Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật XVI Năm A. Mt 13, 24-43: Lòng Thương xót Chúa

Chúa Nhật XVI Năm A. Mt 13, 24-43.

 Lòng Thương xót Chúa

 M. Vinhsơn-TP. & BBT

 Thiên Chúa thương xót con người, và muốn con người được thông phần hạnh phúc của Ngài, nên Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của mình. Điều đó thật tốt đẹp. Thế nhưng, con người đã bất tuân, chống lại Thiên Chúa. Qua đó , ma quỷ đã gieo sự dữ vào thế giới.

Đó là hình ảnh lúa và cỏ lùng diễn tả trong bài Tin Mừng hôm nay. Ông chủ đã gieo giống tốt trong ruộng mình, nhưng kẻ thù của ông cũng đến và gieo cỏ lùng vào giữa ruộng lúa. Các gia nhân thưa với ông chủ. “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?” (Mt 13, 28). Ông chủ trả lời: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa” (Mt 13, 29). Câu trả lời của ông chủ thật bất ngờ! Tại sao không nhổ cỏ lùng?

Theo chú giải của Lm Vũ Phan Long, Ofm, cỏ lùng là một loại cỏ rất giống với lúa. Hơn nữa, trong ruộng, rễ của nó thường đan xen với rễ lúa. Vì thế, người ta dễ nhầm lẫn và cũng làm bật rễ lúa khi nhỏ cỏ.  Đó là lý do ông chủ để lúa và cỏ cùng mọc lên cho tời mùa gặt.

Xét về phương diện sinh học, cỏ lùng không thể biến thành lúa. Nhưng với con người thì có sự biến đổi từ tốt qua xấu hay ngược lại. Trong cuộc sống ở trần gian, không có ai là tốt hoàn toàn, cũng không có ai là xấu hoàn toàn. Có lúc chúng ta là người xấu, nhưng có lúc lại là người tốt. Thân phận con người như đong đưa giữa thiện và ác.

Nếu Thiên Chúa cũng xử với chúng ta theo cách của những gia nhân trong dụ ngôn là nhổ cỏ và nhổ cỏ, thì thế gian này không thể tồn tại một loài mang tên con người.  Nhưng Thiên Chúa đầy lòng thương xót vẫn kiên nhẫn chờ đời và trao ban. Ngài trao ban cho người thời gian để hoán cải cho tới mùa gặt – là ngày phán xét riêng và phán xét chung.  Nhưng Ngài cũng mời gọi chúng ta cộng tác trong tự do, như thánh Augustinô nói: “Chúa dựng nên con không cần có con nhưng để cứu chuộc con, Chúa cần sự cộng tác của con”.

Vì vậy, lòng thương xót Chúa, vẫn đợi chờ ta, kiên nhẫn đợi ta đổi thay từng ngày.  Ngài chờ đợi hạt giống Nước Trời đã được gieo vào lòng chúng ta lớn lên. Như hạt cải nhỏ bé, sẽ lớn thành cây lớn. Đó chính là việc mỗi người chúng ta được biến đổi nên con cái Nước Trời. Đồng thời chúng ta trở nên dấu chứng của Nước Trời giữa thế gian, như hình ảnh cây cải to lớn, đến nỗi chim trời có thể đến làm tố. Tất cả những điều trên nói lên lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

Nhưng Thiên Chúa còn là Đấng công bình, Ngài sẽ đòi lại những gì đã gieo, đã trao ban. Đó là ý nghĩa cánh chung khi Matthew nói về mùa gặt.  Vào mùa gặt, thợ gặt sẽ gom cỏ lùng lại và đốt đi.  Vào ngày sau hết cũng xảy ra như vậy: “Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 13, 40-42).

Lạy Chúa, Ngài kiên nhẫn đợi chờ loài người thay đổi đường lối, như hạt cải tiệm tiến lớn lên, như nắm men từ từ làm dậy men ba thúng bột. Chỉ có lòng thương xót mới có kiên nhẫn như thế. Ngài là Đấng giàu lòng thương xót.

Ngài chậm giận và kiên nhẫn chờ đợi hạt giống Nước Trời lớn lên trong mỗi người chúng con. Nó lớn lên cũng rất chậm chạp, nhưng Ngài vẫn âm thầm chờ đợi. Lạy Chúa, sự chờ đợi đó chỉ có nơi lòng thương xót.

Xin cho chúng con cũng biết kiên nhẫn, cảm thông với những tội lỗi, thiếu sót của anh chị em của chúng con, cùng giúp nhau nên thánh, để ngày Chúa đến chúng con hân hoan đón mừng Chúa trong vinh quang của Người. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...