Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Đức Giêsu là vua? Suy niệm lễ Chúa Kitô vua vũ trụ (Chúa nhật 34, Năm B)

 

Đức Giêsu là vua?

Suy niệm lễ Chúa Kitô vua vũ trụ: Ga 18, 33-37 Chúa nhật 34, Năm B

M. Lasan Châu Sơn

Chúc tụng vua Kitô, chào mừng Đấng cứu thế… Trong ngày mừng lễ Chúa Kitô là vua hôm nay, chúng ta cùng nhau suy niệm về tước hiệu “vua” của Chúa Kitô có ý nghĩa như thế nào?

Theo quan niệm thông thường, vua phải là người có chủ quyền trên một lãnh thổ, có kẻ hầu người hạ, binh hùng tướng mạnh, sẵn sang chiến đấu, thí mạng để vua được sống: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (khổng Tử), nghĩa là vua bảo dân chết mà dân không chết là tội bất trung. Hay theo cách hiểu của người Do thái trong bài Tin mừng hôm nay, vua là người lánh đạo quần chúng lật đổ chính quyền Rôma đang cai trị họ. Vậy Đức Giêsu có là vua theo nghĩa này không? Ở đây, chúng ta cần phân biệt vua trần thế và vua thần linh.

Đức Giêsu là vị vua thần linh:

Ngài có nguồn gốc từ “Trời”, như Thánh Phaolô xác định: “Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa…’’ (Pl 2,6-11; x. Cl 1,15-20). Ngài được Thiên Chúa sai xuống trần gian cứu độ dân Ngài: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời… Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ (Ga 3, 16,17; x. 1Ga 4,17).

Bởi vậy, Vua Giêsu không giống như những ông vua trần gian. Vua Giêsu toàn năng và uy quyền khôn sánh. Người được dân chúng ca tụng là Đấng đầy uy quyền trong lời nói và việc làm (x. Mc 1, 27). Thật vậy, có ông vua nào làm được phép lạ, xua đuổi ma quỷ, ngăm đe gió và biển… như vua Giêsu? Cũng chỉ có vua Giêsu, mới có quyền năng tự mình từ cõi chết trỗi dậy và phục sinh kẻ chết; Ngài là vua toàn năng, Vua trên hết các vua.

Lịch sử nước Anh có kể rằng hồi ấy, nước Anh có một ông vua đạo đức tên là  Cannut III. Ông là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông hay có những quan nịnh thần ton hót. Một hôm trong một buổi triều yết, các nịnh thần tâu: “Thánh Thượng” là vua trên hết các vua, là chúa trên các chúa, có quyền trên mặt đất và biển cả. Nghe vậy nhà vua muốn cho họ một bài học, liền mời tất cả đi ra bờ biển. Đứng trước đại dương, ông tuyên bố: “Ta là vua trên hết các vua, có quyền trên đất liền và trên biển cả. Vậy ta truyền cho sóng biển không được trở tới”.Nhưng nước vẫn dâng lên, sóng vẫn trở tới làm ướt hết áo cẩm bào của vua cũng như triều thần. Nhà vua đi vào trong một thánh đuờng đến trước tượng chuộc tội, lấy chiếc vương miện đội trên đầu Chúa và nói: “Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các chúa”. (Hồng Phúc,Suy niệm Lời Chúa năm B, tr 169).

 

Đức Giêsu là vua thật- vua muôn vua:

Khi Philatô gạn hỏi Đức Giêsu: “Ông có phải là vua không?” Đức Giêsu không trả lời mà hỏi lại Philatô: “Quan tự ý hỏi điều đó hay đã có ai nói với quan về tôi”? Câu hỏi của Đức Giêsu là lời thức tỉnh cho Philatô về sự mập mờ của ông. Đã hẳn, nếu Philatô biết là Đức Giêsu làm chính trị lật đổ đế quốc Rôma, thì chắc chắn ông sẽ sai quân lính bắt Đức Giêsu ngay lập, không cần đến người Do thái.Còn nếu Đức Giêsu xưng vương khôi phục vương quốc Israel thì đó chẳng phải là điều dân Do thái vẫn mong chờ sao? Sở dĩ người Do thái nộp Đức Giêsu là vì Ngài đã không làm theo ý muốn của họ. Philato biết rõ Đức Giêsu vô tội (x. Ga 18.38) nhưng vì tư lợi, ông không dám “đứng về phía sự thật”. Sự thật là Đức Giêsu là vua công chính lại bị những kẻ bất lương bắt nộp và kết án.

Việc Đức Giêsu xác nhận mình là vua đang khi bị xét xử, trước lúc bị hành hình, chứng tỏ chân lí không luôn ở tay kẻ mạnh. Vua quan ở thế gian có dùng thủ đoạn áp bức người công chính vì tư lợi nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và trên một quốc gia rồi tất cả tan biến hết, tất cả, cả vương quốc lẫn vương quyền đều sụp đổ. Còn vương quốc và vương quyền của vua Giêsu là Chân lí, và Tình yêu, không thuộc về thế gian này nhưng thuộc về thế giới vĩnh cửu.Vương quốc, cung điện của vua Giêsu không bị bó hẹp trong vùng đất Palettin mà là trong mọi cõi lòng người thiện tâm. Vương quyền của vua Giêsu là vô tận, là đời đời, ngày tận thế Ngài sẽ đến phán xét kẻ sống và người chết.

Đức Giêsu- vua tình yêu:

Ngài không đến để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc 10,45). Thái độ phục vụ của Ngài rất mực khiêm nhường “như một người tôi tớ”. Đức Giêsu là vua, nhưng Ngài khác với những vua ở chỗ: để cai trị, các vua dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương “Ngài yêu thương đến họ cùng”. Thật vậy, Ngài yêu thương mọi người, chạnh lòng thương và cùng chia sẻ những nỗi đau khổ, cơ hàn với dân của Ngài. Ngài như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, biết rõ từng con một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của con chiên (x. Ga 10,11-16). Ngài hành xử như thế vì Ngài là Thiên Chúa, mà “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Trong thực tế, khi những thủ lãnh thế gian thường bắt thần dân chết thay cho mình, thì vua Giêsu lại chết thay cho thần dân của mình.

Môt vị vua thần linh như thế chẳng phải là rất đáng để cho chúng ta mừng kính suy tôn và khát mong được sống trong Nước của Ngài hay sao? Thật ra, khi lãnh Bí tích Thanh tẩy chúng ta đã được tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ, Vương đế với Đức Kitô, chúng ta đã có tên trong Nước Chúa. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã thực sự sống như một công dân Nước Chúa chưa? Người công dân trong Nước Chúa là người luôn thành tín tôn thờ một Thiên Chúa toàn năng, chứ không thờ Chúa nào khác. Người công dân trong Nước Chúa là người luôn quảng đại yêu thương hết thảy mọi người như Chúa truyền dạy. Amen.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...

Tiền – Tiền đáng ông chủ hay đầy tớ?

TIỀN - TIỀN ĐÁNG ÔNG CHỦ HAY ĐẦY TỚ? Suy niệm Tin mừng Lc 16,9-15; Thứ 7 Tuần 31 Thường niên M. Lasan Châu Sơn Tin Mừng...

Ngày 2 Tháng 11: NGƯỜI ĐI KẺ Ở NỖI VẤN VƯƠNG

Ngày 2 Tháng 11: NGƯỜI ĐI KẺ Ở NỖI VẤN VƯƠNG M. Lasan Châu Sơn Hằng năm cứ đến dịp Lễ Các Đẳng, lòng mỗi người...

Ngày 1 tháng 11: Kính Mừng Các Thánh Nam Nữ

  Ngày 1 tháng 11: Kính Mừng Các Thánh Nam Nữ M. Lasan Châu Sơn Hôm nay, Giáo hội long trọng kính mừng các thánh nam nữ....

CHÚA NHÌN CON – CON NHÌN CHÚA – MỐI TÌNH NHIỆM MẦU (Lc 19,1-10) – Chúa nhật 31 thường niên năm c

CHÚA NHÌN CON - CON NHÌN CHÚA - MỐI TÌNH NHIỆM MẦU Suy niệm Tin Mừng Lc 19, 1-10,  Chúa nhật 31 Thường niên, Năm...