Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Chúa Thánh Thần dạy dỗ và nhắc nhớ (Ga 14,23-29).

Chúa Thánh Thần dạy dỗ và nhắc nhớ

Ga 14,23-29

Bosco Hùng-PS.

Chúa Thánh Thần không có thân xác như con người hay như Đức Mẹ và thánh Giuse. Nên không ai đã tận mắt thấy Chúa Thánh Thần. Thế nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động và thực hiện những vai trò thiết yếu trên đời sống người môn đệ Đức Giêsu. Tin Mừng ngày Chúa nhật thứ VI phục sinh này kể ra hai vai trò chính của Chúa Thánh Thần. Đó là vai trò thầy dạy và vai trò nhắc nhớ lời Đức Giêsu giảng dạy.

  1. Vai trò thầy dạy của Chúa Thánh Thần

Trong những năm hoạt động ở trần gian, Đức Giêsu là thầy dạy của các môn đệ. Từ khi Đức Giêsu phục sinh về trời, Đức Giêsu dạy các môn đệ qua Chúa Thánh Thần. Thánh Thần là thần linh của Đức Giêsu, Người tiếp nối công việc giảng dạy của Đức Giêsu. Thời gian từ khi Đức Giêsu về trời cho đến ngày tận thế được gọi là “thời đại của Chúa Thánh Thần.” Trong thời đại này Chúa Thánh Thần làm vai trò thầy dạy tiếp nối và thay thế cho Đức Giêsu.

Trong thời gian giảng dạy ba năm, Đức Giêsu chưa nói hết tất cả những chi tiết các môn đệ cần được biết. Chính Chúa Thánh Thần sẽ tiếp nối làm công việc giảng dạy này. Tin Mừng Ga 16,12-13 ghi lại lời của Đức Giêsu: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn.” Đức Giêsu là sự thật (Ga 14,6). Người mặc khải sự thật cho các môn đệ. Nhưng mức độ tiếp nhận sự thật về Đức Giêsu của các môn đệ lúc bấy giờ còn nhiều giới hạn, hay nói cách khác là các ông chưa hiểu được bao nhiêu. Chính Chúa Thánh Thần tiếp tục “nói” về Đức Giêsu, giúp cho các ông hiểu một cách trọn vẹn về Người.

Ngay cả những điều Đức Giêsu đã nói, đã làm mà các môn đệ chưa hiểu hết. Chính Chúa Thánh Thần soi lòng mở trí giúp các ông hiểu ý nghĩa lời rao giảng và các dấu lạ Đức Giêsu đã làm. Quả vậy, khi Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, Phêrô không hiểu tại sao Thầy mình lại làm thế. Phêrô thắc mắc: “Thưa Thầy, Thầy mà rửa chân cho con sao? Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,6-7). Lúc bấy giờ Phêrô chưa hiểu, về sau Phêrô hiểu nhờ được Chúa Thánh Thần dạy và nhắc nhớ cho.

  1. Vai trò nhắc nhớ của Chúa Thánh Thần

“Chúa Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” Chúa Thánh Thần làm nhiệm vụ nhắc nhớ lại điều Đức Giêsu đã nói không phải như cái “thẻ nhớ” của thời thông tin hiện đại, hay như một thứ máy thu âm nào đó, thu lời Đức Giêsu rồi khi cần phát lại. Công việc nhắc nhớ của Chúa Thánh Thần như công đồng Vatican II, trong hiến chế Mặc Khải, số 8 nói là: “Chúa Thánh Thần làm cho tiếng nói sống động của Phúc Âm vang dội trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội làm vang dội trong thế giới.” Tự bản chất Lời Chúa là lời sống động. Nhưng lòng người cần tác động của Chúa Thánh Thần để được bừng cháy lên khi nghe Lời Chúa. Lời Chúa có được Chúa Thánh Thần làm cho vang dội đến tâm trí người tín hữu thì họ mới nhận biết Đức Giêsu và hiểu lời Người giảng dạy.

Sự mặc khải về Đức Giêsu đã được bốn Tin Mừng ghi lại, nhưng tự mình người tín hữu không thể hiểu hết được những mặc khải ấy. Việc đọc Tin Mừng mà không có sự nhắc nhớ của Chúa Thánh Thần, thì chỉ thấy Tin Mừng như một tác phẩm cổ giống như bao tác phẩm cổ khác. Và khi đọc rồi lời ấy cũng trôi qua, không có sự sinh động và hiện thực của Lời Chúa trên cuộc đời của mình. Trái lại, nếu được Chúa Thánh Thần nhắc nhớ, người đọc Tin Mừng sẽ nhận thấy sự sống động của Lời Chúa, nghĩa là Tin Mừng được nhắc nhớ lại.

Tin Mừng được viết ra cách đây cả gần 2000 năm, với một ngôn ngữ và văn hóa khác xa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, nhờ Chúa Thánh Thần, Tin Mừng vẫn mới mẻ cho mọi thời và mọi người. Đọc Tin Mừng với tác động của Chúa Thánh Thần, người đọc sẽ cảm nhận được lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ ngày xưa như đang nói với chính mình ngày nay vậy. Sự sống động của Tin Mừng như thế là nhờ Chúa Thánh Thần làm vang dội Tin Mừng trong lòng người đọc và người nghe.

Chuyện kể rằng một ngày kia, trong một thánh đường, chàng thanh niên tên là Antôn nghe bài Tin Mừng nói về người thanh niên giàu có, trong đó Đức Giêsu nói với anh ta: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19,21). Tai Antôn nghe, nhưng Chúa Thánh Thần tác động trong lòng Antôn nhờ đó Antôn hiểu được Lời Chúa ấy như Lời Chúa nói với chính mình, nên anh về bán hết tài sản cha mẹ để lại, phân phát cho người nghèo rồi đi tu. Antôn đã trở thành bậc thầy và gương mẫu cho biết bao tâm hồn muốn theo Chúa bằng con đường tu trì.

Vai trò của Chúa Thánh Thần không thể thiếu đối với người Kitô hữu, nhưng làm sao chúng ta có thể nhận ra Chúa Thánh Thần và để Chúa Thánh Thần dạy dỗ nhắc nhớ Lời Chúa cho chúng ta? Tin Mừng theo thánh Gioan khi kể về cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và ông Nicôđêmô, Đức Giêsu đã ví Chúa Thánh Thần như là gió. Không ai thấy gió, nhưng thấy hiệu quả của gió là cảm thấy mát, thấy cành lá đung đưa. Một căn phòng muốn cho gió lùa vào thì mở cửa ra, nếu có cái gì nằm chắn trước cửa thì dẹp bỏ đi. Tương tự như vậy, để đón nhận luồng gió Thánh Thần, hãy mở cửa lòng mình ra và ngoan ngoãn lắng nghe thì chúng ta sẽ được Chúa Thánh Thần giúp cho hiểu lời của Đức Giêsu đang nói với mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...

Bình an đích thực – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Tân Niên

BÌNH AN ĐÍCH THỰC Suy niệm Lời Chúa: Isaia 11,1-9; Côlôxê 3,12-17; Ga 14,23-27 ; Thánh Lễ Tân Niên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất...

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 - Thánh lễ Giao Thừa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ hôm nay chúng ta...