Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚNG TA ĐÃ MANG ƠN VỀ ĐIỀU GÌ? VÀ CHÚNG TA PHẢI TẠ ƠN NHƯ THẾ NÀO?

CHÚNG TA ĐÃ MANG ƠN VỀ ĐIỀU GÌ? VÀ CHÚNG TA PHẢI TẠ ƠN NHƯ THẾ NÀO?

Hc 39, 12-16.22.24.33.35; Rm 12, 1-2; Mt 11, 25-30

Ngày 24 -7-2020: Giỗ Cha Tổ Phụ lần thứ 87

Fr.Vincent Hòa-PV

 

              Hôm nay ngày giỗ cha Tổ Phụ, Hội Dòng chúng ta làm ngày tạ ơn trọng thể. Nói đến tạ ơn là nói đến việc mang ơn, tức bày tỏ tâm tình biết ơn về những gì mình đã lãnh nhận. Và điều chúng ta lãnh nhận càng lớn lao, càng cao quý thì đòi hỏi chúng ta càng phải tạ ơn nhiều. Vậy tại sao chúng ta tạ ơn trọng thể ngày hôm nay? Hay nói rõ hơn chúng ta đã mang ơn về điều gì? Và chúng ta phải tạ ơn như thế nào?

1. Chúng ta tạ ơn về điều gì?

            Có lẽ không nói ra nhưng tất cả chúng ta đây ai cũng biết hôm nay tất cả Hội Dòng chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân thánh hiến chiêm niệm và Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ngang qua Cha Tổ Phụ. Đây là một ân huệ đặc biệt và nhưng không của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Đặc biệt vì đây là một lối sống ẩn dật làm cho nhiều người không hiểu được giá trị của nó, nhưng lại có một vị trí vô cùng quan trọng trong Giáo Hội và thế giới nay.  Quả vậy, Đức thánh Cha Phanxico trong Tông Hiến Tìm Nhan Thiên Chúa, đã ví những người sống đời đan tu chiêm niệm “như là người thủ kho của ân sủng và hoa trái tông đồ, và là một chứng minh hữu hình cho sự thánh thiện nhiệm mầu và hết sức phong phú của Giáo Hội” (số 21). Đức Thánh Cha còn nói thêm với các nữ đan sỹ rằng: không có các con thì đời sống Giáo Hội, hay những người sống nơi vùng ngoại vi của nhân loại, và biết bao nhiêu người đang làm việc tại các tiền đồn của việc phúc âm hoá sẽ ra sao? (số 6). Nói như thế để thấy được đây là một ơn gọi hết sức đặc biệt mà chúng ta đã lãnh nhận.

         Với một ơn gọi hết sức đặc biệt như thế, nhưng thử hỏi làm sao lại là chúng ta chứ không phải những người khác? Câu hỏi như thế để thấy được tính nhưng không mà Thiên Chúa đã thương ban cho chúng ta đời sống thánh hiến chiêm niệm này. Điều này làm cho con nhớ lại câu nói của vua Đavid trong sách Samuel quyển thứ  2 mà chúng ta được nghe trong bài đọc kinh đêm hôm qua: Đavid nói: “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con là ai và nhà của con là gì, mà Ngài đã đua con tới địa vị này? (2 Sm 2,18). Vâng, cũng một tâm tình như thế, chúng ta hãy thưa với Chúa rằng: chúng ta là gì và gia đình chúng ta là gì mà giữa muôn người chúng ta được Chúa ban tặng hồng ân đan tu chiêm niệm này? Phải chăng chúng ta giỏi dang hay có gì đặt biệt hơn nhiều người khác? Phải nói rằng, cũng như vua Đavid, chúng ta chẳng là gì cả. Chúng ta chỉ là những người bé mọn được Thiên Chúa mặc khải cho biết mầu nhiệm Nước Trời qua nếp sống đan tu chiêm niệm mà thôi (x.Mt 11, 25). Tất cả chỉ là hồng ân nhưng không mà thôi. Không những ban cho chúng ta ơn gọi thánh hiến mà còn là hồng ân thánh hiến đan tu. Đành rằng ơn gọi nào cũng quan trọng và là quà tặng nhưng không từ Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã nói: không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con. Nhưng ơn gọi đan tu chiêm niệm là một quà tặng có nét đặc biệt hơn các ơn gọi khác. Quà tặng này như thể chỉ để dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi như trong thánh thi kinh chiều lễ thánh Biển Đức chúng ta hát: “chỉ sống cho Chúa Thôi, hầu cận trước nhân Ngài….”  Đều đó muốn nói rằng, Thiên Chúa đã chọn gọi chúng ta cách đặc biệt hơn những người khác cho một sứ vụ đặc biệt là ơn gọi chiêm niệm.

          Trong những ngày qua chúng ta đã học hỏi với nhau về cha Tổ Phụ số 141 của Di Ngôn do viện phụ Hội Trưởng gợi ý. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã nhận ra hồng ân cao quý mà Chúa-ngang qua Cha Tổ Phụ- đã ban cho Hội Dòng chúng ta nói chung và mỗi người chúng ta cách riêng. Hồng ân cao quý đó là được sống trong ơn gọi này, một ơn gọi cao quý mà không phải ai cũng nhận ra. Vì sao? Thưa vì theo ngôn ngữ của Cha Tổ Phụ, thì đó là một sự “kín nhiệm”. Theo cha Tổ Phụ, ơn gọi của chúng ta cao quý ở chỗ được ẩn mình bên Chúa, chỉ dành riêng cho Thiên Chúa mà thôi, ngày đêm sống thân mật với Chúa, chuyện vãn với Chúa, nói khó với Chúa. Phước thật của đời chúng ta là ở chỗ đó. Đó không phải là phước cho chúng ta mà thôi mà cũng là phước cho cả Giáo Hội và thế giới này. Một cái phước thể hiện qua cách sống âm thầm ẩn đật, giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng như thế, cho nên thế gian ít ai hiểu được giá trị của nó. Và ngay cả chúng ta nhiều khi cũng không hiểu và cảm nhận hết giá trị cao quý của phước này, cho nên hàng ngày nhiều khi chúng ta đã không tạ ơn Chúa cho đủ, cho xứng đáng. Đó là lý do hôm nay, nhân ngày giỗ của cha Tổ Phụ, Hội Dòng muốn dùng như là ngày tạ ơn trọng thể.  

             Quả vậy, hàng ngày chúng ta đều sống tâm tình tạ ơn, tuy nhiên không phải khi nào chúng ta cũng nhận ra được hồng ân cao quý để tạ ơn Chúa cho đúng mức. Thậm chí hàng ngày ở trong nhà Chúa đôi khi chúng ta còn quên cả ơn huệ cao quý này nữa, hay coi thường nó….như người ta thường nói: gần chùa kêu bụt bằng anh; hay sống lâu đâm ra nhàm chán. Đó là tâm lý chung thường gặp nơi chúng ta. Do đó, hôm nay là dịp nhắc nhở chúng ta phải nhìn lại để thấy được ơn gọi đan tu chiêm niệm cao quý dường nào, đến nỗi cha Tổ phụ coi việc vào dòng như là ơn Rửa tội lần thứ  2 vậy (x. DN số 133).  Như thế đời chúng ta trước hết và trên hết phải là một lời tạ ơn không ngừng.

2. Nhưng tạ ơn như thế nào cho phải đạo?

         Nhưng trước những hồng ân to lớn như vậy, chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa như thế nào cho thoả đáng đây? Hôm nay chúng ta tổ chức thánh lễ long trọng để tạ ơn Chúa, Đó là điều tốt, đẹp lòng Chúa. Tuy nhiên, nếu việc tạ ơn của chúng ta chỉ dừng lại ở những nghi thức, những lễ lạc bên ngoài thôi thì có lẽ chưa đủ, mà phải là tạ ơn bằng cả con người và đời sống của chúng ta mỗi ngày. Tình yêu đáp trả tình yêu, ân tình đền đáp ân tình! Càng được yêu nhiều thì càng phải yêu lại nhiều. Như thánh Phaolo kêu gọi tín hữu Roma trong bài đọc thứ  2: “Vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.” (Rm 12,1). Như thế có nghĩa là chúng ta phải sống làm sao để con người và đời người của chúng ta luôn luôn là một lời tạ ơn không ngừng thể hiện ra nếp sống hàng ngày của mình. Muốn được như vậy thì, theo thánh Phaolo, chúng ta phải cải biến con người của mình bằng cách đổi mới tâm thần để có thể nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta (Rm 12, 2). Mà thánh ý Thiên Chúa đối với chúng ta là gì nếu không phải là luật dòng? Cho nên, con người và cuộc đời của chúng ta chỉ sẽ trở nên lời ca ngợi Thiên Chúa đích thực khi chúng ta tuân giữ luật dòng, như trong lời trối cha Tổ Phụ, ngài đã nói đi nói lại với chúng ta như những lời trăng trối tâm huyến nhất trước khi ngài ra đi là: hãy giữ luật dòng, muốn nên thánh hãy giữ luật dòng (x. DN số 150). Đó là cách tạ ơn xứng hợp và đẹp lòng Thiên Chúa nhất mà chúng ta cần phải thực hiện hành ngày.

           Vậy chúng ta hãy xin Chúa qua lời chuyển cầu của cha Tổ phụ, cho chúng ta là những con cái của ngài, biết sống đời tạ ơn sao xứng đáng với hồng ân mà chúng ta đã lãnh nhận ngang qua cha Tổ Phụ. Và một cuộc sống tạ ơn qua việc tuân giữ luật dòng sẽ là điều làm cho Cha Tổ Phụ vui nhất và cũng là lời tạ ơn đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...

Bình an đích thực – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Tân Niên

BÌNH AN ĐÍCH THỰC Suy niệm Lời Chúa: Isaia 11,1-9; Côlôxê 3,12-17; Ga 14,23-27 ; Thánh Lễ Tân Niên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất...

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 - Thánh lễ Giao Thừa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ hôm nay chúng ta...