Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024

ĐỨC GIÊSU LẬP NHÓM 12 (Bài suy niệm Thứ 6 tuần II TN) – Mai Thi

 

ĐỨC GIÊSU LẬP NHÓM 12

(Bài suy niệm Thứ 6 tuần II TN)

 

Mạc khải Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta một số nhân vật tiêu biểu, được Chúa kêu gọi và tuyển chọn cho một sứ vụ đặc biệt. Trong Cựu ước, Chúa gọi Abraham “ra đi” (x. St 12, 1), Chúa gọi Môsê nơi bụi gai bốc cháy (x. Xh 3, 1-6), Chúa gọi Isaia trong đền thờ (x. Is 6, 1-8), Chúa gọi Samuen vào giữa đêm khuya (x. Sm 3, 1-20). Sang thời Tân ước, Chúa gọi các tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và Matthêu… (x. Mc 1, 14-20; 9, 9-13; Mt 4, 18-22; Lc 5, 1-11….). Tất cả những người Chúa tuyển chọn đều thấy ngạc nhiên: vì mình được gọi đột ngột và bất ngờ.

Khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng tại trần gian, Đức Giêsu đã gọi, chọn và thành lập nhóm 12 môn đệ mà Người gọi là tông đồ (x. Mc 3, 13-19; Mt 10, 1-4; Lc 6, 12 -16 ). Suốt những năm rao giảng công khai cho đến lúc cô đơn trên thập giá, Đức Giêsu luôn được vây quanh bởi nhóm môn đệ mà Người đã gọi. Đức Giêsu gọi và chọn họ, lập nên nhóm 12 để họ phải ở với Người và để được Người sai đi.

Nhóm 12 tông đồ được Đức Giêsu qui tụ và liên kết bằng tình yêu: tình yêu giữa Người với họ và tình yêu giữa họ với nhau. Thật vậy, điều Đức Giêsu mong muốn trước tiên nơi các môn đệ của Người đó là: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9). Và Người ra lệnh: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).  Chính tình yêu qui tụ các môn đệ của Đức Giêsu và thiết lập họ thành một nhóm. Tình yêu là dấu hiệu phân biệt nhóm thuộc về Đức Giêsu hay nhóm sống theo tinh thần của Người. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35). Bất kỳ hình thức sống chung nào được gọi là nhóm đích thực thì nó phải là nhóm yêu thương và được xây dựng trên tình yêu thương như Đức Giêsu và các môn đệ của Người.

Đời sống và sứ vụ của các tông đồ là gì nếu không phải để làm chứng cho tình yêu và về tình yêu. Mà tình yêu đích thực để xây dựng nhóm mà tương quan giữa Đức Giêsu và các tông đồ đó là dựa trên tình bạn: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15).

Tình yêu Đức Giêsu dành cho các môn đệ là tình yêu bạn hữu (x. Ga 15, 11-17). Mỗi người là một người bạn đúng nghĩa của Đức Giêsu. Một vị thầy xóa mình đi để thành người bạn với đồ đệ của mình, đây là điều khó chấp nhận không muốn nói là không thể chấp nhận thời bấy giờ. Trở thành bạn hữu của Đức Giêsu với tình yêu thương thanh khiết và vô vị lợi. Bao lâu tình yêu chỉ ước mong điều tốt cho người khác vì lợi ích của người khác đó mới là tình yêu thực sự. Tình yêu đúng nghĩa luôn tìm kiếm điều tốt cho người khác thay vì cho mình, đó là một tình yêu trao tặng, tình yêu được Chúa kêu mời chúng ta thực hiện (Ga 15, 13).

Đức Giêsu muốn chia sẻ cho các tông đồ tình yêu, hạnh phúc, sự sống Người nhận được từ Chúa Cha (Ga 15, 15). Nếu Đức Giêsu được thông phần trong mối tương quan, trong sự sống Người có với Chúa Cha thì cũng vậy Người muốn cho các môn đệ của mình cũng được như vậy. Và cứ như thế tình yêu các môn đệ nhận được từ Đức Giêsu thì họ cũng có nghĩa vụ chia sẻ cho nhau: yêu thương nhau như Chúa yêu, yêu nhau bằng tình yêu bằng hữu. Trong Đức Giêsu và vì Người, các môn đệ là bạn của nhau. Mà tình yêu bạn hữu mang đặc tính năng động vì nó hướng tới người khác: bằng tình yêu ban tặng, vươn ra và hướng về người khác, để tìm điều ích lợi cho người khác.

Tóm lại, các tông đồ được mời gọi đến xem, ở và sống với Đức Giêsu. Một đàng các ngài muốn đáp lại lời mời gọi yêu thương của Chúa dành cho mình; đàng khác muốn trở thành bạn hữu của Chúa, nên bạn hữu của nhau (x. Ga 15, 16). Chỉ có Đức Giêsu là lý do của việc các môn đệ qui tụ với nhau, chia sẻ cho nhau và sống chết vì nhau.  

Đức Giêsu qui tụ nhóm 12 để ở với ngài và để được sai đi. Nhóm người đặc biệt này rất quan trọng: để chia sẻ, nâng đỡ, giúp nhau và chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho việc được sai đi đến với muôn dân.

Từ sứ điệp lời Chúa hôm nay chúng ta có thêm một cơ hội để nhìn lại ơn gọi và sứ mạng mình; đồng thời coi lại tinh thần cộng tác của chúng ta với nhóm mình đang thuộc về xem có giống tinh thần của Đức Giêsu chưa. Dưới đây là những tiêu chuẩn để kiểm thảo trong đời sống chung giữa các thành viên với nhau:

– Cùng gắn bó với Đức Giêsu.

– Đón tiếp vô điều kiện.

– Chất lượng thời gian dành cho nhau.

– Chất lượng hiệp thông.

– Phục vụ nhau như những người bình đẳng (Tham khảo cuốn sách “Tình yêu chính là sứ vụ”).

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...