Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, 2024

Giuse công chính và vâng phục

GIUSE CÔNG CHÍNH VÀ VÂNG PHỤC

Mt 1,16.18-21.24a

M. Bosco Hùng, PS

Thánh Giuse được Giáo Hội mừng kính hôm nay với danh hiệu “bạn trăm năm Đức Maria.” Danh hiệu này cũng hàm ý Giuse là người chồng chung thủy của Đức Maria. Nếu nói thánh Giuse là một người chồng chung thủy mà thôi thì Giuse không hơn gì bao nhiêu người đàn ông khác cũng chung thủy với vợ của họ. Vậy thử hỏi nơi thánh Giuse có đặc điểm gì khiến thánh nhân được tôn kính một cách đặc biệt? Có hai đặc điểm nổi bật nơi thánh Giuse được Tin Mừng hôm nay nhắc tới đó là: sự công chính và lòng vâng phục.

  1. Giuse là người công chính

Theo nghĩa thông thường người công chính là người chu toàn thánh ý Thiên Chúa và làm đẹp lòng Người. Công chính theo nghĩa này là tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, giống như trường hợp ông bà Dacaria và Elisabet được thánh sử Luca ca ngợi: “Cả hai ông bà là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì” (Lc 1,6).

Riêng thánh Giuse được gọi là người công chính không ở việc chu toàn lề luật, cho bằng ở việc tôn trọng thanh danh tha nhân. Sự công chính này vượt xa sự công chính do tuân giữ những gì lề luật đòi buộc. Nếu thánh Giuse là người công chính do việc chu toàn lề luật, thì Giuse đã phải theo luật mà tố giác vị hôn thê của mình khi nàng mang thai mà bào thai không phải của mình. Nhưng Giuse công chính theo nghĩa là tôn trọng thanh danh của tha nhân. Giuse xét mình không có thể tố cáo Maria dù Maria mang thai ngoài quan hệ vợ chồng với mình. Ta có thể nói thánh Giuse là người công chính vì có một lương tâm hết sức tế nhị. Bởi tế nhị nên khi thấy sự xảy ra ngoài ý muốn thì Giuse dự tính bỏ Maria một cách kín đáo.

Sự công chính của thánh Giuse được biểu lộ qua một tâm hồn hoàn toàn trong suốt, không có những điều phiền toái do lòng tự ái thúc đẩy. Nơi thánh Giuse cũng không có một hành động nào để bảo vệ hay làm tăng thêm thanh danh cho mình. Thanh danh và cả cuộc đời của Giuse đều nằm trong bàn tay của Thiên Chúa. Ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, nơi Giuse biểu lộ đặc tính hoàn toàn vâng phục.

  1. Giuse vâng phục

Bình thường một người đàn ông khi thấy vợ mình mang thai mà cái thai đó không phải là tác phẩm của mình, người đó sẽ phản ứng thế nào? Vì sĩ diện, vì tự ái, vì thấy mình bị “cắm sừng” nên sẽ nổi ghen, nổi giận, hạ nhục người bạn đời cho hả dạ, có khi còn đánh đập và từ bỏ luôn.

Còn Giuse phản ứng thế nào? Cũng là một người đàn ông như bao người, Giuse cũng ước mong và có quyền đòi hỏi sự chung thủy nơi người bạn đời của mình. Tuy nhiên Giuse có một lối hành xử khác khi thấy người bạn đời có thai ngoài ý muốn của mình.

Khi chưa được báo mộng, Giuse phân vân suy nghĩ, có lẽ trong đầu Giuse cũng nổi lên một vấn nạn: làm sao mình có thể chấp nhận làm cha một người con không phải là con của mình? Làm sao mình có thể đón nhận Maria làm vợ khi cô không chung thủy với mình, bằng chứng là cái thai to đùng kia? Có nên tố cáo Maria vì quyền, vì danh dự của mình không?

Giuse quyết định không tố cáo cho Maria bị ném đá. Bởi vì với đặc tính công chính, Giuse không muốn làm hại ai. Nên suy tính của Giuse lúc đó là lìa bỏ Maria một cách kín đáo.

Khi được báo mộng, ý định Giuse thay đổi hoàn toàn. Giuse biểu lộ một tâm hồn hết mực ngoan ngoãn trước thánh ý Thiên Chúa Sự vâng phục mau lẹ, quyết liệt và dứt khoát của Giuse cho chúng ta nghĩ rằng mệnh lệnh của Thiên Chúa và hành động vâng phục của Giuse xảy ra cùng một lúc. Chỉ cần nhận ra thánh ý Chúa qua giấc mơ, Giuse thực hành ngay tức khắc.

Đọc Tin Mừng chúng ta thấy có ba lần Giuse vâng phục Thiên Chúa mau lẹ. Lần thứ nhất như Tin Mừng hôm nay nói tới. Được sứ thần báo mộng … khi tỉnh giấc Giuse làm như lời sứ thần Chúa dạy.

Lần thứ hai tại Bêlem, sau khi các nhà chiêm tinh đến thờ lạy Chúa Hài Nhi và ra về, sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho Giuse: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập … vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” Thế là “Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,13.14).

Lần thứ ba sau khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần lại báo mộng cho Giuse: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel. Vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. Ông liền chỗi dây và đem Hài Nhi về đất Israel” đến miền Galile và ở tại thành Nagiaret (Mt 2,20-23).

Sự vâng phục nơi Giuse là một sự vâng phục tuyệt đối. Nghe mệnh lệnh từ sứ thần, Giuse mau mắn thi hành mà không cần tìm hiểu lý do, không chần chừ suy tính trước sau, không đặt vấn đề nên hay không.

Thánh Giuse được Giáo Hội tôn kính một cách đặc biệt. Nhiều cá nhân cũng như tập thể trong Giáo Hội nhận thánh Giuse làm bổn mạng. Hầu như mọi nhà thờ, nhà nguyện công giáo đều có đặt ảnh tượng thánh Giuse. Con cái Giáo Hội cũng có thói quen chạy đến thánh Giuse để cầu xin. Tuy nhiên có một điều đẹp lòng Chúa nhất và ích lợi cho mình nhất khi tôn kính thánh Giuse đó là noi gương bắt chước các nhân đức của ngài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Hai mẫu gương quảng đại

CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY NĂM B HAI MẪU...

Chúa Nhật II TN, B, Ga 1,35-42: “Đến mà xem”

“ĐẾN MÀ XEM” Chúa Nhật II Mùa Thường Niên, Năm...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...