Đức Giêsu là ai
và vai trò của Người là gì trong thế giới chúng ta
Qua lời Chúa hôm nay chúng ta dễ dàng rút ra được hai vấn đề chính yếu nói về Đức Giê-su:
Thứ nhât: xác định danh tánh Chúa Giê-su
Thứ hai: nói về sứ vụ của Chúa Giê-su
Chúng ta cần nhận biết Chúa Giê-su là ai, nếu như chúng ta muốn trở thành môn đệ của Người. Chúng ta cũng cần phải biết sứ vụ của Ngài là gì, nếu chúng ta muốn trở thành những môn đệ trung tín. Bởi lẽ một môn đệ tốt còn được xem là tông đồ của Chúa. Môn đệ, được định nghĩa, là một người đi theo; trong khi đó tông đồ là người mang sứ vụ của đấng bề trên của mình. Các Kitô hữu giáo không những là người theo Tin Mừng Đức Giê-su nhưng còn là người giúp đỡ kẻ khác để họ được nghe và đón nhận Tin Mừng.
Chúa Giê-su là ai?
Như chúng ta thấy Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài vừa trong vai trò là Thiên Chúa vừa là người tôi tớ. Tin mừng hôm nay nói về Chúa Giê-su đang được chịu phép rửa bởi thánh Gioan. Câu chuyện cho thấy Đức Giê-su tiến đến gần, thánh Gioan công bố cho các môn đệ của ông: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian!
Tại sao Đức Giê-su lại được gọi bằng danh xưng lạ như vậy, Chiên Thiên Chúa? Để hiểu đúng hơn về điều này, hãy quay trở lại với nguồn gốc của lễ Vượt Qua vĩ đại của người Do Thái. Theo sự kiện, Thiên Chúa đã thúc dục vua Pharaoh để cho con cái Thiên Chúa ra khỏi Ai Cập. Đã từng có những chuỗi dịch bệnh xẩy ra, nhưng mỗi lần như thế Pharaoh đều tìm cách từ chối. Cuối cùng cơn dich bệnh ghê gớm nhất đã xảy ra và đã giết chết các con trai đầu lòng của người Ai Cập.
Để dân Israel thoát khỏi bị trừng phạt, họ đã được mách bảo cho biết để bôi máu chiên lên cánh cửa nhà của họ, để khi Thiên Thần Chúa đánh phạt tới, người sẽ bỏ qua những ngôi nhà của con cái Israel có máu chiên bôi trên cửa và như thế con cái của họ được tha thứ. Trên thực tế họ đã được cứu nhờ máu con chiên.
Vua Pharaoh đã nhận ra rằng ông đã bị thất bại và cuối cùng đã buộc lòng để cho dân Israel ra đi. Vào đêm trước khi dân Israel rời đi dưới sự chỉ huy là Moses, họ đã có bữa ăn từ giã, bữa ăn bao gồm việc ăn thịt chiên nướng. Chiên non trở thành dấu chỉ và biểu tượng của con cái Thiên Chúa được tự do khỏi nô lệ và áp bức. Đây là biến cố xuất hành gây xôn xao, sự ra đi của dân Israel được xem như là sự tưởng niệm trong bữa ăn Vượt Qua điều mà Chúa Giê-su đã cử hành cùng với các môn đệ của Ngài tại bữa tiệc ly cuối cùng và điều đó còn được cử hành bởi người Do Thái trên toàn địa cầu. Bữa tiệc Vượt Qua bây giờ còn được tái diễn trong các cộng đồng tín hữu trong suốt tuần thánh.
Đây là điều mà thánh Gioan nói đến. Đức Giê-su là Chiên Mới, Chiên mang tự do và sự giải phóng từ sự khống chế của ma quỷ và tội lỗi. Người đã hiến tế chính mình để cất khỏi tội của chúng ta. Qua cái chết của Người, Người giải phóng chúng ta. Đó không phải là sự trùng khớp cách ngẫu nhiên mà cái chết hiến tế của Đức Giê-su đã diễn ra ngay tại dịp Vượt Qua. Người là sự phục sinh mới, là Chiên Đấng đã hiến tế cả chính mình và được hiến tế để giải thoát chúng ta. Máu của Người đã đổ ra đó chính là dấu chỉ cho ơn cứu độ của chúng ta. Chúa Giê-su có thể làm điều này bởi vì Người cùng lúc là Chúa và là người phục vụ cho chúng ta. Bởi Người là Chúa của chúng ta nên đã cất khỏi tội của chúng ta. Vì là kẻ phục vụ chúng ta nên Người đã hy sinh sự sống của Người cho chúng ta. Và Người không những làm kẻ phục vụ chúng ta mà còn là bạn hữu của chúng ta. Như khi Người nói với các môn đệ của Người trong bữa ăn cuối cùng. Người có tình yêu lớn nhất là người có thể cho người khác thấy được anh ta sẵn sàng hy sinh chính mạng sống của mình vì bạn hữu, và anh ta nhất định rằng những người theo anh ta là bạn hữu của anh ta chứ không phải là đầy tớ của anh ta. Thậm chí còn hơn cả bạn hữu. Đức Giê-su là anh em của chúng ta.
Thánh Gioan cũng nói tương tự về Chúa Giê-su: Kẻ đến sau tôi là Người có uy quyền hơn tôi vì Người có trước tôi. Chúng ta biết rằng Đức Giê-su và thánh Gioan có họ hàng với nhau. Chúng ta đồng thời biết trong Tin mừng của thánh Luca, thánh Gioan lớn tuổi hơn Đức Giê-su khoảng sáu tháng tuổi. Gioan nói Đức Giê-su thuộc địa vị cao hơn và có trước cả Gioan. Thánh Gioan xuất hiện và công bố Nước trời trước. Nhưng Đức Giê-su có trước thánh Gioan xét về phẩm vị và địa vị. Bởi vì thậm chí trước khi Gioan được thành hình trong dạ mẹ, Đức Giê-su, Ngôi lời của Thiên Chúa đã tồi tại.
Bởi thế thánh Gioan nói “tôi đã không biết Người”, làm sao Gioan lại không biết người anh em họ hàng của mình? Thế nhưng tại sao ngài nói ngài biết Đức Giê-su và cùng lúc lại nói không biết Đức Giê-su? Vì trước hết Gioan đã không biết phẩm vị thực sự của Đức Giê-su. Đức Giê-su không những là người họ hàng trẻ tuổi hơn nhưng là Chúa và là Thiên Chúa của Gioan.
Thánh Gioan biết điều này khi nào? Khi ông được mạc khải cho biết: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần”.
Và rồi người đã tuyên xưng đức tin: Tôi, chính tôi đã thấy và làm chứng rằng đây là con Thiên Chúa. Chúa Giê-su vừa là Chúa vừa là Thiên Chúa, trong chương đầu tiên của Tin mừng của người thánh Gioan nêu ra tất cả các chức danh về Chúa Giê-su: là Ngôi Lời, là Con của Cha, là Chiên Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu thế, Giê-su Nazareth, là con của thánh Giuse, là Vua của Israel, là Con của Đấng Tối Cao. Và Đức Giê-su đang đứng trong nước sông cùng với nhiều tội nhân. Người là Thiên Chúa nhưng đã đến để phục vụ chúng ta, để yêu thương và giải thoát chúng ta, sống chung với chúng ta, là một trong số của chúng ta, và Người yêu cầu chúng ta cùng chung một đường lối với Người để hiện diện trong thế giới và phục vụ thế giới, phục vụ tất cả mọi người xem họ như là những anh, chị, em của ta.
Trong bài đọc thứ nhất còn nói Đức Giê-su là tôi tớ: “Hỡi Israel, người là tôi tớ của ta” Chính Thiên Chúa “đã tác tạo nên tôi trong cung lòng để làm tôi tớ của Người” và việc làm của tôi tớ này là gì? Công việc của Người là “đưa Jacob trở về với người và để dân Israel được đoàn tụ với người…” (trong bài đọc Isaiah là người đang được nói tới nhưng những lời lẽ rõ ràng đang áp dụng cho Đức Giê-su và cũng áp cho chúng ta).
Thế nhưng lời nói không đủ để đem những người Do Thái về với Thiên Chúa. Nó thật sự quá bé nhỏ nếu như chỉ là để trở nên tôi tớ của Người để vực dậy một dân tộc Jacob và phục hồi dân Israel còn sống sót. Isaiah nói tiếp: Ta sẽ ban người làm ánh sáng muôn dân, để ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất. Chúa Giêsu là Ánh Sáng của toàn thế giới. Ngài muốn từng người một trong chúng ta kinh nghiệm sự cứu rỗi của Ngài. Ngài muốn từng người một được vào Nước Thiên Chúa. Ngài muốn mọi người cảm nghiệm được chân lý, tình yêu và sự tự do của Tin Mừng. Sứ mệnh của Chúa Giêsu là đưa tất cả mọi người trên thế giới trở lại với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là Khởi Nguyên và Tận Cùng của họ.
Sứ vụ của Chúa Giêsu cũng là sứ mệnh của chúng ta. Chúng ta không thể là môn đệ tốt của Chúa Giêsu nếu chúng ta không phải là tông đồ tốt. Để trở thành một tín hữu tốt nhất thiết phải là một nhà truyền giáo giỏi. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là cứu lấy linh hồn của chính mình và “lên thiên đường”một mình chúng ta. Bổn phận của chúng ta là chia sẻ đức tin của mình với người khác, giúp họ biết Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người, và cảm nghiệm trực tiếp tình yêu của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể làm điều này ở đâu? Trong nhà và gia đình của chúng ta, tại nơi làm việc của chúng ta, trong giáo xứ của chúng ta….
Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta cộng tác với Chúa Giêsu để thiết lập Nước của Người trên toàn thế giới, nhất là ở nơi chúng ta đang sống.
Chuyển dịch: Dominic Savio Lưu
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/oa021/