Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CN XXIX TN-C: KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO: TIN MỪNG DỄ THƯƠNG (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Khánh nhật Truyền giáo

TIN MỪNG DỄ THƯƠNG

Is 2,1-5; Cv 1,3-8; Mt 28,16-20

 

Tình hình xã hội mấy năm qua khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bạo lực nổi lên khắp nơi. Khủng bố trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia như ở Trung đông và Biển đông. Giết người hàng loạt tại Bắc giang, Bình phước, Hà nội, Nghệ an… Bất ổn đủ mọi hình thức. Bất ổn định cư. Bất ổn tài chính. Bất ổn khí hậu. Bất ổn tâm lý. Bất ổn len lỏi cả vào những nơi thâm sâu nhất: cộng đoàn, gia đình, và ngay trong tâm hồn. Ô nhiễm tràn lan. Ô nhiễm môi sinh. Ô nhiễm thực phẩm. Ô nhiễm cả môi trường luân lý. Và nhất là ô nhiễm tâm hồn. Ai phải chịu trách nhiệm về những sự xấu đó? Thưa chính chúng ta.

Vì Chúa Giê-su truyền cho ta: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, …dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Và I-sa-i-a cho biết, khi mọi người nghe và giữ tuân giữ Lời Chúa thì thế giới sẽ sống trong hoà bình: “Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”. Mọi người sẽ “đúc gươm đao thành cuốc thành cầy. Rèn giáo mác nên liềm nên hái”. Nhưng sách Công vụ Tông đồ dạy chính: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”. Làm chứng phải bằng đời sống tốt đẹp. Nhưng ta chưa làm chứng. Ta còn sống theo thói đời. Tham lam. Ích kỷ. Chiều theo dục vọng. Nên mọi người chưa tin Chúa. Chưa tuân giữ Lời Chúa. Nên thế giới vẫn còn chiến tranh, giết chóc, bất ổn.

Thực ra, Chúa là Đấng tốt lành vô cùng. Ai biết Chúa cũng phải yêu mến Chúa. Truyền giáo chính là trình bày sự tốt đẹp của Thiên Chúa. Một hình ảnh tốt đẹp. Một giáo lý tốt đẹp. Bằng một đời sống tốt đẹp. Đó là một Tin Mừng dễ thương. Ai gặp cũng phải thương. Mẹ Tê-rê-xa là một mẫu gương truyền giáo thành công. Vì Mẹ rất dễ thương. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đang là một khuôn mặt dễ thương.

Đức Thánh Cha dễ thương vì luôn tươi cười. Ngài tươi cười với trẻ em, với giới trẻ, với người già, với người nghèo, với người tàn tật. Với hết mọi người. Đó là vì ngài gặp được Chúa. Như ngài viết trong Tông huấn:  Niềm vui Tin Mừng Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và cuộc sống của những ai đã gặp Chúa.

Đức Thánh Cha dễ thương vì sống đơn sơ. Sống trong căn hộ bình thường như mọi người. Dùng chiếc ô-tô rẻ tiền. Tự nấu ăn. Khi nói năng, giảng giải và cả khi trả lời phỏng vấn đều rất đơn sơ. Khi giảng ngài hay kể lại lời dạy dỗ của bà nội.

Đức Thánh Cha dễ thương vì cư xử khiêm nhường. Ngài nhận mình là người tội lỗi nhưng được Chúa xót thương. Luôn xin mọi người cầu nguyện cho mình. Tự tay xách hành lý. Ôm hôn người tàn tật. Rửa chân và hôn chân các tù nhân. Ngài đã sống như Chúa dạy: Ai làm lớn phải phục vụ anh em.

Ngài dễ thương vì không loại trừ. Ngài đón tiếp người vô thần. Có những bạn thân là ông Abraham Skorka, một giáo trưởng Do thái giáo và ông Omar Abboud, viên chức Hồi giáo. Nói về người đồng tính và ly dị tái hôn Đức Thánh Cha bảo: Tôi là ai mà có quyền lên án họ. Nếu Chúa Giê-su ở đây ngài có đón nhận họ không?

Ngài dễ thương vì yêu thương người nghèo. Quan tâm đến người nghèo, người bị bỏ rơi. Thường lui tới những khu ổ chuột. Thăm người tị nạn. Gọi điện thoại cho người đau khổ. Trả lời thư cho trẻ tàn tật. Thăm nhà tù. Ôm hôn người dị tật.

Chắc chắn chúng ta không thể kể hết những nét dễ thương của ngài. Nhưng bấy nhiêu cũng cho thấy ngài sống Lời Chúa rất sâu xa. Và đã làm chứng về một Thiên Chúa yêu thương. Một Tin Mừng dễ thương. Một giáo lý tình thương. Một Giáo Hội cảm thương. Và ngài là vị Giáo Hoàng của lòng xót thương.

Tin Mừng dễ thương có sức thuyết phục rất cao. Từ khi ngài lên ngôi Giáo Hoàng, số người chống đối Giáo Hội giảm đi. Uy tín Giáo Hội tăng lên. Số người bỏ đạo trở lại rất nhiều. Và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Xin kể ra ba ảnh hưởng.

  1. Ngài đã mời ông Shimon Peres, tổng thống Israel và ông Mahmoud Abbas, tổng thống Palestine đến Rôma cầu nguyện. Dù hai nước này đánh nhau liên miên hơn 60 năm qua. Hai ông đã nhận lời mời. Đã đến Rôma vào chiều Chủ nhật 8/6/2014 để cầu nguyện chung.
  2. Ngài đã làm trung gian để Mỹ và Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau hơn 50 năm đoạn tuyệt. Và ngày 20/7/2015 vừa qua toà Đại sứ của hai nước đã chính thức mở cửa lại.
  3. Hiện nay ngài đang làm trung gian để chính phủ và phe phiến quân Colombia ký thoả ước hoà bình.

Đức Thánh Cha đã đi đến tận cùng trái đất. Ngài đã làm chứng về một Tin Mừng dễ thương. Nên đã làm cho mọi người các nước sống chung hoà bình. Ngài cho thấy Thiên Chúa chính là giải pháp cho các vấn đề xung khắc trên thế giới. Lời Chúa chính là qui luật giúp thế giới ổn định. Tin Mừng là liều thuốc chữa trị các căn bệnh của thế giới.

Hôm nay gia đình y bác sĩ Luca và nhóm công tác xã hội Emmaus đang tĩnh tâm mừng lễ bổn mạng. Khi khám chữa bệnh cho người nghèo. Khi phục vụ những người nhiễm HIV. Anh chị em đang thực hành Lời Chúa. Anh chị em đang cùng Đức Thánh Cha truyền giáo. Bằng trình bày một Tin mừng dễ thương. Vì khi đụng chạm tới vết thương của con người anh chị em đụng chạm đến những đau khổ trên thân thể của Chúa. Khi làm dịu nỗi đau của đồng loại anh chị em làm cho thế giới nên dịu dàng. Khi đến gần những người nghèo khổ anh chị em làm cho thế giới tiến đến gần nhau. Khi bày tỏ tình thương với người tuyệt vọng anh chị em làm cho quyền năng của Chúa hiển trị.

Phần chúng ta hãy noi gương Mẹ Tê-rê-xa. Và noi gương Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Hãy trình bày khuôn mặt Thiên Chúa tình thương. Hãy loan báo Tin Mừng dễ thương. Bằng cuộc sống yêu thương. Trong tươi cười. Đơn sơ. Khiêm nhường. Không loại trừ. Chắc chắn mọi người sẽ qua những nét dễ thương nhận biết Thiên Chúa.

Xin Chúa qua lời chuyển cầu của hai thánh Luca và Martino Porres ban cho gia đình Luca và nhóm Huynh đệ Emmaus cũng như cho tất cả mọi người chúng ta tràn đầy niềm vui của Tin Mừng. Để Thiên Chúa điều khiển tổ chức của chúng ta. Để Lời Chúa hướng dẫn công việc của chúng ta. Để Tin Mừng dễ thương nên phương thuốc chữa lành tâm hồn chúng ta và mọi người chúng ta có trách nhiệm chăm sóc. Amen.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...