Thứ Ba, 25 Tháng 3, 2025

ĐẶC ĐIỂM CỦA VUA GIÊSU Lc 23,35-43

ĐẶC ĐIỂM CỦA VUA GIÊSU

Lc 23,35-43

M. Bosco, Phước Sơn

         Lễ Đức Giêsu vua vũ trụ là một trong những lễ trọng về Đức Giêsu và là lễ vui mừng của người Kitô giáo. Thế nhưng Giáo Hội lại cho nghe đọc bài Tin Mừng nói về tình trạng thảm thương của Đức Giêsu trên thánh giá. Vậy chúng ta thử hỏi đâu là chân dung đích thực của vị vua Giêsu trên thánh giá thảm thương ấy?

  1. Hình ảnh bi thảm của vị vua Giêsu

        Các vua chúa trần gian có ngai vàng. Cái ngai của họ biểu hiện sự uy quyền và giàu sang. Ngay các giám mục giáo phận cũng có ngai toà riêng. Cái ghế giám mục thường được chạm trổ công phu và nổi bật hơn các thứ ghế khác. Hay cả cái ghế của vị chủ tế trong các nhà thờ nhà nguyện cũng là cái ghế sang trọng hơn những nghế khác trong nhà thờ nhà nguyện.

        Thế còn cái ngai hay cái ghế của Đức Giêsu thì thế nào? Vua Giêsu không ngồi trên cái ghế sơn son thiếp vàng, mà “ngồi” trên thánh giá. Các thánh giá được treo trong các nhà thờ, nhà nguyện thường được bào láng, đánh vecni hay xịt dầu bóng PU trông đẹp mắt, chứ thập giá mà người Rôma ngày xưa dùng để hành hình các tội nhân chỉ đơn giản là hai khúc cây sần xùi đóng với nhau theo hình chữ thập, rất thô sơ! Ngai vua vũ trụ là thánh giá như thế đó, bên ngoài không có gì là hấp dẫn.

        Các vua chúa thì mặc cẩm bào. Vải dùng may áo cho vua phải là thứ vải quý và đẹp. Trên áo nhà vua còn gắn thêm những thứ đá quý, những huy hiệu hay biểu tượng gì đó để nói lên vẻ sang trọng và lộng lẫy của nhà vua. Còn vua Giêsu trên thập giá thì trần trụi, chỉ được khoác vọn vẹn một tấm khố! Thay vì những huy hiệu và đá quý, trên mình vua Giêsu đầy những vết thương loang lổ và máu me đầm đìa.

        Đầu các vua đội triều thiên sáng loáng giúp tăng thêm danh dự cho vua. Ai nhìn vào cũng thấy vua được nổi bật trên các quan chức. Còn vua Giêsu đội mũ gai, biểu tượng của sự nhục nhã. Một người dân Rôma tầm thường nhất cũng không bị nhục đến thế.

        Vua chúa trần gian có uy và có quyền. Vua ra lệnh gì thì mọi thần dân phải nghe răm rắp. Vua có quyền tối cao trong việc xét xử. Vua phán sao thì mọi người dân nghe vậy. Lệnh vua ban phải vâng theo tuyệt đối. Vua cho sống thì được sống, vua bảo chết là chết. Không ai có thể chống cự. Còn vua Giêsu ngồi trên thánh giá như một tội nhân mất hết tự do. Vua Giêsu bị kết án tử chứ Người đâu có kết án ai!

         Nếu các vua chúa trần gian được tung hô, tán tụng, thì vua Giêsu trên thập giá lãnh đủ mọi thứ tủi nhục. Các thủ lãnh buông lời nhạo cười: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Những người lính làm nhiệm vụ đóng đinh các tội nhân cũng chế nhạo vua Giêsu: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Ngay cả tên gian phi đang bị treo trên thập giá cũng buông lời nhục mạ: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với.”

Phải chăng chúng ta tôn thờ vua Giêsu với bao vẻ nhục nhã và bi thảm như thế? Thưa chúng ta tôn thờ vua Giêsu không phải vì Người trong tư cách một tội nhân với cái chết bi thảm, nhưng tôn thờ một Đấng đàng sau những vẻ bi thảm ấy chứa đựng một tình yêu vượt trên mọi tình yêu.

  1. Đàng sau một dáng vẻ bi thảm

        Chúng ta tôn thờ vua Giêsu, Đấng chịu chết đau thương trên thánh giá, cái chết của Người là cái chết tự hiến vì tình yêu cho nhân loại. Tình yêu ấy là tình yêu cao quý nhất: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính nạng vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).

         Chính tình yêu cao quý của Đức Giêsu làm cho cái chết trên thánh giá của Người có ý nghĩa, và con người chết trên đó đáng tôn thờ với tư cách là vua. Chúng ta gọi Người là Đức Vua tình yêu.

         Trên thánh giá Đức Giêsu bị những người lính mỉa mai hỏi “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Đức Giêsu không trả lời. Đức Giêsu được nhập thể và sinh ra bởi dòng tộc Do Thái. Người cũng nhắm mang ơn cứu độ cho người Do Thái trước hết. Nhưng Người không chỉ là vua của dân tộc Do Thái mà thôi, mà còn là vua mọi dân mọi nước, vua của các vua. Vương quốc của Người không giới hạn bởi lãnh thổ quốc gia Do Thái, hay một đất nước nào. Khi bị xét xử trước mặt quan Philatô, Đức Giêsu đã khẳng định: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36). Vương quốc của vua Đức Giêsu không có đường biên giới, cũng không có tên trên bản đồ thế giới. Vương quốc ấy bao trùm cả thế giới. Đặc điểm của vương quốc của Đức Giêsu như trong kinh tiền tụng của thánh lễ hôm nay gọi là “vương quốc vĩnh cửu và vô biên, vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.”

         Vương quốc Đức Giêsu thiết lập sẽ tồn tại đến muôn đời. Dân tộc thuộc vương quốc này gồm tất cả mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi, bất kể họ khác nhau về màu da hay ngôn ngữ. Vương quốc ấy tuy vô hình nhưng lại rất cụ thể và sống động. Vương quốc ấy ở trong tim con người. Ai tin và sống trong tình thương của Đức Giêsu, người ấy thuộc về vương quốc của vua Giêsu.

         Chúng ta là người không những được gia nhập vào vương quốc của Đức Giêsu, mà còn được chia sẻ chức vị làm vua của Đức Giêsu qua bí tích thánh tẩy. Nếu chúng ta tôn vinh Đức Giêsu là vua qua niềm tin sống trong tình yêu của Người, chúng ta sẽ được nghe Chúa nói như đã nói với người trộm lành: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng.”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin (Lc 1,26-38) Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin 25/03, Lc 1,26-38: Xin vâng

  XIN VÂNG (Is 7,10-14; 8,10; Hr 10,4-10; Lc 1,26-38)   Trường Kha, Phước Lý Trong cuộc sống của con người luôn có những biến cố xảy ra, những...

Lễ Truyền Tin: Xin vâng trong niềm tín thác

    XIN VÂNG TRONG NIỀM TÍN THÁC  (Lc 1,26-28) M. Catherine Labouré, Phước Thiên “…Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi...

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9): Hồng ân sám hối

Chúa nhật III, Mùa chay, Năm C (Lc 13,1-9) Hồng Ân Sám Hối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có một thực tế chúng ta cần nhìn nhận...

Chúa Nhật III Mùa Chay, C, Lc 13,1-9: Sám hối trở về với Chúa

    SÁM HỐI TRỞ VỀ VỚI CHÚA (Lc 13,1-9) M. Phêrô Bình, Phước Lý Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi: “Hãy sám hối và tin...

Chúa nhật III Mùa Chay – C: Hãy thật lòng trở về với Chúa

  Chúa nhật III Mùa Chay - C HÃY THẬT LÒNG TRỞ VỀ VỚI CHÚA M. Gioan Bosco Thật, Phước Hải Chúa Nhật II Mùa Chay vừa qua, Đức Giêsu...

Ngày 19/03, Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 Thánh Giuse Ngủ

Ngày 19/03, Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Mt 1,16.18-21.24 Thánh Giuse Ngủ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong ngày lễ Thánh Giuse Bạn Trăm...

Ngày 19-3, Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse – Đấng đầy uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria - Thánh Giuse - Đấng Đầy Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh toàn...