Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

CN III PS – A: ƠN PHỤC SINH – Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Chúa nhật III PS A

ƠN PHỤC SINH

Cv 2,14.22b-33; 1Pr 1,17-21; Lc 24,13-35

 

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Trước biến cố Phục Sinh ta chỉ có thể thốt lên: Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu. Những điều kỳ diệu Chúa làm luôn mới mẻ, bất ngờ, ngoài dự đoán của con người.

Tổ tông đã phạm tội. Thật bất ngờ, tội tổ tông cho ta diễm phúc có Thiên Chúa đến ở với chúng ta. Thiên Chúa xuống thế làm người. Thật bất ngờ Thiên Chúa lại làm một người nghèo hèn. Bị bắt. Bị hành hình. Chết trên thánh giá. Con người phạm tội. Thật bất ngờ Thiên Chúa chịu chết để chuộc tội cho con người. Quả thực chưa từng thấy. Chưa từng có. Chưa từng có ai dám tưởng tượng ra điều này.

Chưa hết. Chúa vẫn tiếp tục làm những điều bất ngờ. Các thượng tế và biệt phái đã giết chết Chúa. Không ngờ Chúa đã sống lại. Họ tưởng ngôi mộ đá nặng nề giam giữ được Người. Không ngờ Người mạnh mẽ thoát ra. Thật bất ngờ. Họ chỉ canh giữ nghiêm ngặt. Không ngờ chỉ canh giữ một nấm mồ trống. Họ đã cắt đặt lính canh gác cẩn thận. Không ngờ lính canh hoảng sợ chạy trốn.

Phục sinh rồi Người càng khiến ta bất ngờ. Madalena tưởng Người là bác làm vườn. Hai môn đệ Emmaus tưởng Người là một khách bộ hành nào đó. Các tông đồ, kể cả Phêrô và Gioan, tưởng Người là một ngư phủ.

Không ai lường trước được Người. Không ai nắm giữ được Người. Lúc họ tưởng Người ở rất xa thì Người lại ở ngay bên. Lúc họ tưởng đã nắm bắt được thì Người lại biến đi. Lúc họ ngồi trong phòng kín thì Người lại xuất hiện. Người hoàn toàn vượt khỏi mọi hiểu biết, mọi kiểm soát và mọi tưởng tượng của loài người. Người luôn là bất ngờ. Người luôn làm nên những điều mới mẻ. Không ai dự đoán được. Không ai có thể tưởng nghĩ được.

Không chỉ có những mới mẻ bất ngờ ở nơi bản thân Người. Nhưng còn mới mẻ bất ngờ ở nơi những kẻ chung quanh.

Hôm nay nghe Phêrô giảng, toàn thể dân chúng và các thượng tế đều ngỡ ngàng. Một ngư phủ thất học sao hôm nay thông thái hoạt bát đến thế. Một người nhút nhát đã chối Thầy ba lần sao bây giờ mạnh mẽ làm chứng cho Thầy đến thế. Và rồi vị trí bị đảo ngược. Trước kia họ kết án Phêrô. Giờ đây Phêrô kết án ngược lại họ. Trước kia họ khiến Phêrô khóc. Hôm nay Phêrô khiến họ đổ lệ ăn năn.

Còn hai môn đệ Emmaus. Sao khi đi buồn bã mà khi về vui tươi đến thế. Sao khi đi trời còn sáng mà thấy toàn một mầu tối. Lúc về trời đã tối mà lại thấy con đường sáng lên. Cùng đoạn đường ấy, sao khi đi thấy dài mà trở về lại thấy nhanh thế. Cũng hai con người ấy. Buổi trưa thì trốn anh em ra đi. Chiều tối lại trở về gặp gỡ cộng đoàn. Tại sao có những biến đổi bất ngờ này?

Thưa, tất cả là vì Chúa đã Phục Sinh. Có biến đổi là vì các ngài được gặp gỡ, được đụng chạm đến Chúa Phục Sinh. Chúa Phục Sinh không phải một huyền thoại xa xôi. Nhưng là một Thiên Chúa nhập thể làm người. Là người Thầy luôn chỉ đường dẫn lối. Là người bạn luôn tha thiết ân cần. Chúa Phục Sinh ở với các ngài. Các ngài được trò chuyện với Chúa. Chạm vào vết thương của Chúa. Cùng ăn cùng uống với Chúa. Và các ngài được Ơn Phục Sinh. Được biến đổi.

Chúa Phục Sinh là ánh sáng. Được gặp Chúa, trí óc hai môn đệ Emmaus mở ra thông hiểu Kinh Thánh. Chúa Phục Sinh là ngọn lửa. Đi bên Chúa họ được Chúa sưởi ấm cõi lòng đã lạnh giá. Chúa Phục Sinh là tình yêu. Ở với Chúa họ được thúc đẩy sống bác ái chia sẻ. Chúa Phục Sinh là sự sống lại. Được ơn Chúa họ hăng hái bắt đầu lại cuộc đời mới.

Không phải chỉ có hai môn đệ Emmaus. Tất cả các môn đệ đều được Ơn Phục Sinh. Được ơn biến đổi. Được ơn sống lại. Đó chính là điều mới mẻ. Đó chính là điều bất ngờ. Đó chính là điều làm nên Giáo hội. Nên sức sống. Nên những chứng nhân đầy thuyết phục.

Ơn Phục Sinh thật lạ lùng. Ơn Phục Sinh đổi mới những gì xưa cũ. Vực dậy những ai ngã gục. Củng cố những ai yếu đuối. Làm mềm những trái tim chai đá.

Thế giới chúng ta đang sống rất cần Ơn Phục Sinh. Bản thân chúng ta rất cần Ơn Phục Sinh. Ta đã xưa cũ. Đã chán nản. Đã ngã gục. Đã trốn chạy. Trí óc ta đã mê muội không hiểu Lời Chúa. Trái tim ta đã chai cứng không biết đến yêu thương. Ta cần Ơn Phục Sinh. Nhưng làm sao để được Ơn Phục Sinh. Ta hãy noi gương Phêrô và hai môn đệ Emmaus.

Như Chúa đã nhìn Phêrô. Ta hãy để Chúa nhìn ta. Được ánh mắt Chúa trao gửi. Phêrô sám hối và trở nên con người mới. Hôm nay hãy để Chúa nhìn ta. Nhìn thấu tâm can ta. Nhìn xuống đáy tâm hồn nhơ nhớp. Soi rọi tất cả những góc khuất tăm tối. Ánh mắt khiến ta thức tỉnh sám hối. Khiến hai dòng lệ tuôn rơi. Như dòng suối tẩy rửa hết những tội lỗi nhơ uế. Hết những xấu xa cặn bã của con người cũ. Để linh hồn ta trở nên trong sạch. Để ta được phục sinh.

Như Chúa đã chia sẻ Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa với hai môn đệ Emmaus. Ta hãy để Lời Chúa thấm sâu vào hồn ta. Để Lời Chúa thiêu đốt tâm hồn ta. Nung nóng những nguội lạnh ươn lười của ta. Bồi bổ những yếu đuối nhu nhược của ta.

Hãy để Mình Máu Thánh Chúa đổi mới máu thịt ta. Thay máu tội lỗi xác thịt của ta thành máu trong sạch sống theo Thần Khí của Chúa. Thay thế máu ích kỷ sống cho bản thân thành máu quảng đại sống cho Chúa và cho tha nhân. Ta sẽ được Ơn Phục Sinh. Sẽ sống đời sống mới.

Lạy Chúa, xin cho con được sống lại thật về phần linh hồn. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...