Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

ĐƯỢC CHÚC LÀNH -Chúa Nhật Tuần XXVII TN – VP Duyên Thập Tự

TN-184-TUẦN XXVII-Chúa Nhật

ĐƯỢC CHÚC LÀNH

(St 2,18-24 / Dt 2,9-11 / Mc 10,2-16)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Các bài đọc Kinh Thánh của chúa nhật năm B tuần XVII mùa thường niên hôm nay xoay quanh chủ đề “ly dị”. Đây là một vấn đề không chỉ được đặt ra cho thời của ông Mô-sê cũng như của Chúa Giê-su mà còn cho ngày hôm nay, và có thể nói, nhất là cho thời đại chúng ta đang sống, khi mà rất nhiều gia đình đã và đang có nguy cơ đổ vỡ. Đã có rất nhiều bài giảng và suy niệm về đề tài này, tôi sẽ không bàn sâu hơn; vả lại, tôi cũng không phải là chuyên viên trong địa hạt hôn nhân. Dầu vậy, khi suy niệm các bài Lời Chúa, tôi khám phá một điểm quan trọng để có thể xây dựng gia đình một cách bền vững và ngày càng dẫn đến chỗ yêu thương nhau hơn. Điều quan trọng đó là cảm nghiệm “ĐƯỢC CHÚC LÀNH”.

 1. THIÊN CHÚA CHÚC LÀNH CHO NGUYÊN TỔ

Khi đọc lại trích đoạn sách Sáng Thế chương 2 từ câu 18 đến 24, tôi nhận ra một bầu khí hân hoan tràn ngập trong trình thuật. Đây là trình thuật thứ hai về việc tạo dựng con người sau trình thuật thứ nhất trong chương 1 từ câu 26-27.

Trong trình thuật này, chúng ta nhận ra một số chi tiết:

– Thiên Chúa tạo dựng người nam. Người nữ chưa xuất hiện. Chúa đã tạo dựng tất cả mọi loài và đặt người nam hiện diện giữa các thụ tạo đó. Công trình tạo dựng kể như xong. Nhưng rồi Thiên Chúa chợt khám phá ra trên khuôn mặt người nam phảng phất điều gì đó diễn tả một nỗi trống vắng. Chúa đọc được cõi lòng của con người và khám phá ra một điều còn thiếu: thiếu vắng “một trợ tá xứng hợp”. Và Chúa nhận định: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá xứng với nó”. Lời Thiên Chúa nói đây là Tin Mừng cho con người. Đó cũng là lời chúc lành cho con người.

“Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người ngủ thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt vào đó. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người”. Những chi tiết này được nêu lên để hình dung hành động của Thiên Chúa, nhưng cũng diễn tả ý nghĩa sâu xa. Việc tạo dựng nên người nữ là một huyền nhiệm – như giấc ngủ mê trên con người. Người nữ là một huyền nhiệm. Nhưng huyền nhiệm đó sánh đôi với huyền nhiệm của người nam – như chiếc xương sườn rút từ người nam để làm nên người nữ. Cả hai cùng chia sẻ mầu nhiệm yêu thương sáng tạo của Thiên Chúa: Thiên Chúa tạo dựng. Như vậy, người nam và người nữ là phúc lành của Thiên Chúa ban cho, và cũng là phúc lành dành cho nhau. Họ là quà tặng của Thiên Chúa và quà tặng cho nhau.

“Con người nói: Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà vì đã được rút ra từ đàn ông”. Đã bao nhiêu thời gian khi người nữ chưa xuất hiện, con người như câm nín, dù rằng đã đặt tên cho từng con vật. Nhưng khi người nữ được Thiên Chúa dẫn đến cho con người, con người đã “bật lên tiếng nói”. Đây là một tiếng nói diễn tả sự “bỡ ngỡ”, đến cả “ngây ngất” và với cung giọng thật yêu thương trìu mến. Vì có ai gắt gõng với xương thịt của mình! Ngôn từ đây là một lời chúc lành diễn tả cái phúc có “trợ tá tương xứng”. Khi còn ngôn từ yêu thương, là còn phúc lành.

“Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”. Đây là một hệ luận đương nhiên của phúc lành. Đó là phúc lành của sự chung sống, của sự kết hiệp trong cùng một huyền nhiệm tình yêu.

Những chi tiết trong trình thuật sách Sáng Thế trên gợi mở cho chúng ta – đặc biệt cho những người sống đời hôn nhân – về huyền nhiệm của bản thân mỗi người và huyền nhiệm của tình yêu. Khi nào huyền nhiệm đó còn được ý thức và sống động, khi ấy hôn nhân luôn có cơ may của một cuộc sống chung thuỷ và phong nhiêu. Đánh mất đi chiều kích “huyền nhiệm” là đánh mất tất cả ý nghĩa của cuộc sống và đánh mất ý định tuyệt vời của Thiên Chúa trên con người. Hãy nhìn nhau là phúc lành, quà tặng của Thiên Chúa và xây dựng cuộc sống như là một lời chúc lành dành cho nhau.

 2. CHÚA GIÊ-SU CHÚC LÀNH CHO CÁC TRẺ EM

Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su trả lời về vấn nạn có được ly dị không, khi có mấy người Pha-si-siêu đến đặt cho Chúa. Câu trả lời của Chúa rất rõ ràng. Tôi không dừng lại lời nói của Chúa về vấn đề trên. Tôi dừng lại chi tiết là Chúa Giê-su đón tiếp các trẻ em. Đây là một vài chi tiết.

“Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng.” Đây là một thực hành tốt đẹp. Người ta thường dẫn các trẻ em cho các bậc thầy hay những người có đời sống thánh thiện, để họ chúc lành cho các em. Nhưng người lớn đó – có thể là các bà mẹ và ngay cả các người cha – muốn cho con mình được chúc lành. Được chúc lành luôn là khát mong của mọi gia đình, của mọi người làm cha làm mẹ. Họ muốn cuộc sống hạnh phúc và con cái họ được hưởng bầu khí đó. Họ muốn con cái họ tiếp cận với “huyền nhiệm” của Chúa Giê-su. Tiếp cận huyền nhiệm của Chúa là chia sẻ chính huyền niệm đó, qua phúc lành đón nhận.

“Cứ để trẻ em đến với Thầy, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.” Như có lần tôi đã nói, người lớn phức tạp lắm; chúng ta cần học nơi các trẻ em. Trong gia đình cần học nơi các con cái của mình, đặc biệt những đứa con nhỏ. Chúng luôn cần phúc lành, cần lời chúc lành; và chúng cũng là người nói lên những điều tốt lành. Người lớn – đặc biệt cha mẹ – cần học những “huyền nhiệm” của trẻ nhỏ trong gia đình. Vợ cần phúc lành của chồng, chồng cần phúc lành của vợ. Các em cho người lớn những bài học hữu ích, làm chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ và vui sướng.

“Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng”. Không những là muốn, mà để cho các em được tiếp xúc với Chúa Giê-su. Khi tiếp cận với nguồn của sự sống và tình yêu Chúa, con cái được lớn lên trong ân sủng; và chính nhờ sự lớn lên trong ân sủng của con cái, mà cha mẹ lại thêm khả năng và sức mạnh để sống trong chung thuỷ và yêu thương. Nếu cha mẹ và con cái đều được tiếp cận với Chúa Giê-su, đến với Chúa và đón nhận ân sủng phúc lành, chắc chắn gia đình và bầu khí gai đình sẽ khác.

Những chi tiết trên, gợi mở cho chúng ta – nhất là cho các bậc cha mẹ – về huyền nhiệm của Thiên Chúa, của Chúa Giê-su trong cuộc sống gia đình. Là gia đình Ki-tô, chúng ta rất cần sống sự hiện diện của Chúa trong gia đình mình, cần sự gần gũi với Chúa trong cầu nguyện và trong những gì cấu thành một gia đình Ki-tô. Chính huyền nhiệm của Chúa nuôi sống huyền nhiệm của các thành viên trong gia đình.

 3. NHỮNG CON NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH HOÁ

Chúng ta nói đến “huyền nhiệm” trong đời sống gia đình: tôi thiết nghĩ đó là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình – và đương nhiên tránh được những đổ vỡ lớn đưa đến ly dị – đó là huyền nhiệm với ý nghĩa tốt đẹp của từ ngữ. Huyền nhiệm đó cũng mang dấu ấn của sự thánh thiện. Đời sống hôn nhân là đời sống thánh thiện, vì Thiên Chúa đã và luôn chúc lành cho những ai sống bậc sống đó. Gia đình là nơi thực hiện ơn cứu độ của Chúa.

Trong bài đọc hai, trích thư Híp-ri, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Giê-su trong việc thánh hoá. Thánh hoá chính là sống sự sống của Chúa, tình yêu của Chúa. Vì Chúa Giê-su và chúng ta đều có cùng một nguồn gốc là Thiên Chúa. “Thật vậy, Đấng thánh hoá là Đức Giê-su, và những người được thánh hoá đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người đã không hổ thẹn gọi họ là anh em.” Chúa Giê-su hiện diện trong đời sống hôn nhân, trong gia đình, như một người hết sức thân thiết, gần gũi và yêu thương. Người ở đó để thánh hoá, để chúc lành. Chúng ta không có một Thiên Chúa ở xa, mà rất gần, Người ở cùng và ở trong chúng ta. Nếu cha mẹ sống mối tình với Chúa Giê-su, thì cũng sẽ càng sống gắn kết với nhau. Chúa Giê-su là Đấng thánh hoá và là Đấng giữ mối tình hôn nhân được bền chặt. Như vậy, chúng ta hãy đến với Người và mời Người ở lại trong gia đình, trong cuộc sống chúng ta.

Hôm nay, nhân dịp các bài đọc Kinh Thánh đặt vấn đề ly dị, tôi lại có dịp khám phá ra mặt tích cực, khía cạnh thánh thiêng của đời sống hôn nhân. Đó là một cuộc sống “ĐƯỢC CHÚC LÀNH”. Đó là cuộc sống của những ai ý thức và sống “huyền nhiệm” của bản thân và của người phối ngẫu. Đó là ý thức và sống huyền nhiệm của con cái, quà tặng Thiên Chúa trao ban. Đó là huyền nhiệm của Chúa Giê-su, Đấng hiện diện ngay trong lòng gia đình, trong cuộc sống hôn nhân để thánh hoá và chúc lành. Đó cũng là huyền nhiện của đời sống hôn nhân đối với những ai sống đời thánh hiến – linh mục và tu sĩ – để họ cũng sống huyền nhiệm của bản thân họ và ơn gọi của họ. Và cuối cùng là huyền nhiệm của chính Giáo Hội, trong đó những người sống đời hôn nhân và những ai sống độc thân vì Nước Trời tạo thành một gia đình thánh để trở thành dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, của Tin Mừng, cho xã hội và thế giới hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...