Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025

Chúa Nhật XV TN, C, Lc 10,25-37: Hành động tình yêu

 

HÀNH ĐỘNG TÌNH YÊU

(x. Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37)

Trường Kha, Phước Lý

Tình yêu là một phạm trù cao cả, thiêng liêng mà bất kì ai, dù thuộc tầng lớp nào, dù sinh sống ở đâu, khi nhắc đến đều cảm thấy hạnh phúc, trân quý. Nhưng để có được tình yêu thì đòi hỏi con người phải hành động tình yêu. Vì thế mà các bài đọc trong Phụng vụ Chúa Nhật XV Thường Niên hôm nay, đều hướng chúng ta đến một thông điệp cốt lõi là hành động tình yêu.

1. Đón nhận Lời

Lời Chúa là Lời ân sủng (x. Gr 15, 16), cho nên chúng ta phải đón nhận Lời Chúa trong tâm tình vui mừng, tạ ơn và ước muốn được Lời Chúa dạy dỗ “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105). Vì thế, trong bài đọc I từ sách Đệ Nhị Luật (Đnl 30,10-14) mở đầu bằng lời khẳng định đầy khích lệ của Môsê: Lời Chúa không hề xa vời hay khó hiểu. “Mệnh lệnh tôi truyền cho anh em hôm nay đây, không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em” (Đnl 30,11). Hơn nữa, “lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành” (Đnl 30,14).

Đây là một sự tái khẳng định đón nhận lời Chúa là đón nhận Giao Ước. Vì, Thiên Chúa không đặt ra những giới luật vượt quá khả năng của con người. Ngài đã đặt chính Lời Ngài vào sâu thẳm lương tâm mỗi người, thôi thúc chúng ta lựa chọn vâng phục không phải vì sợ hãi, mà vì nhận ra Lời Ngài là nguồn mạch của sự sống và hạnh phúc đích thực. Lời Chúa luôn ở trong tầm tay, chờ đợi chúng ta mở lòng đón nhận và biến thành hành động. Vậy, chúng ta có thực sự để Lời Chúa thấm nhập vào “trong lòng” để “đem ra thực hành” mỗi ngày không?

Từ sự gần gũi của Lời Chúa được Môsê loan báo, chúng ta được mời gọi vươn tầm nhìn xa hơn nữa. Bởi lẽ, Lời ấy không chỉ dừng lại ở những giới luật, mà còn là Đấng đã hóa thành Lời: chính Đức Kitô. Bài đọc thứ hai từ thư gửi tín hữu Côlôsê sẽ vén mở cho chúng ta chân lý này.

2. Hiệp thông trong Đức Kitô

Tiếp nối ý nghĩa về sự gần gũi của Lời Chúa sẽ là con đường dẫn chúng ta đi vào hiệp thông trong Đức Kitô. Ở bài đọc II từ thư gửi tín hữu Côlôsê (x. Cl 1,15-20) sẽ chỉ dạy chúng ta cách thức hiệp thông; hay nói cách khác là Thánh phaolô nâng tầm nhìn của chúng ta lên một bình diện siêu việt hơn: Lời ấy không chỉ là những giới luật, mà còn là chính Đức Kitô – Đấng là trung tâm của mọi sự. Thánh Phaolô trình bày Đức Kitô là “hình ảnh Thiên Chúa vô hình,” là “trưởng tử mọi loài thọ tạo.” Qua Người, “muôn vật được tạo thành, trên trời dưới đất, hữu hình với vô hình.” Ngài là nguồn gốc, mục đích của toàn thể vũ trụ, và là Đấng “qua Người mà Thiên Chúa đã muốn cho tất cả sự viên mãn hiện diện, và nhờ Người mà giao hòa muôn vật với chính mình.”

Bên canh đó, Thánh phaolô còn quảng diễn vai trò phổ quát của Đức Kitô trong công trình tạo dựng và cứu chuộc (x. Cl 1, 17-20). Thật thế, mọi sự đều được quy tụ về Ngài. Do đó, khi chúng ta yêu thương, khi chúng ta thực thi Lời Chúa, chúng ta không chỉ tuân giữ một quy tắc, mà là chúng ta đang tham dự vào chính công trình hài hòa và giao hòa vĩ đại của Đức Kitô. Vì, bài học yêu thương là khuôn mẫu của lề luật. Đàng khác, yêu thương tha nhân là yêu thương và đón nhận Đức Kitô nơi họ và góp phần vào việc xây dựng Thân Thể mầu nhiệm của Ngài là Hội Thánh. Quả thật, tình yêu mà chúng ta được mời gọi sống không phải là một tình cảm nhất thời, mà là sự hiệp thông sâu sắc với Đấng là nguồn mạch của mọi tình yêu.

Vì vậy, sự hiệp thông trong Đức Kitô không dừng lại ở chiêm ngắm, nhưng phải là tình yêu xuất phát bằng hành động cụ thể. Điều này được minh định trong Tin Mừng hôm nay, qua dụ ngôn người Samari nhân hậu – mẫu gương sống động của tình yêu trở thành hành động vì tha nhân.

3. Hành động vì tha nhân

Tình yêu luôn luôn đòi hỏi hành động, mà hành động ở đây là hành động vì tha nhân. Bài Tin Mừng theo thánh Luca (x. Lc 10,25-37) qua dụ ngôn về người Samari nhân hậu. Khi một luật sĩ hỏi “Ai là người thân cận của tôi?”, Chúa Giêsu đã không đưa ra một định nghĩa hay lý thuyết nào cả, mà Ngài đã trả lời bằng dụ ngôn người Samari nhân hậu để giúp cho luật sĩ biết rằng: không có giới hạn nào cho tình thương đối với anh chị em; và bất cứ ai cần sự trợ giúp thì người đó là người thân cận của mình.

 Thật vậy, dụ ngôn này phá vỡ quan niệm hẹp hòi về “người thân cận” của luật sĩ và của xã hội Do Thái. Hai nhân vật đáng kính (tư tế và thầy Lêvi) đã bỏ mặc người bị nạn, trong khi một người Samari – vốn bị khinh miệt và thù ghét – lại “động lòng trắc ẩn,” băng bó vết thương và chăm sóc người đó tận tình. Chúa Giêsu không chỉ định nghĩa người thân cận là bất cứ ai đang cần sự giúp đỡ, mà Ngài còn mời gọi chúng ta hãy trở thành người thân cận của họ. Nói cách khác, bất cứ ai xuất hiện trên đường đời của chúng ta trong tình cảnh quẫn bách đều là người thân cận mà chúng ta phải yêu thương và giúp đỡ.  

Tình yêu không phải là một cảm xúc mơ hồ, mà là hành động cụ thể: lại gần, băng bó, chăm sóc, chi trả chi phí. Đó là một tình yêu vượt qua mọi rào cản chủng tộc, tôn giáo hay định kiến xã hội. Hành động yêu thương này có thể làm ta mất thời gian, tổn phí tiền bạc, gây phiền toái, thậm chí kèm theo nguy hiểm. Nhưng chính đó là tình yêu đích thực dành cho người thân cận, một tình yêu đưa đến sự sống đời đời. Lời kết của Chúa Giêsu: “Anh hãy đi, và cũng làm như vậy” (Lc 10,37) là một mệnh lệnh trực tiếp, mời gọi chúng ta biến lòng trắc ẩn thành hành động bác ái vô điều kiện trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, chúng ta được mời gọi chủ động tìm kiếm những cơ hội để “hành động tình yêu”, trở thành người thân cận cho bất cứ ai đang cần giúp đỡ, dù họ là ai.

Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta thấy một dòng chảy ý nghĩa không ngừng: từ việc nhận ra Lời Chúa gần gũi trong tâm hồn, đến việc nhận biết Đức Kitô là trung tâm của mọi sự sống và tình yêu, và cuối cùng là thực hành tình yêu đó một cách cụ thể, vô vị lợi đối với bất kỳ ai đang cần.

Hành động tình yêu không chỉ là cử chỉ yêu thương, mà là một tình yêu có khả năng biến đổi cả người cho và người nhận. Nó biến đổi khái niệm về “người thân cận” từ một đối tượng thành một lời mời gọi hành động – hãy trao ban tình yêu. Nó biến đổi đức tin từ lý thuyết thành thực tiễn, từ tâm linh cá nhân thành tác động xã hội. Cuối cùng, đó là con đường thực sự để được “sự sống đời đời làm gia nghiệp”, bởi lẽ khi chúng ta yêu thương bằng hành động, chúng ta đang thực sự sống trọn vẹn giới răn và tham dự vào sự sống của chính Đức Kitô.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27;...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường...

Chúa Nhật V Phục Sinh, Ga 13,31-33a.34-35: Vinh quang Thiên Chúa

  VINH QUANG THIÊN CHÚA (x. Cv 14,21b-27; Kh 21,1-5a; Ga...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm C (Lc 10, 25 – 37): Dừng lại để yêu thương

LÝ DO ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI                                ...

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu

Ngày 11-07, Lễ kính Thánh Biển Đức (Mt 19,27-29) Từ Bỏ Vì Tình Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã...

Lễ thánh Biển Đức: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA Mt 19,27-30 M.Nicolas (VP) Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ kính Thánh Biển Đức. Giáo hội cho...

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20: Muôn nẻo loan Tin Mừng

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm C, Lc 10,1-12.17-20 Muôn Nẻo Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Anh em hãy đi!” – đó là mệnh...

11/7 Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Phần thưởng

      PHẦN THƯỞNG  (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-29; Mt 19,27-29)                                    ...

Chúa Nhật XIV TN, C, Lc Lc 10,1-12.17-20: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng

    CHÚA GIÊSU SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG (Lc 10,1-12.17-20) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Bài Tin Mừng Chúa Nhật XIV Thường...

Chúa Nhật XIV TN, C: Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu

  Niềm vui của người môn đệ Đức Giêsu (Lc 10,1-9)                                ...

Ngày 29/6 – Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô: Hai con người, hai cách làm chứng, một đức tin

Ngày 29/6 – Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ Hai Con Người – Hai Cách Làm Chứng Một Đức Tin Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) – Xin ơn thánh hóa các linh mục: “Này là trái tim quá...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Năm C (Ed 34,11-16; Lc 15,3-7) - Xin ơn thánh hóa các linh mục “Này là trái tim quá yêu...

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Tâm Chúa Giêsu mở ra vì yêu

Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu (Mt 11,25-30) Dom. Mai Đăng Minh, Thiên Phước Hôm nay chúng ta long trọng mừng lễ Thánh Tâm Chúa...

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả: “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...