Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

CÓ CHÚA LÀ ẤM ÊM -lễ thánh Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô – VP Duyên Thập Tự

TN-117-LR- lễ thánh Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô

CÓ CHÚA LÀ ẤM ÊM

(1Ga,4,7-16 / Ga 11,19-27)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay chúng ta mừng lễ ba thánh Mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô, là ba chị em gia đình Bê-ta-nia. Ba chị em Bê-ta-ni-a gợi cho chúng ta cảnh gia đình êm ấm và tình yêu giữa các ngài thật nồng ấm. Bê-ta-ni-a gợi lên trong chúng ta cảnh sống êm đềm của những chị em sống hoà thuận. Nhưng sự êm đềm, êm ấm hay nồng ấm đó đến từ đâu? Những trình thuật về ba chị em ở Bê-ta-ni-a luôn gắn kết với sự hiện diện của Chúa Giê-su. Nên có thể nói rằng chính Chúa đã làm cho Bê-ta-nia thành nơi của những gì êm đềm, thanh bình và nồng ấm nhất. Chính sự hiện diện của Chúa biến nơi đây và những con người sống chung trở thành như một “thiên đường nở hoa”. Vậy, khi chiêm ngắm Bê-ta-ni-a, tôi xin chia sẻ với anh chị em về sự hiện diện của Chúa nơi đây, với ý nghĩ “CÓ CHÚA LÀ ẤM ÊM”.

 1. ẤM ÊM CỦA SỰ HIỂU BIẾT NHAU 

Chúng ta bắt đầu với trình thuật trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 10 từ câu 38 đến 42. Thánh sử thuật lại việc Chúa Giê-su đến một làng kia và được một người phụ nữ tên là Mác-ta đón vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô Ma-ri-a cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Hai chị em với hai hoạt động khác nhau. Cô Mác-ta tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ mà Thầy không để ý sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!”. Cô Mác-ta tất bật lo việc phục vụ, cô bận tâm và chuyên chú lo việc này. Rất tốt. Nhưng, qua lời nói, giữa cô và em cô chưa có sự hiểu biết nhau. Vẫn còn đó lời trách mắng. Cô Mác-ta coi công việc của mình là quan trọng và muốn Ma-ri-a cộng tác. Cô Mác-ta coi mình và những bận tâm của mình là giá trị hơn việc Ma-ri-a ngồi nghe Chúa. Cô Mác-ta chưa hiểu em mình.

Và lời Chúa nói với Mác-ta: “Mác-ta! Mác-ta ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ cần có một chuyện mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi”. Chúa muốn có sự hiểu biết giữa hai chị em bằng việc nhắc cho Mác-ta biết và hiểu giá trị hành động của cô Ma-ri-a. Cô Mác-ta cần khám phá để hiểu giá trị của cách hành xử của em mình. Và đó là cách để hiểu nhau sâu xa nhất: cần ra khỏi việc đề cao giá trị bản thân với những bận tâm cá nhân, để nhận ra giá trị của người khác và hành động của họ. Sự hiểu biết đó dẫn đến một sự sẵn sàng dẫn người khác đến với ý nghĩa của chọn lựa của chính họ.

Cô Mác-ta đã hiểu lời Chúa nói và hiểu em mình sâu hơn, nghĩa là hiểu em mình trong mối tương giao với Chúa. Sau này, trong dịp Chúa đến Bê-ta-ni-a khi La-da-rô qua đời, cô Mác-ta, sau khi đã gặp Chúa, đã đi về gọi Ma-ri-a: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy!” Cô Mác-ta không còn nghĩ đến mối bận tâm của mình, nhưng mời gọi em Ma-ri-a đến với Chúa. Như vậy, từ câu nói: “xin Thầy bảo em con giúp con” đến “Thầy gọi em” là một hành trình biến đổi tâm linh sâu xa. Đó là sự thay đổi trung tâm của mối bận tâm: từ mình (bận tâm của bản thân) đến Chúa (gọi Ma-ri-a đến với Chúa). Đó là sự hiểu biết nhau trong chiều sâu cuộc sống.

Sự hiểu biết nhau giữa cô chị Mác-ta và cô em Ma-ri-a mà Chúa Giê-su chỉ dẫn cho, gợi mời chúng ta cũng đi vào tiến trình của sự hiểu biết hỗ tương này. Đó là sự hiểu nhau, không dựa trên mối bận tâm về công việc hay chính công việc, không dựa trên hoạt động, mà là trên trung tâm nào thu hút cuộc sống. Trung tâm đây là Chúa Giê-su. Chúa là trung tâm, chứ không phải công việc hay hoạt động. Như vậy, có Chúa là có sự ấm êm, sự ấm êm của hiểu biết nhau chân thực, sự hiểu biết tại trung tâm của cuộc đời.

 2. ẤM ÊM CỦA KHÁT MONG SỰ SỐNG

Chúng ta tiếp tục với trình thuật thứ hai, trong Tin Mừng theo thánh Gio-an chương 11 từ câu 1 đến 44. Đây là trình thuật về việc Chúa làm cho La-da-rô sống lại. Khi người em La-da-rô đau nặng, hai người chị đã cho người báo tin cho Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. Khi báo tin cho Chúa Giê-su về tình trạng nguy kịch của em mình, hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a muốn cho em La-da-rô được sống. Sống với nhau là diễn tả mong ước cuộc sống ấm êm. Mất đi người thân là mất đi sự ấm êm. Chúng ta không đề cập đến diễn tiến của việc Chúa phục sinh anh La-da-rô. Xin dừng lại câu nói của cô Mác-ta và cô Ma-ri-a. Hai cô đã thưa gì với Chúa?

Khi gặp Chúa, cô Mác-ta thưa: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết” (câu 21). Khi được chị gọi đến gặp Chúa, cô Ma-ri-a cũng thưa với Chúa: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết” (câu 32). Qua hai câu nói với nội dung và những từ ngữ giống nhau, chúng ta khám phá ra rằng hai chị em xác tín rằng Chúa là nơi của một cuộc sống ấm êm. Có Chúa, không có sự chết. Sự chết mà hai chị em nói đây là sự chết thân xác, thể lý. Chết là chia ly, là vĩnh biệt, là mất mát hoàn toàn. Nếu có Chúa ở đây, không có những thứ đó.

Qua câu nói của cô Mác-ta và Ma-ri-a, chúng ta có thể nói rằng có Chúa, thì không có sự chết. Sự chết ở đây được hiểu trên phạm vi khác thể lý. Nếu có Chúa Giê-su hiện diện, chắc chắn không xảy ra những chuyện đau lòng, những chuyện làm đau lòng nhau, không xảy ra chuyện giết chết nhau, loại trừ nhau. Khi vắng Chúa Giê-su, người ta gây cho nhau sự chết, gây những khổ đau về nhiều phương diện. “Nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. Nếu có Chúa ở đây, trong gia đình, trong cộng đoàn, đã không xảy ra những điều gây nên cái chết, gây nên chết chóc cho nhau.

Như vậy, nơi đâu có Chúa Giê-su, nơi đó có cuộc sống ấm êm, ấm êm của sự sống và sự sống dồi dào. Đây cũng là bài học cho chúng ta, để chúng ta luôn sống sự hiện diện của Chúa Giê-su trong gia đình và các cộng đoàn chúng ta. Chính sự hiện diện sống động của Chúa Giê-su làm cho đời sống chúng ta hạnh phúc và vui tươi, bình an.

 3. ẤM ÊM CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Trình thuật thứ ba liên quan đến mái ấm Bê-ta-ni-a là trích đoạn Tin Mừng theo thánh Gio-an chương 12 từ câu 1 đến 8. Đây là những ngày cuối cùng của Chúa Giê-su. “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua”, nghĩa là Chúa chỉ còn sống khoảng một tuần nữa thôi. Một lần nữa, Chúa đến Bê-ta-ni-a. Trong dịp này, chúng ta nhận ra trong mái ấm Bê-ta-nia một bầu khí thâm trầm hơn. Vẫn có một bữa ăn, vẫn có chị Mác-ta phục vụ, vẫn có anh La-da-rô đồng bàn với Chúa, vẫn có cô Ma-ri-a với những sáng kiến độc đáo. Cả ba chị em muốn diễn tả, trong dịp này, lòng biết ơn đối với Chúa một cách đặc biệt.

Cô chị Mác-ta luôn là một người nhiệt tâm phục vụ Chúa. Hôm nay cũng chính chị hầu bàn. Đây là một thái độ khiêm tốn nhưng tràn đầy lòng yêu mến. Tình yêu, lòng biết ơn của chị được diễn tả trong cung cách phục vụ khiêm hạ, tận tình. Còn anh La-da-rô, vì là người bạn của Chúa và là người Chúa thương, nên đồng bàn, gần bên Chúa để có thể hàn huyên, trao đổi và tiếp Chúa. Đây là nơi anh diễn tả lòng biết ơn Chúa đã làm cho anh sống lại. Còn cô Ma-ri-a, luôn là con người với trái tim nồng nàn, diễn tả tình yêu và lòng biết ơn bằng việc xức dầu thơm hảo hạng cho Chúa. Với trái tim của một người nữ yêu mến nồng nàn, chị muốn cho Chúa và cả không gian Chúa hiện diện toả ngát hương thơm, hương thơm của tình yêu nồng ấm. Như vậy, ba chị em, trong cuộc hạnh ngộ cuối cùng này, muốn diễn tả lòng biết ơn sâu xa với Chúa Giê-su. Mỗi người một cách, nhưng tất cả là tình yêu và lòng biết ơn. Chính lòng biết ơn Chúa nối kết ba chị em và tiếp tục sống trong sự nồng ấm, ngay cả khi Chúa không còn hiện diện. Chúa không hiện diện thể lý, nhưng lòng biết ơn của ba chị em là “ký ức sống động” như lôi kéo Chúa hiện diện luôn mãi nơi mái ấm Bê-ta-ni-a này.

Diễn tả lòng biết ơn của ba chị em Bê-ta-ni-a đối với Chúa Giê-su mời gọi chúng ta sống tình nồng ấm trong gia đình, trong cộng đoàn, bằng chính sự biết ơn của chúng ta đối với Chúa. Khi chúng ta biết ơn Chúa, cảm tạ Chúa, là chúng ta nối kết với nhau trong Chúa, trong ký ức về những gì nối kết chúng ta lại. Bao lâu còn cảm tạ Chúa, nhớ on Chúa, bấy lâu chúng ta còn gần nhau, còn sống thân tình, ấm êm. Trái lại, xa vắng Chúa, là xa vắng nhau, vô ơn với Chúa dẫn đến vô ơn với nhau, và bầu khí là lạnh lùng.

Hôm nay, mừng lễ ba chị em sông dưới mái nhà Bê-ta-ni-a, chúng ta như được đang sống trong bầu khí ấm êm của gia đình này, giữa ba chị em đang quây quần bên Chúa Giê-su. Ước gì sự hiện diện của Chúa thật sống động trong các gia đình, trong các cộng đoàn, để các thành viên cảm thấy niềm hạnh phúc được sống với nhau bên Chúa Giê-su, Đấng đã cảm nghiệm tại mái ấm Bê-ta-nia, “một tình bạn thân thương nơi anh La-da-rô, sự phục vụ khiêm tốn tận tình của chị Mác-ta và một con tim an tĩnh lắng nghe của chị Ma-ri-a”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 : Rửa chân cho nhau

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong thánh lễ Tiệc ly, chiều Thứ Năm, Tuần Thánh thường có...

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 : Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm...

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Ôi tình Chúa tuyệt vời!

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38 Ôi Tình Chúa Tuyệt Vời! Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bữa tiệc mà Chúa Giêsu cùng ăn uống với các...

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11: Phục vụ Chúa như thế nào?

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11 Phục vụ Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin mừng Thứ Hai Tuần Thánh, gợi lên cho chúng...

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56: Chết vì yêu

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56 Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chứng kiến phép lạ cả thể, Đức Giêsu cho Lazaro sống...

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42: Tin là lựa chọn

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42 Tin Là Lựa Chọn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa những ngày áp Tuần Thánh càng...

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29: Buông bỏ để nhận được

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29 Buông Bỏ Để Nhận Được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài Tin Mừng chỉ vỏn vẹn có ba...

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59: Sống Lời Chúa đời nở hoa

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59 Sống Lời Chúa Đời Nở Hoa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng...

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30: Tin thờ Thiên Chúa Thật

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30 Tin Thờ Thiên Chúa Thật Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài trích sách Đanien thuật lại câu...

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm B, Ga 8,1-11: Hãy về và đừng phạm tội

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm A/B, Ga 8,1-11 Hãy Về Và Đừng Phạm Tội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Mặt trời chiếu sáng cho mọi...

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30: Nhiệt tâm thi hành sứ vụ

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30 Nhiệt Tâm Thi Hành Sứ Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, cho ta biết Chúa...

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47: Làm nhân chứng

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47 Làm Nhân Chứng Lasan Ngô Văng Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng ngày hôm qua, Chúa Giêsu khẳng định cho...