Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

Chúa Nhật XXV TN năm B, Montfort, Đan viện Châu Sơn

SỰ KHÔN NGOAN BỞI TRỜI

Kn 2:12,17-20; Gc 3:16-18;4:3 Mc 9:30-37

Montfort, Đan viện Châu Sơn

 

Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến sự khôn ngoan, bởi vì sự khôn ngoan đích thực làm cho người ta sống cuộc đời này một cách xứng hợp và thành công. Cũng trong chiều hướng này mà chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến sự khôn ngoan bởi trời, và sự khôn ngoan này ảnh hưởng trên con người như thế nào.

Trong bài đọc một trích sách Khôn Ngoan, chúng ta thấy phường vô đạo là những kẻ khôn ngoan theo kiểu thế gian, họ không thể hiểu nổi người công chính, bởi vì người công chính sống hiền hòa và kiên nhẫn do luôn cậy dựa vào sự phù hộ của Thiên Chúa. Lối sống của người công chính đi ngược lại dòng đời, vì thế đã trở nên một sự khiêu khích đối với phường vô đạo, họ lên tiếng chống đối và kết án người công chính, vì lối sống của người này lên tiếng tố cáo sự gian ác của họ.

Ai cũng muốn tìm lợi ích cho bản thân. Nhưng lối sống dựa theo sự khôn ngoan thế gian chỉ đạt được lợi ích trước mắt và sẽ chịu kết án của Thiên Chúa trong ngày cánh chung. Còn lối sống dựa trên sự khôn ngoan bởi trời có thể sẽ đưa đến những thiệt thòi, đau khổ ở đời này, nhưng lại đẹp lòng Thiên Chúa. Cuộc đời này rồi sẽ kết thúc, người công chính và phường vô đạo đều sẽ chết. Nhưng ai sống theo sự khôn ngoan bởi trời sẽ đạt được hạnh phúc đời đời, còn sống theo sự khôn ngoan thế gian sẽ đưa đến hình khổ đời đời.

Trong bài đọc hai, thánh Giacôbê cũng nói về hai sự khôn ngoan: sự khôn ngoan thế gian và sự khôn ngoan do Chúa ban. Tất cả những gì chúng ta thấy như ghen tương, tranh chấp, sự xáo trộn và đủ mọi thứ xấu xa đều phát xuất từ sự khôn ngoan theo kiểu thế gian. Nó là động lực thúc đẩy con người tham lam, ham muốn, ghen tị. Và thánh Giacôbê nói: “Anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau”. Còn sự khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên hòa hợp với Thiên Chúa và anh chị em của mình. Nó thanh luyện con người làm cho con người trở nên thanh khiết, hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo. Lúc ấy người có sự khôn ngoan của Chúa sẽ khao khát một điều duy nhất là sự bình an; và sống theo sự khôn ngoan bởi trời sẽ đưa đến một cuộc đời công chính.

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” Nhưng các ông không hiểu lời đó. Lý do là vì các ông nghĩ rằng Đấng Messia phải là một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một vị vua chiến thắng, nên các ông khó có thể tưởng tượng việc Đấng Messia phải chịu nhục nhã, và bị giết chết như vậy. Cấp độ sự khôn ngoan của các ông chưa đạt đến mức có thể hiểu được sự khôn ngoan của Chúa Giêsu.

Từ quan điểm thuần túy nhân loại không ai có thể tin vào một Đấng Messia, một Đấng sẽ phải chịu nhục nhã và bị giết chết.  Bài Tin Mừng còn nhấn mạnh hơn tâm trạng ấy của các môn đệ qua việc kể lại ngay sau đó việc các ông cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Họ không hiểu được điều Chúa Giêsu vừa nói, sự khôn ngoan của thế gian đang hoạt động trong họ.

Trước tình cảnh đó, Chúa Giêsu muốn dạy họ sự khôn ngoan của Thiên Chúa, nên Người kiên nhẫn ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Theo Chúa Giêsu, trong Vương Quốc của Người, người lớn nhất là người tự nguyện làm kẻ nhỏ nhất và là người phục vụ mọi người. Để dạy bài học này, Người đem một em nhỏ đặt giữa các ông như một biểu tượng của khiêm tốn, của sự phụ thuộc và nghèo khó, rồi nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.”

Theo sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, chúng ta trở nên lớn lao khi chúng ta phục vụ những người khiêm tốn, bé mọn, và nghèo khổ. Chúng ta phục vụ và trở nên người tôi tớ của những người bé mọn và tự xem mình là người còn bé mọn hơn họ, người bé mọn nhất. Đây là sự khôn ngoan có sức thanh luyện con người mà thánh Giacôbê nói trong bài đọc hai. Đây là sự khôn ngoan được biểu lộ trong việc phục vụ và lòng nhân hậu, biểu lộ trong sự bình an là kết quả của sự khôn ngoan bởi trời.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...