Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CUỘC ĐỜI ĐẬM CHẤT TIN MỪNG- lễ thánh Mát-thêu Tông Đồ (21/9)-VP Duyên Thập Tự

TN-172-LR-lễ thánh Mát-thêu Tông Đồ (21/9)-

CUỘC ĐỜI ĐẬM CHẤT TIN MỪNG

(Ep 4,1-7.11-13 ; Mt 9,9-13)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay chúng ta mừng kính thánh Mát-thêu. Ngài là một Tông đồ thuộc Nhóm Mười Hai và là một trong bốn thánh sử đã viết Tin Mừng về Chúa Giê-su. Đời sống của ngài hết sức âm thầm, vì không có nhiều thông tin. Nhưng chúng ta có thể nhận ra nơi ngài, qua việc ngài được Chúa Giê-su kêu gọi và Tin Mừng ngài viết, đó là một “CUỘC ĐỜI ĐẬM CHẤT TIN MỪNG”. Cuộc đời của người thu thế tên là Lê-vi đã chuyển sang một khúc quanh mới với việc gặp được ánh mắt của Chúa Giê-su và đã mang một ấn tượng sâu đậm về Con Người này mà từ đây trở thành Thầy của ông; để rồi, suốt cuộc đời, ông viết lên những dòng chữ Tin Mừng Cứu Độ

 1. BẮT GẶP ÁNH MẮT TIN MỪNG

Trình thuật về ơn gọi của thánh Mát-thêu cũng gọi là Lê-vi là một tường thuật ngắn nhất trong các bản văn liên quan đến ơn gọi trong Kinh Thánh Cựu Tân Ước. Trình thuật này gói gọn chỉ trong một câu với vài mệnh đề: “Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người”(Mt 9,9).

Để trình bày về thánh Mát-thêu, hoạ sĩ Caravage đã vẽ các bức hoạ theo yêu cầu của một vị hồng y để trang trí nhà nguyện của thánh đường Saint Louis des Français ở Roma. Hoạ sĩ đã vẽ ba bức hoạ về thánh nhân: ơn gọi của thánh Mát-thêu, thánh Mát-thêu viết Tin Mừng và cuộc tử đạo của thánh Mát-thêu. Ba tác phẩm này được thực hiện và hoàn tất vào những năm từ 1599 đến 1602.

Liên quan đến ơn gọi của thánh Mát-thêu, hoạ sĩ đã làm nổi bật nhiều yếu tố như sự đối nghịch giữa ánh sáng và bóng tối. Đây là nét độc đáo của hoạ sĩ. Những chi tiết đều mang những ý nghĩa mà tác giả muốn ký gửi vào… Riêng tôi, tôi chú ý đến ánh mắt của Chúa Giê-su gặp ánh mắt của Mát-thêu.

Khi nhìn vào bức hoạ, chúng ta dễ thấy Chúa Giê-su như vừa tiến vào bên trong của một nơi nào đó, có thể đó là trạm thu thuế. Đôi mắt Chúa diễn tả tất cả sự trìu mến và tin tưởng. Tay Chúa đưa ra như là một mời gọi và cũng như một sự cứu vớt.

Câu hỏi được đặt ra cho nhiều nhà nghiên cứu và phê bình: ai là Mát-thêu trong các nhân vật đang ngồi chung quanh chiếc bàn đối diện kia? Nhiều người cho rằng đó là nhân vật có râu, tay chỉ vào mình như đặt câu hỏi: Chính ngài gọi tôi sao? Nhưng có những người cho rằng tất cả bốn nhân vật – trừ nhân vật đeo kiếng đứng thứ hai – đều diễn tả Mát-thêu với những tâm thái khác nhau. Có thể đó là ý định của hoạ sĩ muốn diễn tả con người của Mát-thêu khi được Chúa kêu gọi. Chúng ta dừng lại một chút để suy nghĩ và suy niệm.

Ơn gọi của Mát-thêu có thể được diễn tiến qua bốn tâm trạng:

– Tâm trạng thứ nhất – được biểu thị qua nhân vật đầu tiên từ trái sang – đó là người đang cúi xuống đếm những đồng tiền với sự chú tâm. Đồng tiền thu hút ánh nhìn và cả con người của Mát-thêu. Đôi tay đang đếm tiền có hình đôi chân thú vật, chân heo. Đây là tình trạng của Mát-thêu khi Chúa gọi. Ông đang mãi miết với những đồng tiền thu thuế – những đồng tiền tội lỗi – và những thứ này hạ thấp ông xuống. Bên cạnh ông – nhân vật đeo kiếng đang thủ thỉ vào tai ông – đó là tiếng nói của ma quỉ, thế gian, muốn át đi tiếng gọi của Chúa, thúc dục ông chú tâm vào tiền bạc, vào việc đếm tiền.

– Tâm trạng thứ hai – được biểu thị qua nhân vật thứ ba – đó là người mang dáng vóc của người lớn tuổi, của người có suy nghĩ. Ông bỡ ngỡ chỉ vào mình diễn tả sự ngạc nhiên trước lời mòi gọi của Chúa: Chính tôi sao? Ánh nhìn của ông trực tiếp với ánh nhìn của Chúa. Sự gặp gỡ giữa hai ánh nhìn tạo nên hiệu ứng mạnh nơi Mát-thêu.

– Tâm trạng thứ ba – được biểu thị qua nhân vật thứ bốn – đó là khuôn mặt “trẻ thơ” với ánh nhìn trong sáng. Khi được Chúa nhìn và kêu gọi, Mát-thêu cảm thấy một sức sống mới tràn chảy trong ông làm ông tươi mới, với ánh nhìn trong sáng, phát xuất từ tâm hồn được Chúa biến đổi.

– Và tâm trạng thứ tư – được biểu thị qua nhân vật thứ năm. Nhân vật này trong tư thế đứng dậy. Đây là phản ứng của Mát-thêu. Ông sẵn sàng cho việc lên đường theo Chúa. Bên hông nhân vật, đeo chiếc gươm, biểu thị cho sự mạnh mẽ và kiến hiệu của lời Chúa Giê-su.

Một chút phân tích trên cho phép chúng ta hiểu hơn về những tâm trạng của người thu thuế tên là Mát-thêu khi ông được Chúa Giê-su kêu gọi. Những biểu hiện qua các cử chỉ và nhất là đôi mắt, diễn tả sự gặp gỡ giữa hai ánh nhìn. Ánh nhìn này sẽ theo người môn đệ Mát-thêu trung tín đến hết cuộc đời.

Nhân dịp đọc lại trình thuật ơn gọi của thánh Mát-thêu, mỗi chúng ta cần khám phá ra ánh nhìn của Chúa Giê-su dành cho mình, để qua ánh nhìn đó, chúng ta khám phá ra chất Tin Mừng đang chuyển từ Chúa Giê-su sang chúng ta, để cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta thật sự là một cuộc đời thấm đượm Tin Mừng.

 2. ĐẤNG LÀ TIN MỪNG CỨU ĐỘ

Trình thuật ơn gọi của môn đệ Mát-thêu được tiếp diễn với một bữa tiệc được tổ chức tại nhà ông Mát-thêu. Có thể là một bữa ăn tiễn biệt các bạn hữu thu thuế để ông đi theo Chúa Giê-su làm môn đệ.

Trong bữa ăn này, chúng ta nghe được lời những người Pha-ri-siêu nói với các môn đệ Chúa: “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thế, Chúa Giê-su nói: “Người khoẻ không cần các thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là kêu gọi người tội lỗi”.

Những lời này của Chúa không chỉ dành cho những người Pha-ri-siêu có mặt lúc đó, nhưng, đối với ông Mát-thêu, – người vừa được gọi từ một hoàn cảnh tội lỗi và yếu đau, vì là hạng người thu thuế và tội lỗi – những lời nói đó của Chúa trở thành nền tảng của Tin Mừng. Chúa Giê-su chính là hiện thân của Tin Mừng Cứu Độ.

Người môn đệ Mát-thêu đã nhận được ánh nhìn Tin Mừng này trong việc Chúa kêu gọi ông và trong lời khẳng định của Chúa về mục đích của bản thân và cuộc sống của Người. Những lời nói của Chúa đã trở thành nền tảng của chính Tin Mừng mà thánh Mát-thêu sẽ viết lên sau này. Ngài đã viết Tin Mừng về Chúa Ki-tô, Đấng Cứu Độ.

Như vậy, chúng ta hãy đọc Tin Mừng thánh Mát-thêu viết trong ánh nhìn về Tin Mừng Cứu Độ được hiện thực và cụ thể trong Con Người Chúa Giê-su. Kinh nghiệm bản thân của thánh Mát-thêu khi được Chúa gọi và sự việc diễn ra trong bữa ăn sau đó, trở thành kinh nghiệm của những ai – của chúng ta – khi đọc sách Tin Mừng ngài viết.

 3. CÁI CHẾT CHO TIN MỪNG

Để kết thúc một vài suy niệm về thánh Mát-thêu. Một lần nữa, chúng ta cùng thưởng thức bức hoạ thứ ba mà Caravage đã vẽ về thánh nhân. Bức hoạ này diễn tả cuộc tử đạo của thánh Mát-thêu.

Theo tương truyền, thánh Mát-thêu đã bị giết chết trong một buổi cử hành thánh lễ. Ngài mặc áo lễ. Tên đao phủ quật ngài xuống đất và trong tư thế sẵn sàng giết chết ngài. Đôi mắt ngài hướng lên trời cao và tay phải ngài đưa lên để nhận lấy cành lá thiên tuế mà thiên thần, từ trời, trao cho ngài.

Những chi tiết này cho chúng ta hiểu thêm về cuộc đời thánh Mát-thêu như là một cuộc đời dấn thân vì Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô. Và cái chết tử đạo là minh chứng cuối cùng của sức mạnh tình yêu của ngài đối với Tin Mừng, đối với Chúa Giê-su Ki-tô.

Mừng lễ thánh Mát-thêu, nghe lại trình thuật ơn gọi của ngài, và qua những bức hoạ của Caravage, chúng ta cầu xin Chúa Giê-su thấm đượm đời chúng ta bằng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa, mỗi ngày và suốt cả cuộc đời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...