Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật XX thường niên, năm A: «DÂN NGOẠI»

 

Bài đọc 1: Isaia 56, 1.6-7

Bài đọc 2: Rôma 11, 13-15.29-32

Tin Mừng: Matthêu 15, 21-28

 

«DÂN NGOẠI» 

 

Bài đọc I: Đặc tính toàn cầu của ơn cứu độ

Đây là đoạn mở ra phần thứ III của sách Isaia. Thự ra, đây là một bộ sưu tập gồm nhiều bài ca được soạn tác bởi nhiều tác giả khác nhau «theo trường phái ngôn sứ» sau thời lưu đày, vốn chịu ảnh hưởng bởi giáo lý của Isaia đệ nhị.

Một trong những nhiệm vụ của cộng đoàn sau thời lưu đày là tổ chức lại việc phụng tự đền thờ theo giáo huấn của Isaia đệ nhị, khi mà «sự công chính» của Thiên Chúa đã gần kề và ơn cứu độ sắp được thực hiện (x. Is 51,5; 45,21-25) để không chỉ khôi phục lại Israel, mà còn trở thành «ánh sáng cho mọi dân» (Is 49,6).

Bài đọc trong phụng vụ hôm nay đã chọn một số câu mặc dù cho thấy những dấu hiệu bất đồng về quan điểm, nhưng nó thuật lại quá trình toàn cầu hóa ơn cứu độ, vốn đã manh nha từ Isaia đệ nhị, và trở nên rõ ràng hơn trong Isaia đệ tam.

Câu 1, là sự phản chiếu những lời của Isaia đệ nhị, nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn khác. Bởi lẽ, theo Isaia II, «sự công chính» của Thiên Chúa đã được thực hiện qua biến cố dân Israel trở về sau lưu đày, nhưng đối với tác giả của câu thơ này thì lại cho thấy «sự công chính» ấy phải được mạc khải trong đời sống của cộng đoàn ngay lúc này.

Ngoài ra, đề tài về niềm vui được nói trong câu 7 vốn là nét đặc thù của Isaia II: đó là một «bài ca mới» (42,10-13) tương ứng với «những điều mới» (51,11; 55,12). Nhưng ở đây, niềm vui lại được diễn tả qua việc phụng tự trong đền thờ.

Hơn nữa, trong câu 7b, chúng ta tìm thấy một lời sấm diễn tả nguyên lý nền tảng để cấu trúc mọi hành vi phụng tự trong đền thờ. Điều đó còn gặp thấy trong Is 2,2-4 khi mà Israel được giới thiệu như là thày dạy của nhân loại, nhằm ngụ ý nói về một tôn giáo toàn cầu, cũng như Thiên Chúa của toàn nhân loại, trong một tôn giáo duy nhất, trong đó mọi dân đều chỉ tôn thờ một mình Giavê Thiên Chúa: «vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân».

 

Bài đọc II: Lòng thương xót của Thiên Chúa không loại trừ ai.

Trong những chương này, điều mà Thánh Phaolô quan tâm nhất đó là sự cứng lòng tin của dân Israel. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở chương 9,27, ngài cũng đã bóng gió nói về một tia hy vọng rằng «số sót sẽ được cứu độ». Và hôm nay (11, 1-36), ngài nhắc lại hy vọng này, đồng thời giải thích cặn kẽ hơn rằng không phải tất cả dân Israel đều cứng lòng tin, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ (11,1-10). Vì thế, việc Thiên Chúa sẽ cứu dân không phải là chuyện của ngày sau hết, mà là ngay bây giờ (11, 11-24), và trong chương trình cứu độ, lòng thương xót được mở ra cho mọi người, cả những người Dothái bị loại bỏ (11, 25-32).

Từ nhãn quan này của Thánh Phaolô, ta sẽ nhìn ra được chủ ý của Giáo hội khi chọn đoạn thư này (11, 13-15. 29-32) cho phần phụng vụ hôm nay. Ở đây ta thấy Phaolô rất hãnh diện vì được làm tông đồ cho dân ngoại. Phaolô và những người Dothái đương thời xem sự cứng lòng tin của những người Dothái gốc dân ngoại như là một sự phản nghịch và bất tuân. Tuy nhiên, chính vì sự bất tuân đó lại là lý do để mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa trên họ: «Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người» (c. 32). Đó là lòng nhân hậu của Thiên Chúa được mại khải cho toàn dân Israel cũng như những người ngoại giáo, không trừ một ai (x. 8, 19-21).

Điều này cho thấy tính phổ quát rõ ràng trong ngôn ngữ của Phaolô, mặc dù tính phổ quát đó chưa được thực hiện cách tròn đầy.

 

Bài Tin Mừng: Ai tin sẽ được cứu.

Bối cảnh của câu truyện mà Matthêu kể cho chúng ta hôm nay là phần tiếp theo sau cuộc tranh luận của Đức  Giêsu với các kinh sư về vấn đề giữ luật trong sạch khi ăn uống (15,1-20). Và câu truyện hôm nay là một trong những cuộc tiếp xúc hiếm có của Đức Giêsu với những người ngoại giáo (15, 21-28). Phải công nhận rằng, từ cuộc đối thoại của Đức Giêsu với người đàn bà Cannaan, đưa chúng ta đến một sự bối rối thực sự về thái độ tàn nhẫn của Người, khi mà bà đến nài xin Người cứu con gái bà khỏi quỷ ám một cách rất thống thiết. Đó là lời cầu xin của một người mẹ đứng trước nỗi đau của đứa con gái mình: «Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm» (c. 22).

Người đàn bà Cannaan này đã gọi Đức Giêsu bằng danh xưng  «Con vua Đavít», là một điều không thể xảy ra đối với người ngoại giáo. Nhưng, ở đây điều đó đã xảy ra, cho thấy thánh sử Matthêu muốn nhấn mạnh đến sự sẵn sàng nhận biết và đón nhận tính cách Messia của Đức Giêsu nơi những người dân ngoại, điều mà người người Dothái đã từ chối.

Tuy nhiên, Đức Giê su vẫn từ chối giúp đỡ bà bằng lời khẳng định: «Tôi chỉ được sai đến với những con chiên lạc nhà Israel mà thôi» (c. 24). Điều này cho thấy Đức Giêsu vẫn xếp phần ưu tiên được cứu độ cho những dân Dothái trên những người dân ngoại, mặc dù người Dothái luôn từ chối tin vào Người.

Trước thái độ dửng dưng của Đức Giêsu, người đàn bà Canaan vẫn không nao núng; trái lại, bà càng tiến sát hơn đến Đức Giêsu bằng một cuộc đối thoại đơn thành. Chính từ sự đơn thành trong niềm tin mà bà đã chiến thắng. Và thánh sử Matthêu đã khép lại câu truyện bằng một kết thúc có hậu: người đàn bà vui mừng xiết bao vì bà đã được toại nguyện.

Đỉnh điểm của câu truyện này không nằm ở phép lạ, nhưng nằm ở việc người đàn bà đã tuyên xưng đức tin của mình cách chân thành vào Đức Giêsu. Điều này soi sáng và củng cố Giáo hội trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho những vùng dân ngoại, nơi mà chính Đức Giêsu không bao giờ từ chối bất cứ ai dám tuyên xưng và đặt trọn niềm tin vào Người: «Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy» (c. 33).

 

SUY NIỆM

+ Kiên trì trong cầu nguyện      

Câu truyện về người đàn bà xứ Canaan đã cho ta nhận ra nhiều điều trong chính cuộc sống đức tin của mình và nơi những người khác. Quả thật, sở dĩ người đàn bà này đạt được điều bà van xin, là vì bà đã vượt qua được mọi trở ngại, bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng, bình thản, nhưng cương quyết. Động lực để bà kiên trì van xin chính là tình thương đối với đứa con nhỏ yếu đuối. Bà trở thành đại diện cho nó; bà cũng trở thành đại diện cho những người không thể tự mình diễn tả ra vấn đề của họ. Bà là phát ngôn viên của những người cô thế cô thân.

Trong khi đó, khi nhìn lại mình, tôi thấy dường như tôi dễ buông xuôi trước một khó khăn, dường như tôi không có xác tín mãnh liệt về ơn gọi của tôi để sống cho đúng mức. Quả thật, tôi lùi bước tức khắc khi vừa bị từ chối. Có mấy khi tôi làm tốt cho một người đã cậy nhờ tôi cầu nguyện. Dường như tôi chẳng dám lên tiếng cho những người cô thế cô thân, vì tôi sợ liên lụy, sợ mất quyền lợi, mất chỗ đứng, mất sự tín nhiệm…

 

+ Giáo hội – ngôi nhà chung cho mọi người

Các bản văn hôm nay cho phép hiểu rằng tư cách của chúng ta là người đã được rửa tội không phải là một quyền để chúng ta có thể phê phán hoặc khinh bỉ người khác. Tư cách này thật ra là một ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Riêng Ngài, Thiên Chúa không hề bị ràng buộc vào bất cứ cấu trúc tôn giáo nào hay bất cứ tư cách nào của con người. Thiên Chúa khẳng định ý muốn của Người là muốn cứu độ mọi người và mọi dân nước. Người đã chia sẻ ơn cứu độ cho cả dân ngoại. Người không muốn chúng ta có thái độ hẹp hòi kỳ thị một ai. Người muốn Nhà của Người là Giáo hội phải trở thành Nhà cầu nguyện của hết mọi dân tộc.

Do đó, Giáo hội sống giữa Dân ngoại, có nhiệm vụ công bố sứ điệp của Đức Giêsu cho họ. Như Đức Giêsu đã không giam hãm Thiên Chúa bên trong biên cương của Israel, nhưng đã để chính mình được đánh động bởi lòng tin của người phụ nữ ngoại giáo. Chúng ta không được gây cản trở cho một ai đến với Giáo hội, nhưng phải luôn sẵn sàng nói và giới thiệu Chúa cho những ai thành tâm thiện chí.

 

Quốc Vũ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...