề nghị  từ cuối  thế kỷ 19, trong khi Nhật mới chỉ canh tân  từ đầu  thế  kỷ 20. 

Nếu trong đời sống  xã hội thiên  kiến  đã đưa đến những hậu quả tai hại, thì trong đời sống thiêng liêng, thiên kiến cũng gây ra những thiệt hại không kém. Người  dân  làng  Nadarét mang  nặng  thiên  kiến  về Chúa Giêsu.  Dưới mắt họ, Người chỉ là một  anh thợ mộc tầm thường, nghèo  nàn và chẳng  có gì đặc biệt. Người xuất thân trong một gia đình nghèo  hèn, không  danh giá. Họ biết  rõ cha mẹ, họ hàng của Người. Thấy Người làm được những việc kỳ lạ. Nghe miệng  Người giảng những điều khôn ngoan. Họ ngạc nhiên, nhưng không tin. Đối với họ,  Đấng  Cứu Thế  phải  là một Đấng phi thường, không ai biết  rõ nguồn  gốc.  Hơn nữa, Đấng  Cứu Thế phải oai phong lẫm liệt, đánh Đông dẹp  Bắc rồi lên ngôi vua trị vì thiên hạ. Đàng này, Chúa Giêsu thì họ biết  rõ nguồn gốc. Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Tướng mạo không giống như hình ảnh Đấng Cứu Thế mà họ nuôi trong đầu óc. Vì thế, họ không tin. Vì họ không tin, nên Chúa Giêsu không thể làm phép lạ nào ở đó. Người  bỏ họ mà đi. Không bao giờ Người trở lại Nadarét  nữa. Thật là thiệt  hại  cho làng quê Nadarét. Họ đã để lỡ cơ hội đón tiếp Đấng Cứu Thế. Họ đã để lỡ cơ hội đón nhận ơn cứu chuộc.  Đây là cơ hội ngàn năm một thuở. Chỉ đến một lần trong đời. Rồi thôi. Ai để lỡ sẽ không bao giờ có cơ hội chuộc lại. Thiên kiến đã làm hại  họ. Rất nhiều  khi ta cũng  mang nặng thiên kiến. Thiên  kiến đối  với anh em. Thiên  kiến  đối với Chúa.  Hôm nay, rút kinh nghiệm  của những người dân làng Nazareth, ta hãy tránh thiên kiến bằng cách tìm học hỏi để biết Chúa,  biết giáo lý của  Chúa hơn. Nhất   là có tâm  hồn  mở rộng   và khiêm  nhường  để biết đón nhận Chúa, đón nhận thánh ý Chúa. Nếu ta khiêm  tốn đón nhận,  Chúa  sẽ dạy  dỗ ta những chân lý Nước Trời đem lại hạnh phúc cho ta.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

 1- Thiên kiến là gì? Hãy kể những lý do khiến ta có thiên kiến.

2- Muốn tránh thiên kiến ta phải làm gì?

 3- Nhiều người ngoài đạo có những hiểu lầm về đạo. Hãy kể ra một vài hiểu lầm đó.

 4- Bạn có những ý nghĩ không tốt về một người. Nhưng sau khi gặp gỡ, bạn lại nghĩ tốt về họ. Bạn rút kinh nghiệm gì về điều này?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...