Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

CN XI TN – B: SỨC MẠNH NƯỚC THIÊN CHÚA

Chúa Nhật XI Thường Niên Năm B

SỨC MẠNH NƯỚC THIÊN CHÚA

(Mc 4,26-34)

 

Khi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, Đức Giêsu luôn dùng những dụ ngôn rất quen thuộc và gần gũi với cuộc sống con người như hạt giống, hạt cải, nắm men… để loan báo về Nước Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu đã dùng dụ ngôn “Hạt giống tự mọc lên và dụ ngôn hạt cải” để nói về sự âm thầm và sức mạnh của Nước Thiên Chúa. Quả thật, những hạt giống được gieo vào lòng đất rất âm thầm và nhỏ bé, nhưng lại có một sức mạnh phi thường để vượt qua được lớp đất vùi lấp và mọc lên xanh tốt, đem lại kết quả dồi dào, đồng thời có thể trở thành nơi nương tựa cho các loài thụ tạo.

1. Sự âm thầm

“Nước Thiên Chúa được ví như hạt giống được gieo xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên…” (c. 26-27). Và “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng” (c. 31-32).

Đức Giêsu chính là hạt giống âm thầm và nhỏ bé được Thiên Chúa Cha gieo vào lòng đất nhân loại. Ngài đến trần gian mang thân phận một Hài Nhi bé nhỏ, được sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại cánh đồng Bêlem (x. Lc 2,1-20). Điều này thánh Gioan đã chứng thực rằng “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Và “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11).

Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã trút bỏ ngai vàng vinh quang để đến với con người (x. Pl 2,6-11). Ngài sống âm thầm tại làng Nazaret ba mươi năm (x. Mt 2,23) và ba năm cuối đời mới bắt đầu hoạt động sứ vụ công khai (x. Mt 4,17). Ngài thu nhận Nhóm Mười Hai để cùng với Ngài rao giảng Tin Mừng cứu độ và mở rộng Nước Thiên Chúa (x. Mc 3,14). Công cuộc mở rộng Nước Thiên Chúa của mười ba Thầy trò cũng chỉ trong đất nước Israel mà chủ yếu là tại vùng biển hồ Galilê (x. Mt 4,12-13). Sự âm thầm đó đã làm cho những người Pharisêu thắc mắc bao giờ Triều Đại Nước Thiên Chúa đến. Đức Giêsu trả lời: “Nước Thiên Chúa đã đến và đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,21). Đức Giêsu đã gắn liền Nước Thiên Chúa với chính mình, Người chính là hiện thân của Nước Trời.

Tuy sự hiện thân của Nước Trời đó âm thầm và nhỏ bé, nhưng có một sức mạnh phi thường vượt qua sự mục nát – Tử Nạn và Phục Sinh, để phát sinh sức sống mới, nhờ đó mà sinh ra nhiều bông hạt khác dồi dào (x. Ga 12,24).

2. Sức mạnh phi thường

Hạt giống được chôn vùi càng sâu thì mầm của nó càng phải có một sức mạnh phi thường để vươn lên khỏi mặt đất. Nhờ đó mà mầm sống mới có thể phát triển, tồn tại và sinh hoa kết quả. Lúc đầu Đức Giêsu thiết lập nhóm Mười Hai Tông Đồ, các ông cũng nhút nhát, sợ hãi, kém lòng tin, nhưng sau biến cố Tử Nạn và Phục Sinh, nghĩa là sau khi Đức Giêsu chịu chết, được chôn vùi trong lòng đất ba ngày và chỗi dậy. Đặc biệt là sau ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đã can đảm, mạnh mẽ hăng say loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Do đó, con số đã tăng lên tới Bảy Mươi Hai Môn Đệ. Bài giảng đầu tiên của Phêrô có khoảng ba ngàn người tin theo (x. Cv 2,41). Rồi đến cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi hay còn gọi là Giáo hội sơ khai (x. Cv 2,42-47).

Giáo hội sơ khai ngay từ đầu cũng bị bắt bớ, cấm cản, nhưng càng bắt bớ thì các Kitô hữu càng tản mác khắp nơi, nhờ đó mà Nước Thiên Chúa lại càng lan rộng khắp nơi trên thế giới (x. Cv 11,19-21). Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, với biết bao cuộc bách hại đạo, nhưng Giáo hội vẫn phát triển mạnh mẽ và đã có mặt trên khắp năm châu với hơn 1,2 tỉ người Công Giáo. Qua đó cho thấy Nước Thiên Chúa phát triển mạnh mẽ như ngay hôm nay là nhờ có một sức mạnh phi thường của Chúa Thánh Thần nên không ai có thể ngăn cản hay vùi lấp được.

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ mở rộng Nước Thiên Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,15-16). Giáo hội luôn mở rộng cánh cửa mời gọi và đón nhận tất cả những ai đến với Giáo hội.

Là môn đệ của Đức Giêsu, là thành viên của Giáo hội, chúng ta không chỉ rao giảng Nước Thiên Chúa bằng lời nói, nhưng còn phải loan báo Tin Mừng Nước Trời bằng đời sống chứng tá vì con người ngày nay cần chứng nhân hơn chứng từ. Ước gì hạt giống đức tin được gieo vào lòng mỗi người Kitô hữu khi lãnh bí tích rửa tội cũng được mục nát và chết đi để được lớn lên. Ước gì hạt giống đức tin là Lời Chúa được gieo vào mảnh đất tâm hồn mỗi ngày cũng được ơn Chúa là ánh sáng soi bước chân chúng ta đi trên mọi nẻo đường trong cuộc sống. Ước gì ơn Chúa trở thành nước, khí và ánh sáng làm cho hạt giống đức tin của chúng ta chịu mục nát để được lớn lên mỗi ngày. Nhờ đó mà Nước Thiên Chúa được tiếp tục lan rộng khắp nơi.

Mai Liên, CĐ Phước Thiên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...