Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐƯA ĐẾN ĐÂU?- thứ Hai tuần XXI TN- Vp. Duyên Thập Tự

TN-143-TUẦN XXI-thứ Hai

ĐƯA ĐẾN ĐÂU?

 (1Tx 1,1-5.8b-10 / Mt 23,13.15-22)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Chúng ta đã suy niệm về việc “đến với nhau” và “chung sống hoà bình”. Có một điều ẩn dấu trong hai hoạt động trên, đó là chúng ta dẫn dắt nhau, đưa nhau đi. Sống với nhau, chúng ta có ảnh hưởng trên nhau và lối suy nghĩ cũng như hành động chắc chắn có những tác động.

Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay đề cập đến hai nhóm người: nhóm thứ nhất gồm các kinh sư và những người Pha-ri-siêu được nêu lên trong bài Tin Mừng thánh Mát-thêu chương 23 câu 13 và từ câu 15 đến 22; nhóm thứ hai gồm các ông Phao-lô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê được nói đến trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca chương 1 từ câu 1 đến 5 và từ câu 8b đến 10. Trong cả hai nhóm người này, chúng ta nhận ra một số điểm đối nghịch trong cách thức tiếp cận với tha nhân. Từ cách sống và lối suy nghĩ, hai nhóm người này đã dẫn đưa tha nhân đến những “nơi” khác nhau. Tôi xin được chia sẻ về họ với câu hỏi: “ĐƯA ĐẾN ĐÂU?”, để rút ra những bài học cần thiết và bổ ích.

 1. VẤT VẢ KIẾM TÌM

Điều đầu tiên mà hai nhóm này đều thực hiện, đó là sự vất vả kiếm tìm. Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su nói với các kinh sư và những người Pha-ri-siêu: “Các người rảo khắp biển cả và đất liền để rủ một người theo đạo…” Đây là thiện chí đáng khen của họ. Họ là những người truyền giáo nhiệt thành, vì bất chấp những nguy hiểm và khó khăn trên biển cả và đất liền để đi tìm và thu phục những người tòng giáo.

Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai vào năm 50, thánh Phao-lô đến Thê-xa-lo-ni-ca, thủ phủ xứ Ma-kê-đo-ni-a. Đây là thành phố lớn đầu tiên ở Âu châu ngài đặt chân tới. Sách Công vụ Tông đồ cho biết thánh Phao-lô đã từ Phi-líp-phê tới đây, có các ông Si-la và Ti-tô đi theo (Cv 17,1-10). Ngài lưu lại ở đây khá lâu và đã có thời gian hành nghề (1 Tx 2,9) và nhận đồ tiếp tế nhiều lần từ Phi-líp-phê gửi tới (Pl 4,16) cũng như đưa nhiều người Do thái, nhất là dân ngoại đến với Tin Mừng (1 Tx 1,9).

Như vậy, nơi điểm thứ nhất này, chúng ta nhận thấy hai nhóm người này đều là những nhà truyền giáo rất nhiệt thành. Nhưng đó mới là khởi điểm, nghĩa là đi tìm những người để họ theo đạo. Điều này cần thiết, nhưng không có tính quyết định. Điều quan trọng hơn mang tính quyết định, đó là những người theo đạo kia sẽ trở thành như thế nào.

 2. ĐƯA ĐẾN CHỖ NÀO?

Chúa Giê-su nói tiếp với các kinh sư và những người Pha-ri-siêu: “nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người”. Tại sao lại xảy ra “thảm cảnh” như vậy? Đây là vấn đề rất hệ trọng. Nó liên hệ đến chính vận mạng của những người tòng giáo. Trước đó, Chúa đã nói thẳng với họ: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-siêu đạo đức giả! Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Chính các người không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào”. Điều gì xảy ra nơi họ để dẫn đến chỗ bi thương này: bản thân không vào Nước Trời và cản trở những người khác không vào được. Thật là một tình hình nguy kịch! Thật là một tình trạng đáng báo động đỏ! Vì nó đụng chạm đến vận mạng đời đời của con người. Chúng ta đứng trước một sự khó hiểu, rất khó hiểu!

Còn đối với thánh Phao-lô và các cộng sự viên của ngài, đâu là nơi các ngài đã dẫn đưa các tân tòng đến? Chúng ta đọc trong trích đoạn thư hôm nay: “Đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiến chúng tôi không cần phải nói thêm gì nữa. Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa như thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến…” Đây là điểm đến mà các tông đồ, những nhà truyền giáo nhiệt thành của chúng ta, dẫn anh chị em mới theo đạo đến. Đó là trở về với Thiên Chúa, tin vào Thiên Chúa, phụng thờ Thiên Chúa và chờ đợi Chúa Giê-su ngự đến. Chúng ta có thể nói, điểm đến ở đây là chính Nước Trời.

Hai nhóm người – cùng nhiệt tâm truyền giáo – nhưng đã dẫn những người tòng giáo đến hai kết quả đối nghịch với cùng một thực tại: không vào Nước Trời và vào Nước Trời. Điểm đến hay chỗ đến là yếu tố quan trọng hàng đầu để lượng giá hoạt động tông đồ, nhiệt tâm truyền giáo. Nếu đưa đến chỗ “hư mất” – không vào Nước Trời – thì đó là một đại hoạ cho chính công cuộc truyền giáo. Đó không phải là công cuộc truyền giáo thật sự. Đó là sự chiêu mộ tín đồ để thực hiện tham vọng cá nhân của người đi tìm kiếm những người tòng giáo. Tham vọng cá nhân của họ vượt trên số mạng của những người theo đạo. Trái lại, nếu dẫn đến với Thiên Chúa, đến chỗ phụng thờ Thiên Chúa, đến việc sống với Chúa Ki-tô, thì đó là việc truyền giáo đích thực. Nhà truyền giáo đã dẫn các người tòng giáo đến “nơi”, đến “chỗ”, đến “chốn” của ơn cứu độ.

Điều trên cho chúng ta thẩm định ý định của chúng ta khi đi tìm anh chị em mình, không những là những người chưa nhận biết Chúa, mà cả những người đang sống chung với chúng ta. Chúng ta dẫn họ đến đâu? Chúng ta đưa họ đến nơi nào? Vẫn luôn có đó cái nguy cơ là chúng ta “kéo nhau sống bất trung”, đưa nhau đến chỗ sống bất trung với ơn gọi ki-tô hữu, với ơn gọi thánh hiến tu trì. Những lời Chúa nói với các kinh sư và những người Pha-ri-siêu là những lời cảnh tỉnh cho chính chúng ta. Coi chừng chúng ta đang ngăn trở người khác bước vào Nước Trời. Còn những điều thánh Phao-lô viết lên từ đáy tâm hồn ngài phải trở thành xác tín cho mỗi chúng ta: chúng ta phải đưa anh chị em chúng ta ra khỏi những thứ ngẫu tượng, để đến với Thiên Chúa với đức tin, đến với việc phụng thờ Thiên Chúa, đến với Chúa Giê-su Ki-tô.

Điều đó cũng đặt cho chúng ta vấn đề về lối sống và cách dẫn đường của chúng ta.

 3. NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG

Vậy đâu là lối sống và cách dẫn đường của các kinh sư và những người Pha-ri-siêu? Chúa đã gọi họ là “những người giả hình”. Họ không trung thực với chính ơn gọi của họ và không sống trung thực với căn tính của họ. Họ luôn luôn sống “giả tạo”, “giả dối”. Chính cách sống này gây nên thiệt hại cho những người đi theo họ. Những người này cũng tiêm nhiễm và sống giả dối, giả hình, như họ, và có thể nói là “còn gấp đôi”. Đây là một sự thiệt hại rất lớn. Tiếp đến, lối suy nghĩ và quan điểm của họ rất lệch lạc, mà Chúa gọi họ là “những kẻ dẫn đường mù quáng”. Họ mù mà dắt đường những người khác, thì biến những người này trở nên mù luôn. “Mù mà dẫn mù thì cả hai lăn cù xuống hố!”. Đâu là quan điểm của họ. Chúa nói đến đền thờ và bàn thờ. Đây là những biểu tượng của sự thánh thiêng. Nhưng các kinh sư và những người Pha-ri-siêu đã “tục hoá” khi họ có quan niệm “duy vật” về những sự thánh thiêng. Họ cho vàng quí hơn đền thờ, vì chỉ vàng mà thề thì mới có ý nghĩa; cho lễ vật quí hơn bàn thờ, vì chỉ lễ vật mà thề thì mới có giá trị. Họ là những con người tham lam, ham mê tiền bạc – như chính Chúa đã nói về họ như thế -, nên họ lấy quan điểm đó mà dạy cho các người đi theo họ, là biến những người này thành gian ác và lệch lạc như chính họ và hơn cả họ nữa. Như thế, lối giáo dục và lối sống của các kinh sư và những người biệt phái đã gieo những nọc độc vào những con người tòng giáo. Họ bị dẫn vào nơi lệch lạc, sa đoạ. Những lời Chúa nói với các kinh sư và những người Pha-ri-siêu là những lời cảnh tỉnh cho chúng ta, nhất là những người lãnh đạo và có nhiệm vụ giáo dục anh chị em mình.

Trái lại, nếp sống và cách dẫn đường của tông đồ Phao-lô và các cộng sự viên của ngài hoàn toàn khác. Chúng ta nghe ngài khẳng định trong trích đoạn thư: “Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa”. Như vậy, các môn đệ Chúa là những người để Chúa Thánh Thần, quyền năng của Thiên Chúa và niềm xác tín bản thân dẫn dắt những người tòng giáo. Đây là công cuộc của Thiên Chúa, nên Thiên Chúa là người dẫn đường chính yếu. Các tông đồ của Chúa không tìm cách dẫn dắt người khác đến với mình, mà để Thiên Chúa dẫn dắt họ đến với Thiên Chúa. Các ngài cộng tác bằng lời rao giảng và bằng chính gương sáng đời sống, như thánh Phao-lô quả quyết: “Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em”.

Lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta rất mạnh. Chúng ta, với quan điểm của mình, qua lối giáo dục của mình và bằng đời sống của mình, dẫn đưa anh chị em chúng ta đến đâu. Những lời Chúa nói với các kinh sư và những người Pha-ri-siêu là như “chiếc gươm hai lưỡi sắc bén”, mổ xẻ tâm can và đời sống chúng ta, để đừng rơi vào “thảm cảnh” của họ và những người họ dẫn dắt. Trái lại, lời Chúa qua những dòng chữ của thánh Phao-lô phải trở thành “kim chỉ nam” cho chúng ta trong việc giáo dục, hướng dẫn và trong việc sống chung. Chúng ta dẫn nhau đến với Thiên Chúa, đưa nhau tới ơn cứu độ, để như thánh Phao-lô, “chúng tôi hằng tạ ơn Thiên Chúa về tất cả anh em. Chúng tôi nhắc đến anh em trong lời cầu nguyện”. Như thế, chúng ta đưa nhau đến Thiên Chúa, đưa nhau đến Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện của chúng ta dành cho nhau.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...