Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM A: “NÓI VÀ LÀM”

ĐỌC TIN MỪNG: Mt 21,28-32

Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” Nó đáp: “Con không muốn đâu! ” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây! ” nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha? ” Họ trả lời: “Người thứ nhất.” Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”

 

SUY NIỆM

“NÓI VÀ LÀM”

Tại một giáo xứ nọ, cha sở muốn mở khoá học Thánh Kinh vào mỗi buổi tối Chúa Nhật. Thánh lễ sáng hôm đó, sau khi cắt nghĩa về lợi ích của Thánh Kinh, Người hỏi giáo dân cho ý kiến, thì  có hơn một nửa số người tham dự Thánh Lễ giơ tay đồng ý và tán thành ý tưởng đạo đức này, nhưng cũng trong Thánh Lễ tối hôm đó, cha xứ hỏi xem có bao người sẽ tham dự buổi học Thánh Kinh thì số người giơ tay đăng ký học chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Câu chuyện trên phản ảnh thái độ “ngôn hành bất nhất” mà Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy mọi người qua dụ ngôn “người cha mời gọi hai đứa con đi làm vườn nho”. Cả hai người con đều không phải là người con ngoan thực sự. Người con thứ nhất tuy lúc đầu cãi lời cha nhưng sau hối hận lại đi làm; còn người con thứ hai dạ vâng rồi lại không làm.

Cũng cần phải nói ngay từ đầu là ở đây Chúa Giêsu không cổ võ sự cứng lòng từ chối rồi sau đó mới chịu hoán cải, nhưng Chúa trân trọng những ai lỡ lầm biết hối hận trở về. Mạc khải rằng Thiên Chúa không nhìn chúng ta “đông cứng” nhưng nhìn chúng ta “đang trở thành”.

Yếu tố cốt yếu chính là sự hoán cải của con người: nghĩa là hối hận về một thái độ sai lạc và sau khi đã ý thức, con người ước muốn thay đổi. Đây là điều thấy hiện rõ trong lời Chúa: “Rồi sau anh hối hận và đi làm”.

Dụ ngôn “hai người con” này còn nhấn mạnh đến sự tương phản giữa “nói” và ‘làm’ ‘giữa nói “có” trên môi miệng và nói “không” trong hành động’; kết luận này nhấn mạnh sự tương phản giữa ‘tin’ và ‘không tin’. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta nói tiếng ‘vâng’ bằng một đức tin ‘sống động’. Tiếng ‘vâng’ ấy của đức tin thường là một ‘sự hoán cải, một sự đổi mới cuộc đời’.

Dựa theo thái độ của hai người con trong dụ ngôn, chúng ta cùng suy tư về hai điểm:

– “Ngôn hành bất nhất”

– “Đánh người chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”.

 

* Ngôn hành bất nhất.

Dụ ngôn trước hết nhắm tới các từng lớp lãnh đạo là các thượng tế và kỳ mục Do-thái, khi Chúa Giêsu mở đầu bằng câu: “Các ông nghĩ sao?” và kết thúc: “Tôi bảo thật các ông…”

Chúa Giêsu muốn nói về những điểm khác nhau giữa những người biệt phái và luật sĩ, những người thu thuế và những kẻ khác, những người lãnh đạo tinh thần của Israel sống mãi trong một thái độ vị kỷ, làm họ xa Thiên Chúa. Những người này được ví như người con thứ hai, nói làm nhưng lại không làm:

Trong xã hội thời Chúa Giêsu, hàng tư tế, đầu mục, nhóm biệt phái và thông luật tuy đánh lừa được dư luận, nhưng thực ra, họ đã đánh mất chỗ của họ trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Thế vào chỗ của họ lại là những người thu thuế, những gái điếm, những người mà ai cũng biết là đang vị phạm ý Chúa, được bày tỏ trong lề luật và trong giới răn của Người.

Như các biệt phái, có những hạng người tỏ ra ngoan đạo, công chính, siêng năng với các việc đạo đức; lời nói thì đầy vẻ thuần phục đối với các giáo huấn của Chúa, nhưng trong hành động lại chẳng có chút vẻ gì là ưng thuận đối với điều Chúa truyền dạy. Những người bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất lại là người khó dạy. Họ đã có thể đánh lừa được dư luận vì cái mau mắn bên ngoài của họ. Chúa Giêsu thấu suốt thâm tâm nhân loại. Một tội nhân ý thức về tội tính của mình và hối cải khi được ơn sủng đánh động, còn giá trị hơn một người mộ đạo chỉ muốn sống trong vẻ đạo đức của mình, và vì kiêu ngạo không nghe thấy tiếng gọi siêu nhiên. Hiểu như thế, dụ ngôn bày tỏ sự nghiêm trọng và thái độ cứng rắn đặc biệt đối với những ai ở bên trong.

 

Khi nói về các luật sĩ Do-thái, chúng ta thử nhìn lại chính mình, lắm khi chúng ta cũng chính là đứa con thứ hai trong dụ ngôn. Chúng ta cũng tiền hậu bất nhất. Có thể chúng ta nói theo Thiên Chúa bằng môi miệng nhưng không theo bằng hành động: Vẫn ngoại tình, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, sống thiếu công bình và bác ái trong lời nói lẫn hành động. Có những người nói rất hay nhưng lại không thực hiện những điều mình nói. Có những người bề ngoài rất đạo đức nhưng trong lòng lại chất chứa đầy tính gian tham, lừa đảo…

Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến đời sống đạo đức thực sự, lòng đạo đức được thể hiện qua việc làm cụ thể chứ không do lời nói suông, không qua hình thức bên ngoài. “Không phải những ai thưa lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, mà chỉ có những ai biết lắng nghe và thực thi lời Chúa mới xứng đáng hưởng Nước Trời.

Những lời nói đẹp mà thôi không đủ. Chính những hành động của chúng ta mới đáng kể chớ không phải ý định của chúng ta. Dưới góc độ này, Đức Giêsu rất hợp với thời đại: Thế giới ngày nay thán phục tính hiệu quả. Người ta nghi ngờ những người nói hay -những kẻ đại ngôn- chỉ làm cho chúng ta say sưa bởi những lời tuyên bố trống rỗng. Nhưng ý thức hệ lý thuyết đều mất hết tốc độ. Người ta phán đoán những lời hứa dựa vào những kết quả có thực.

 

* Đánh người chạy đi chứ ai đánh người chạy lại…

Ông bà ta thường nói: “Đánh người chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”, nghĩa là con người có lầm lỗi to lớn thế nào đi nữa, nếu biết ăn năn hối hận thì được mọi người thương và tha thứ. Hơn nữa, ăn năn hối hận còn được có cơ hội để làm lại cuộc đời.

Hình ảnh người con thứ nhất nhằm đề phòng chống lại thái độ cứng lòng trong tâm hồn, sự kiêu hãnh tôn giáo, sự an bình giả tạo bên trong và đòi hỏi chúng ta phải nghe Thiên Chúa để theo tiếng gọi của Người.

Tiên tri Ê-dê-ki-en (trong bài đọc I) cũng cảnh báo những ai cho rằng mình đã đạo đức, đã tốt rồi không cố gắng sống tốt hơn, coi chừng ngày nào họ phạm tội thì họ cũng phải chết.

Sứ điệp của Chúa Giêsu là đi tìm 99 con chiên lạc trước chứ không phải tìm con chiên tuy không lạc nhưng lại không ở với chủ. Chúa Giêsu ưa thích hiện diện giữa người tội lỗi để tha thứ và chữa lành hơn là những người tự cho mình đạo đức không cần thống hối. Chúa Giêsu nên Ánh Sáng cho những dân đang ngồi trong bóng tối nhưng qua ánh sao lạ đã tìm đến với Người, hơn là những kẻ tưởng là đang ngồi trong ánh sáng nhưng lại thờ ơ hoặc từ chối Người. Người đến với những nơi mà người ta đem đến cho Người đủ thứ bệnh tật để được Người chữa lành, hơn là đến với những kẻ tìm đến với Người để tìm cách bắt bẻ, gài bẫy và ghanh tị…

Chúa Giêsu mạnh mẽ mời gọi những ai nghe theo tiếng Người phải thống hối, biến đổi, sẵn sàng thay đổi hay hoán cải cuộc sống theo lệnh Thiên Chúa. Chỉ có sám hối nhìn nhận mình tội lỗi thì mới được hưởng ơn tha thứ; khiêm tốn nhìn nhận mình bất toàn mới được đổ đầy ân sủng. Sám hối là điều kiện đầu tiên phải có để đón nhận Tin Mừng. Cái quan trọng không phải là khởi điểm, là những lần từ chối đã qua, là các tội dồn đống từng làm nên bao tiếng không với Chúa. Cái quan trọng là nhìn lại những tiếng “không” của mình để đổi thành tiếng “vâng”. Điều đó luôn có thể làm được với ân sủng của Thiên Chúa.

 

Như vậy, Chúa Giêsu đưa chúng ta về trách nhiệm của mình: Dù quá khứ của chúng ta là gì, dù trước đó chúng ta từ chối điều gì một sự thay đổi là luôn luôn có thể. Chúa Giêsu là Đấng không bao giờ giam hãm một người nào trong quá khứ, là Đấng cho mỗi người cơ hội của mình, dù đó là người tội lỗi nhất. Bởi “không có thánh nhân nào mà không có quá khứ, và không có tội nhân nào lại không có tương lai…” Con người có thể thay đổi từ “vâng” sang “không” và từ “không” sang “vâng”. Giá trị của lời nói “không” hay “vâng” không tùy vào lúc vừa được nói ra, mà tùy theo sau đó người ta có thực hiện hay không. Nói “vâng” mà không làm đâu có giá trị bằng nói “không” mà lại làm. Lời hứa không tạo nên uy tín cho con người; lời nói tốt không thể thay thế cho những việc làm tốt.

 

Lạy Chúa Giêsu, cả hai người con trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay đều có thể là bài học cho chúng con: nếu chúng con giống người con thứ nhất đã lỡ nói “không” với Chúa bấy lâu nay thì bây giờ xin giúp chúng con nói lại “xin vâng”; còn nếu chúng con giống người con thứ hai đã thưa “xin vâng” thì đừng để cho mình bị thay đổi mà sửa lại thành “không” với Chúa nữa. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...