Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

ĐỨC GIÊSU KITÔ, “SỨ GIẢ” CỦA TÌNH THƯƠNG THIÊN CHÚA (Bài Suy niệm Thứ 5 tuần II TN)- Mai Thi

 

ĐỨC GIÊSU KITÔ, “SỨ GIẢ” CỦA TÌNH THƯƠNG THIÊN CHÚA

(Bài suy niệm Thứ 5 tuần II TN)

 Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo viết: “Đức Kitô là trung tâm của cộng đồng nhân loại trong gia đình Thiên Chúa. Người triệu tập họ (nhân loại) quanh Người bằng lời nói, bằng những dấu chỉ biểu lộ nước Thiên Chúa, ….” (số 542). Theo nghĩa này, Đức Giêsu Kitô đóng vai trò là Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Không phải chỉ vì đạo lý của Người cao siêu hơn những người khác khi trình bày về Thiên Chúa cho dân chúng, nhưng bởi vì nơi Người biểu lộ dung nhan tuyệt vời của Thiên Chúa. Người chấp nhận trở thành phàm nhân, sống như một người (ngoại trừ tội lỗi) giữa mọi người để cứu vớt loài người khỏi tội lỗi và dẫn họ về hạnh phúc vĩnh cửu là sự sống của Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô chính là hồng ân cao nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho con người: nơi Người, Thiên Chúa trao ban chính mình và trao ban cho con người tất cả.

Vì “Đức Giêsu Kitô là gương mặt biểu lộ lòng thương xót của Chúa Cha” (Tông thư Misericordiae Vultus, số 1), nên khi đọc các sách Phúc âm, chúng ta được chìm đắm trong lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Khi “dạy dỗ”, “rao giảng”, hay “nói Lời”, Đức Giêsu ưu tiên hướng đến phần rỗi mọi người (x. Mc 1, 22,39; 2, 2), nhất là những người bé mọn, khổ đau và bị xã hội loại trừ. Mưu cầu hạnh phúc cho con người là bận tâm duy nhất của Thiên Chúa, được Đức Giêsu thực hiện ngang qua những việc làm rất căn bản trong sứ mạng đem tình thương và niềm vui cứu độ đến cho muôn người.  

Nhưng Đức Giêsu không chỉ để lại những lời nói xuông mà kèm theo đó là “những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ” (Cv 2, 22),điều đó biểu thị dấu chỉ nước Thiên Chúa đã đi vào lịch sử nhân loại và thế giới. Những phép lạ ngoạn mục đủ loại được thực hiện cho con người kèm theo lời giảng dạy, tha tội và chữa lành tâm hồn… nhằm biểu lộ vinh quang vượt trội của Thiên Chúa trên các quyền lực khác. Nhưng Đức Giêsu làm như vậy không phải để vinh danh mình hay vì bất cứ một mục đích nào khác, nhưng hoàn toàn cho chúng ta và vì chúng ta. Giáo hội đã xác tín điều đó trong kinh Tin kính khi tuyên xưng Ngôi Hai Thiên Chúa: Người đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta” (tín biểu Nicêa-Constantinôpôli).

Cùng với lời ban sự sống là những phép lạ chữa lành được Đức Giêsu thực hiện, nói lên quyền năng và đặc biệt là những việc kỳ diệu minh chứng rằng nước Thiên Chúa đã đến rồi (x. Mc 1, 15). Chúng diễn tả đầy đủ và trọn vẹn về một Thiên Chúa có tên là tình yêu, là Đấng giàu lòng thương xót (x. Ep 2, 3). Và khi Đức Giêsu đến trần gian thực hiện sứ mạng Chúa Cha trao phó, Đức Giêsu làm gì nếu không phải đến để công bố cho mọi người chân lý đó, Người “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (x. Lc 19, 10).

Sống trong một xã hội dường như càng ngày người ta càng bị mất phương hướng: chạy theo trào lưu thế tục, đầy hận thù, ghen ghét,….. mỗi kitô hữu được mời gọi trở nên một Kitô khác (Alter Christus), trở thành một “cột thu lôi” kéo ơn Chúa đến cho người, qua cung cách hành xử của mình. Cùng với thao thức của Thiên Chúa Cha, với tấm lòng nhân lành rộng mở của Ngôi Lời trong sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và lòng khoan dung của Giáo hội, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân và nhà truyền giáo của Lòng Thương Xót cho tha nhân. Một khi chúng ta sống xứng danh kitô hữu là chúng ta đang tỏ bày cho nhân loại nhận biết Dung Nhan Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, chính họ cũng được thuyết phục, để với ơn Chúa thúc giục họ yêu mến và muốn khám phá niềm hạnh phúc vô tận từ giáo huấn và gương lành của Đức Giêsu Kitô. Mỗi kitô hữu chúng ta chân nhận và thâm tín rằng ai cũng có chỗ trong trái tim nhân lành của Thiên Chúa, cuộc đời mỗi người được bao bọc trong con tim trắc ẩn của Thiên Chúa; vì thế bổn phận của chúng ta và những người đã được chúng ta thu phục lại tiếp tục mở rộng và nối dài công cuộc truyền rao tình thương cứu độ của Thiên Chúa đến tận cùng trái đất.

Nếu thánh Gioan xác nhận “Thiên Chúa đã đến nhà mình” (Ga 1, 11a), thì đó cũng chính là việc Đức Giêsu Kitô nhập thể và nhập thế giữa cuộc lữ hành về nhà Cha của chúng ta. Vì yêu thương chúng ta, Thiên Chúa đã đi bước trước đến với mọi người, đặc biệt lòng khoan dung đó dành ưu tiên cho những người nghèo, bệnh tật, khổ đau, bị gạt ra bên lề xã hội. Người như người Cha, người thầy và người bạn để đồng hành, cảm thông, chia sẻ, chữa lành và phục vụ họ.

Trình thuật Tin mừng theo thánh Maccô hôm nay (Mc 3, 7-12) cho thấy có rất nhiều người từ mọi miền lân cận tìm đến với Đức Giêsu. Mặc dù có thể vì tò mò, vì hâm mộ, vì được cứu chữa… nhưng trong số đó có rất nhiều người bao quanh Đức Giêsu để lắng tai đón nhận lời của sự sống. Số người hâm mộ kéo đến càng lúc càng đông, đến nỗi Đức Giêsu phải lên thuyền, rời ra xa một chút để khỏi bị dân chúng chen lấn hầu có thể dễ dàng giảng dạy họ.

Trong số những người tìm đến với Đức Giêsu đã hẳn có rất nhiều người vì mục đích cầu lợi. Nhưng đến một lúc nào đó họ cũng như chúng ta hôm nay cần đạt đến một “trình độ” cao hơn, nghĩa là không chỉ vì tiếng gọi của “lương thực” nữa, thay vào đó là một cảm nghiệm, một xác tín như tiên tri Giêrêmia: “Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng” (Gr 20, 7) hay ở một chỗ khác: “Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào, lời Chúa làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài” (Gr 15, 16). Cùng với thánh tông đồ dân ngoại chúng ta xác tín, mọi sự chúng tôi làm vì “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (x. 2Cr 5, 14).

Tóm lại: Đức Giêsu, vị “sứ giả” của Thiên Chúa, “đã đến ném lửa vào mặt đất, và những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12, 49). Lửa đó là gì nếu không phải tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại. Thánh nữ A-nê trinh nữ tử đạo mà chúng ta mừng kính hôm nay đã sống tình yêu đó một cách phi thường. Là một thiếu nữ nhỏ bé đang ở độ tuổi hoa niên, nhưng bằng sự hiểu biết của con tim, trong sức mạnh của  lửa mến trào tràn, ngài đã can đảm nhận đón lấy cái chết tử đạo để làm chứng cho tình yêu của ngài dành cho vị hôn phu duy nhất của mình là Đức Ki-tô. Tình yêu dâng hiến trọn vẹn của thánh nữ để lại cho chúng ta bài học về sự chọn lựa điều tốt nhất cho lý tưởng và mục đích của đời mình.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...