Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật XXI Thường Niên, A: “LỜI TUYÊN XƯNG QUA MỌI THỜI ĐẠI”

 

* ĐỌC TIN MỪNG: Mt 16,13-20

Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai? “ Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “ Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô.

 

* SUY NIỆM

“LỜI TUYÊN XƯNG QUA MỌI THỜI ĐẠI”

Bài Tin Mừng hôm nay nói đến lời tuyên xưng đức tin căn bản của thánh Phêrô và cũng là lời tuyên xưng của Hội Thánh Chúa Kitô qua mọi thời đại  cho đến muôn đời. Lời tuyên xưng “THẦY LÀ ĐỨC KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG” được cả ba Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật (Mt 16,13-20 // Mc 8,27-30 // Lc 9,18-21) và đoạn Tin Mừng này cũng được kể là đọc nhiều nhất trong một năm Phụng Vụ (ít nhất là 6 lần). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Lời Tuyên Xưng Đức Tin phải được mọi Kitô hữu ý thức và sống đức tin ấy.

Bản văn Tin Mừng hôm nay cũng xác định Giáo Hội được đặt trên nền tảng niềm tin vào Đức Giêsu là Đức Kitô và là Con Thiên Chúa hằng sống; đồng thời xoay quanh vị trí Phêrô đứng đầu các tông đồ; gợi ý rằng Giáo Hội cần có một vị lãnh đạo hữu hình.

Thánh Matthêu kể lại việc Chúa Giêsu trao quyền mục tử tối cao cho thánh Phêrô để chăn dắt đoàn chiên – lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ – sau khi nghe lời tuyên xưng thật đúng đắn của thánh nhân. Thật vậy, trước khi trao quyền cho Phêrô, Chúa Giêsu cần một lời tuyên xưng đúng đắn về bản tính của Người, câu hỏi thật rõ ràng dành cho “người ngoài” và “người môn đệ”:

“NGƯỜI TA” NÓI “CON NGƯỜI” LÀ AI?

“ANH EM” BẢO “THẦY” LÀ AI?

Điều này cho thấy chỉ có ở nơi Giáo Hội mới có lời tuyên xưng đúng đắn nhất về thiên tính của Đức Giêsu Kitô, vì Giáo Hội đã sống với Người và được mặc khải từ Thiên Chúa.

 

+ Lời tuyên xưng đức tin đúng đắn.

Niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa mà thánh Phêrô là người đầu tiên trong các tông đồ lên tiếng công bố, là một mặc khải và là ơn Thiên Chúa ban cho. Niềm tin này không phải do sức phàm nhân mà có được (trong tiếng Híp-ri dùng cụm từ “xác thịt” và “khí huyết”), nghĩa là, không phải do một xác tín thuần túy từ suy tư hay một tình cảm gắn bó cá nhân với con người Giêsu mà biết được, nhưng là do Thiên Chúa Cha mặc khải.

Tin Mừng thuật lại những ghi nhận của những người Do-thái về Chúa Giêsu thật ra không phải là sai, nhưng chưa đủ, mà chỉ nói lên được một khía cạnh trong sự tròn đầy của khuôn mặt Đức Giêsu là Chúa:

–   Là Êlia (một ngôn sứ quyền năng, làm phép lạ…)

–   Là Giêrêmia (một ngôn sứ bị bắt bớ và đầy đau khổ)

–   Là Gioan Tẩy Giả (rao giảng sự sám hối và sống khắc khổ)

–   Là một ngôn sứ nào đó (đời sống chứng nhân và rao giảng).

     Đấy cũng là những cái nhìn khiếm diện từ một số tôn giáo (Do-thái giáo và Hồi giáo chỉ xem Đức Giêsu như là một tiên tri, Cao Đài xem Đức Giêsu chỉ là một giáo chủ phổ độ ở Tây Phương… ), hoặc như trong lịch sử đã xảy ra nhiều lạc giáo (đã sai lạc về bản tính hay ngôi vị của Chúa Giêsu như Ario hay Nestorio…).

Còn trong bài Tin Mừng hôm nay, có thể  thánh Phêrô lúc này chưa hiểu hoàn toàn về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu, nhưng do mặc khải của Chúa Cha mà thánh Phêrô đã tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Vâng, “Con Thiên Chúa” này bao gồm trọn vẹn mọi hình ảnh trên, là một Đức Giê-su Ki-tô Tử Nạn và Phục Sinh để cứu độ con người.

Tuyên xưng vào Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống là tuyên xưng một Đức Giêsu là Chúa, nghĩa là Đức Giêsu quyền phép chữa lành bệnh tật và uy thế trước thế quyền (Êlia), một Chúa Giêsu đau khổ nơi người bất hạnh (Giêrêmia), một Đức Giêsu rao giảng ơn sám hối (Gioan Tiền Hô), một Đức Giêsu chứng nhân và rao giảng (các ngôn sứ)…

Như vậy, tính “Tông Truyền” của mọi sự tông truyền chính là Giáo Hội phải tuyên xưng và sống điều mà thánh Phê-rô đã tuyên xưng vào một Đức Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống đã tử nạn và phục sinh. Chỉ như vậy, Giáo Hội mới tồn tại và bền vững.

 

+ Giáo Hội bền vững và năng quyền Giáo Hội.

– “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18).

Theo truyền thống Cựu Ước, khi Thiên Chúa đặt tên cho ai là để chuẩn bị cho họ một sứ vụ, thì đây, Chúa Giêsu ngay từ đầu đã đổi tên Simon thành Phêrô, nghĩa là đá. Đá ở đây không phải vô tri vô giác, nhưng nói lên một kết cấu nguyên khối và bền vững. Để rồi, trên tảng đá Phêrô, Chúa Giêsu xây Giáo Hội của Người một cách duy nhất và kiên vững, hầu quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 

Chúa Giêsu đã từng ví dụ về sự khôn ngoan hay khờ dại giống như người xây nhà mình trên đá hay trên cát. Nhà xây trên đá thì dù mưa sa nước chảy, gió thổi bão lay cũng không sao. Đó là hình ảnh Giáo Hội Chúa Kitô trải qua bao thế kỷ, gặp bao nhiêu thử thách, yếu đuối, bách hại và phải đương đầu với bao thể chế, lý thuyết, ý thức hệ, ly lạc giáo, sự tục hoá… thì trên nền đá Phêrô, Giáo Hội vẫn kiên cường bảo vệ đức tin và chuẩn mực đạo lý Kitô giáo cho mọi dân tộc.

 

-“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời” (Mt 16,19).

Chìa khóa, theo Thánh Kinh, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền, và trách nhiệm. Chúa đã tin tưởng thánh Phêrô, trao cho người quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Giáo Hội trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở.”. Đây là một quyền hành thật cả thể. Vì bản chất của quyền hành ở đây theo từ ngữ chuyên biệt trong tiếng Híp-ri phân định điều gì được phép và không được phép, điều chỉ đến việc cầm buộc ma quỉ trong khi trừ quỉ, trong việc hành luật liên quan đến vạ tuyệt thông và trong những vấn đề phán quyết đức tin và luân lý. 

Việc Chúa Giêsu trao chìa khoá Nước Trời cho thánh Phêrô cũng được hiểu như là biểu tượng Giáo Hội gìn giữ kho tàng ơn thánh và ơn cứu độ được đem đến qua Giáo Hội. Quyền này chỉ có nơi Chúa Giêsu, nhưng Người đã ban lại cho Giáo Hội qua quyền bính của vị đại diện Người. Ơn Cứu Độ từ Đức Kitô qua Giáo Hội của Người, bởi chỉ có Giáo Hội mới được mặc khải tròn đầy của Chúa Cha về Chúa Kitô (x.Mt 16,17), và chỉ có Giáo Hội mới nhận biết đúng đắn nhất về Chúa Kitô: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). 

Theo nghĩa rộng, chìa khóa Nước Trời còn là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa Tội giúp mọi Kitô hữu mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các bí tích. Sự đóng hay mở phụ thuộc vào việc bác ái hay khép kín của lòng người.

Từ cổ đến kim, nhiều lạc giáo đã tìm cách chối bỏ năng quyền này của Giáo Hội và bất phục với các đấng kế vị thánh Phê-rô, nghĩa là họ chối bỏ lời Chúa Giê-su dạy trong Tin Mừng hôm nay. Quá khứ bao nhiêu lạc giáo đã tự suy tàn, nhưng hiện tại đang manh nha có nhiều thứ lạc giáo mới, chung quy lại chúng đều truyền bá việc bất phục Đức Thánh Cha và các mục tử trong Giáo Hội, chúng đã lập ra những website và group facebook để lôi kéo các thành viên. Điều đáng tiếc là nhiều thành viên Công Giáo đã bị chúng mê hoặc. Chính vì thế, qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cùng ý thức mình và cầu nguyện cho những ai lầm lạc biết hoán cải.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xây dựng Giáo Hội trên nền đá là thánh Phêrô, Chúa cũng trao cho các đấng kế vị thánh Phêrô quyền bảo vệ đức tin, mối dây hiệp nhất và hướng dẫn đoàn chiên Chúa. Xin cho mọi người chúng con luôn biết quy phục Đức Thánh Cha, nhiệt thành xây dựng và làm phát triển Giáo Hội bằng đời lời tuyên xưng đức tin sống động qua đời sống chứng nhân theo phận vụ của mình, để Nước Chúa ngày một lan rộng khắp nơi. Amen.

 

Hiền Lâm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...