Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐỨC TIN CHÂN CHÍNH (Bài Suy Niệm Thứ 2 tuần VI TN) – Mai Thi

 

ĐỨC TIN CHÂN CHÍNH

(Bài Suy Niệm Thứ 2 tuần VI TN)

 

Nhà thần học người Đức, Karl Rahner (1904-1984) đã phát biểu rằng: “Tin nghĩa là chịu đựng sự khó hiểu của Thiên Chúa suốt đời”. Đúng vậy, cho tới một lúc nào đó mọi lý lẽ của loài người đều phải dừng lại, chỉ có đức tin mới giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên Thiên Chúa đòi chúng ta một đức tin chân chính, một đức tin được tôi luyện ngang qua thử thách và lòng kiên nhẫn, chứ không phải thứ gì khác. Các bài đọc Lời Chúa trong thánh lễ ngày Thứ 2 tuần VI TN soi sáng, hướng dẫn và củng cố đời sống đức tin của chúng ta, nhờ đó chúng ta vươn tới đức tin ngày một tinh tuyền hơn.

Với não trạng duy nghiệm, duy thực tiễn như thời đại 4.0 của chúng ta, nhiều người ngày nay có khuynh hướng xem thường đức tin, họ cho rằng đức tin là tin một điều gì đó không có bằng chứng thật sự. Họ chỉ chấp nhận điều gì đó sau khi đã thấy, đã kiểm chứng mà thôi. Nhưng họ đã sai lầm: cả những người Pharisêu trong bài Tin mừng (Mc 8, 11-13) cũng sai lầm, nếu không muốn nói là họ không có hay chưa có đức tin chân chính.

Đức tin của Kitô hữu chúng ta không phải là cả tin, không chỉ là cảm xúc, và nó cũng phải trổi vượt hơn cả niềm tin. Cả tin là nguy hiểm, cảm xúc có thể đến rồi đi, và ngay cả niềm tin cũng không đủ đối với Thiên Chúa, vì chính các ác thần cũng tin có Đức Chúa Trời và run sợ khi đối diện với Thiên Chúa.

Giáo lý Hội Thánh Công giáo định nghĩa: “Tin có nghĩa là gắn bó với chính Thiên Chúa, tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa, tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý. Tin là đáp trả lời Chúa”. Thái độ này được mô tả bằng nhiều động từ: vâng phục, phó thác, đón tiếp (x. Dt 11, 1). Tin là tin vào Chúa Giêsu Kitô, một đối tượng rõ ràng. Những đòi hỏi này hoàn toàn ngược với lối sống và đời sống tâm linh của những người Pharisêu đang cố đòi Chúa Giêsu thực hiện phép lạ rồi mới tin, như chúng ta đọc thấy trong bài Tin mừng.  

Yêu cầu của nhóm Pharisêu thật thực dụng, nghe có vẻ hợp lý nhưng Chúa Giêsu đã không chiều theo ý muốn của họ. Tại sao vậy? Giáo huấn của thánh Phaolô giúp chúng ta thấy rõ hơn khi ngài nói rằng đức tin tập trung vào hai khía cạnh mà chúng ta không thể thấy. Thứ nhất, đức tin tập trung vào những điều có thật “không nhìn thấy được”. Mắt trần của chúng ta không thể thấy những điều có thật trong cõi thần linh. Thứ hai, đức tin tập trung vào “những điều mình hy vọng sẽ thành sự thật” – tức những sự kiện chưa xảy ra. Ví dụ bây giờ chúng ta không thể thấy thế giới mới mà Nước Trời sắp sửa mang đến mà chỉ có tin sau này sẽ được như vậy.

Nếu nói rằng các kitô hữu chúng ta không có đức tin thì không đúng, nhưng sự thật là đức tin chúng ta chưa đủ lớn, chưa đủ mạnh, chưa đủ chân chính. Giống như những người Pharisêu, đã không ít lần chúng ta cũng đòi Thiên Chúa thực hiện phép lạ trên cuộc đời mình, trên người thân mình, trên gia đình mình hay xã hội mình, …vv. Phép lạ có thể chúng ta không thấy hay không nhận ra nhưng giữa những thử thách lớn lao thái độ trước hết và trên hết cần một con tim nhạy bén để nhìn thấy dấu lạ Chúa đang thực hiện; đồng thời có động thái tích cực ngang qua những sứ điệp mình nhận được qua những biến cố lớn nhỏ đang xảy ra.

Đức tin chân chính là điều cần thiết để đón nhận Lời Chúa; để nghe được tiếng Chúa; để sống theo thánh ý Chúa; để vững vàng trong những lúc gian nan; để đi vào đời sống hiệp thông; để phó dâng đời mình và những người thân yêu vào vòng tay Chúa; để thanh luyện và đổi mới bản thân từng ngày,… vv. Một đức tin chân chính đòi hỏi một sự tôi luyện và một sự kiên vững trong tín thác cậy trông. Nội dung bài đọc I trích thư thánh Giacôbê (Gcb 1, 1-11) xác nhận với chúng ta điều đó.

Thực tế cho thấy có không ít những vị thánh trải qua đêm đen của đời sống đức tin, chẳng hạn Thánh Phanxicô Assisiô, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Têrêsa Avila, Thánh Gioan Thánh Giá,…vv. Dưới đây là kinh nghiệm của thánh Têrêsa Calcutta.

Thánh Têrêsa Calcutta bị thử thách về đức tin trong một thời gian rất dài, suốt gần 50 năm. Vào năm 1959, Mẹ Têrêxa thảo một bài suy niệm mang tựa đề “Trong bóng tối”. Mẹ bắt đầu bằng những chữ: “Lạy Chúa, Thiên Chúa của con, con là ai mà bị Chúa bỏ rơi?”. Và trong một lần chia sẻ Mẹ nói: “Ở trong tận sâu thẳm đáy lòng tôi, tôi chẳng thấy gì ngoại trừ sự trống rỗng và bóng tối dày đặc”. Tháng 9 năm 1979 Mẹ gửi cho vị linh hướng – cha Michael Van Der Peet một lá thư với những lời này: “Chúa Giêsu đặc biệt ưu ái cha, phần con một cõi im lặng và trống rỗng vĩ đại, con nhìn mà không thấy, lắng nghe mà không thấy tiếng, miệng chuyển mà không ra lời.”. Tuy nhiên vì Mẹ không bỏ cuộc, Mẹ tin vững vàng ở Chúa, Mẹ ý thức đây là cách tham gia vào những đau đớn cùng cực Chúa Giêsu đã chịu trong vườn Giếtsêmani năm xưa nên đức tin Mẹ ngày càng trưởng thành. Chính lòng trung thành, sự kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua thử thách giúp Mẹ đạt tới đức tin tinh tuyền, đức tin chân chính. Nếu tiếng rên thảm thiết của Mẹ Têrêsa: “Lạy Chúa, Chúa của con, con là ai mà Chúa bỏ con” thì lời ấy cũng là bản sao lời than của chính Đức Giêsu bị bỏ rơi trên thập giá: “Lạy Chúa, lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con.”.

Tóm lại, nếu trong đời sống đạo của chúng ta làm mọi việc bằng đức tin, với đức tin và trong đức tin thì lời khuyên của thánh Giacôbê trong bài đọc I không bao giờ trở thành vấn đề đối với chúng ta: “Người anh em phận hèn hãy tự hào khi được Chúa nâng lên”; cũng vậy, “người giàu có hãy tự hào khi bị Chúa hạ xuống” (x. Gcb 1, 9-10). Lời khuyến dụ của thánh Giacôbê cần được soi rọi vào mọi lãnh vực trong đời sống của chúng ta để rồi nhờ sự kiên vững ấy mỗi ngày vươn tới mức độ đức tin chân chính hơn, trưởng thành hơn như Thiên Chúa muốn nơi mỗi người chúng ta.

 

Mai Thi

 

* Tham khảo một số bài viết trên trang web.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...