Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI

(Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20)

M. Mai Liên, PT

Nghệ thuật là sự khéo léo, tinh tế của con người trong một số lãnh vực nào đó về tác phẩm, văn hóa, cách ứng xử… Người ta thường nói tác phẩm này rất có nghệ thuật, nghệ thuật chơi đàn, ca hát của cô ta rất khá, người này ứng xử rất tinh tế… và sửa lỗi cho nhau cũng cần có “nghệ thuật”. Nghệ thuật đó được thể hiện qua sự tinh tế và khéo léo cửa mỗi người. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta về “nghệ thuật sửa lỗi” cho nhau. Đồng thời cho thấy việc sửa lỗi người khác là bổn phận và trách nhiệm xây dựng cho nhau với sự tế nhị và tình yêu thương chân thành. Đây cũng chính là điều mà Lời Chúa mời gọi chúng ta phải chuyên tâm thi hành trong cuộc sống hằng ngày để nên hoàn thiện hơn.

1. Trách nhiệm sửa lỗi

Là con người, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm yếu đuối. Vì “lầm lạc là phận bạc con người”. Nhưng, những yếu đuối lầm lỗi nhiều lúc ta không nhận ra mà chỉ có người khác mới thấy được. Sống trong một tập thể hay một cộng đoàn là chúng ta có tương quan với nhau. Do đó, chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm sửa lỗi cho nhau trong tình bác ái.

Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa ra lệnh cho ngôn sứ Edekien phải nói, phải lên tiếng cảnh cáo kẻ gian ác từ bỏ con đường xấu xa và trở lại để được sống. Nếu ngôn sứ không nói thì Thiên Chúa sẽ đòi ngôn sứ đền nợ máu nó (x. Ed 33,7-9). Còn Chúa Giêsu thì nói với các môn đệ bằng một mệnh lệnh: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó” (Mt 18,15). Trong Tu Luật thánh Biển Đức cũng nói rất nhiều đến việc sửa lỗi như: “Hãy theo lời Chúa dạy, đàn anh kín đáo cảnh cáo một hai lần. Nếu không sửa mình, hãy khiển trách công khai trước mặt mọi người” (TL 23,2-3). Viện Phụ phải hết lòng lo lắng săn sóc những anh em lầm lỗi. Ngài phải dùng mọi phương cách như một lương y lành nghề… và đem hết tài lực khôn khéo, để không một con chiên nào được ủy thác cho mình phải hư mất (x. TL 27).

Thật vậy, sửa lỗi cho nhau là một việc làm rất khó. Vì không ai muốn người khác sửa lỗi hay uốn nắn mình và bản chất con người luôn có tính tự ái, luôn cho mình là đúng. Cho nên, khi được sửa lỗi thì họ chẳng vui thích gì. Còn người sửa lỗi thì thường hay thiếu tự chủ, thiếu khiêm tốn hoặc thiếu sự khôn ngoan. Mặc dầu là khó, nhưng chúng ta có bổn phận và trách nhiệm sửa lỗi cũng như góp ý xây dựng cho nhau để giúp nhau tiến tới trong đàng nhân đức, vì đó là món nợ yêu thương (x. Rm 13,8). Vậy, để trở nên một người hoàn thiện như Thiên Chúa muốn thì chúng ta cần được cắt tỉa như cành nho phải cắt tỉa mới sinh hoa trái (x. Ga 15,2). Do đó, chúng ta không thể làm ngơ hay bỏ qua trước những lỗi lầm của người anh em. Tuy nhiên, với trách nhiệm thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có sự tinh tế trong khi sửa lỗi người khác.

2. Tế nhị trong khi sửa lỗi

Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta một “phương thức tiệm tiến” theo từng bước, “từ kín đáo đến công khai và từ riêng tư đến cộng đoàn”. Bước thứ nhất là sửa lỗi một cách riêng tư: khi thấy người anh em trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, “một mình anh với nó mà thôi” (Mt 18,15). Nếu bước thứ nhất không hiệu quả thì mới phải dùng tới bước thứ hai: “đem thêm hai hoặc ba nhân chứng” (Mt 18,16). Bước thứ hai mà cũng không hiệu quả thì mới dùng tới bước thứ ba: hãy “đi thưa với Hội thánh” (Mt 18,17a). Bước thứ ba cũng không có tác dụng gì thì hãy “kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18,17b).

Thánh phụ Biển Đức dạy các bề trên rằng: “Khi quở trách, phải cư xử khôn ngoan, không thái quá, kẻo khi muốn cạo sạch rỉ sét lại làm vỡ cả bình” (TL 64,12). Con người phạm tội là vì yếu đuối. Do đó, người có lỗi được ví như một cái bình sành dễ vỡ (x. 2Cr 4,7). Cho nên, khi sửa lỗi mà chúng ta không khôn khéo thì có thể làm cho người anh em bị tổn thương nhiều hơn.

Tục ngữ Việt Nam cũng luôn nhắc bảo nhau: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy, điều quan trọng là chúng ta phải nói làm sao, ứng xử như thế nào để người có lỗi dễ dàng chấp nhận. Điều này thiết tưởng đòi hỏi chúng ta phải có một tình yêu cao độ đối với tha nhân.

3. Tình bác ái huynh đệ trong khi sửa lỗi

Thánh Biển Đức dạy: “Chúng ta ghét nết xấu, nhưng phải yêu thương anh em” (TL 64,11), và “hết sức nhẫn nại chịu đựng những yếu đuối xác hồn của nhau” (TL 72,5). Vì khi “đã yêu thương thì không làm hại người anh em” (Rm 13,8). Nhưng tìm mọi cách để làm cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai thì nhắc nhở các tín hữu rằng: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái” (Rm 13,8).

Khi được hỏi phải xử lý người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình như thế nào, Đức Giêsu chỉ cúi xuống viết trên đất và bảo họ: “Ai sạch tội thì cứ việc lấy đá ném trước… Cuối cùng họ đã rút lui hết vì không có ai là người vô tội” (x. Ga 8,2-11). Qua hành động đó cho thấy Đức Giêsu không những đã thoát được cạm bẫy của họ, mà còn cho họ nhận ra họ cũng là những người tội lỗi đang cần sự thông cảm và tha thứ. Nếu ý thức được điều này, chúng ta không còn dám tự cao tự đại, nhưng luôn tâm niệm mình cũng là người đầy lỗi lầm và khiếm khuyết đang cần đến sự nâng đỡ của người khác.

Sống trong một gia đình, một cộng đoàn, hay trong một tập thể của Giáo hội hoặc xã hội nào thì chúng ta đều có tương quan với nhau. Mối tương quan đó phải được thể hiện cách cụ thể trong đời sống qua sự quan tâm, nâng đỡ đến những yếu đuối xác hồn của nhau. Khi sửa lỗi người khác là chúng ta nhắm tới việc đưa họ về đường ngay nẻo chính, để được nên tốt hơn. Đồng thời, đó cũng là một lời nhắc nhở chúng ta đừng đi vào con đường lầm lỗi đó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...