Thứ Sáu, 18 Tháng 4, 2025

HÃY ĐỂ HÌNH ẢNH CHÚA TỎ HIỆN NƠI CHÚNG TA

HÃY ĐỂ HÌNH ẢNH CHÚA TỎ HIỆN NƠI CHÚNG TA

Mc 9, 1-9

(Alberto Cáp Hữu Khanh)

          Lời Chúa mời gọi mỗi người chúng ta cũng “biến hình”, cũng “thay đổi” để được nên giống như Người.

          Khi Chúa hiển dung, Chúa đã cho chúng ta nhận ra con người chúng ta thật cao quý. Hãy để hình ảnh Chúa tỏ hiện nơi chúng ta qua đời sống thanh sạch, công bằng, bác ái và yêu thương. Con người không thể là con vật thuần tuý vì con người không chỉ có thể xác mà còn có hồn thiêng bất tử, nên không thể chiều theo thể xác mà đánh mất linh hồn, hay tự huỷ trong những đam mê tội lỗi. Con người phải hơn con vật khi biết chế ngự tính hư nết xấu, làm theo lẽ phải và hướng về sự thiện.

          Hôm nay, Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đã đại diện cho cả nhân loại để chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa nơi trần thế, không phải trong Đền thờ của Do Thái giáo, nhưng trên núi cao, nơi dành cho những ai cố gắng và bền chí vươn lên gặp gỡ Ngài.

          Nếu trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa thường tỏ mình ra cho con người  dưới hình thức sấm động, bão rung, hay lửa hồng, khói tỏa… thì nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã trở nên con người bằng xương bằng thịt như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.

          Nếu trong thời Cựu Ước, ai nhìn thấy Thiên Chúa thì phải chết, vì Ngài là Đấng chí thánh mà con người lại tội lỗi nhơ bẩn, thì nơi Đức Giêsu, con người có thể say sưa chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa và tâm sự với Ngài. Không những họ không phải chết, nhưng lại tràn ngập niềm hân hoan vui mừng và muốn kéo dài cuộc chiêm ngưỡng hạnh phúc đó.

         Sự biến hình cần thiết đối với các tín hữu trước hết là thay đổi cách sống. Mùa Chay là mùa sám hối canh tân, là thời điểm thuận lợi để lĩnh nhận ơn Chúa. Rà soát lại hạnh kiểm của mình, mỗi tín hữu cần có những quyết tâm đổi mới cuộc đời, dựa trên Lời Chúa và Giáo huấn của Giáo Hội trong Mùa Chay.

          Đối với nhiều người, biết bao Mùa Chay qua đi trong đời, nhưng không đem lại kết quả tích cực, vì đối với họ, Mùa Chay chỉ là những nghi lễ chiếu lệ bề ngoài. Thánh Phaolô trong Bài đọc II đã khuyên chúng ta nên xét lại mục đích những công việc chúng ta làm hằng ngày. Phải chăng đó là những mục đích phàm tục, ích kỷ, hay chỉ nhằm thỏa mãn những tham vọng cá nhân? Hãy thiện chí đến với Chúa để xin Ngài biến đổi chúng ta. Thánh nhân đã kết luận: “Đức Giêsu Kitô… sẽ dùng quyền năng của Người mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”.

          Sự biến hình đối với các tín hữu cũng còn là nghiêm túc xét lại tình trạng đức tin nơi mỗi người. Tin Mừng thuật lại: tám ngày trước khi biến hình trên núi, Đức Giêsu đã hỏi các môn đệ xem Người là ai theo quan niệm của họ. Cuộc tỏ mình hiển vinh trên núi xảy ra sau lời loan báo này, như giúp các ông thanh tẩy đức tin của mình nơi Đấng Thiên Sai. Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đã say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thầy mình trong lúc Người biến hình.

         Các ông cũng là những người sẽ nhìn lên Đức Giêsu trên thập giá với một gương mặt hoàn toàn khác. Biến cố biến hình và biến cố đồi Can-vê, cả hai  đều xảy ra trên núi. Hai biến cố này mang dáng vẻ bên ngoài khác nhau nhưng diễn tả cũng một thực tại là Đức Giêsu vinh quang. Quả vậy, theo Thánh sử Gioan, thì chính lúc ở trên thập giá là lúc Đức Giêsu diễn tả vinh quang Thiên Chúa và lòng nhân hậu của Ngài cách tuyệt vời nhất. Qua mầu nhiệm thập giá,  Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa vĩ đại và yêu thương đến thế nào! Một Thiên Chúa bị đánh đòn bầm dập và chịu treo trên cây gỗ cho đến chết. Một Thiên Chúa đã trở nên trò cười cho khách qua đường. Một Thiên Chúa không tìm cách trả thù, nhưng lại sẵn sàng lấp đầy yêu thương và tha thứ cho những bạo lực của con người. Chính vì thế mà chúng ta thấy Thiên Chúa cao cả và yêu thương ngay trong biến cố thập giá.

         Ước gì hình ảnh Chúa đuợc tái hiện và đậm nét nơi chúng ta. Ước gì hình ảnh Chúa luôn tỏ hiện qua đời sống thanh cao, luôn biết sống theo công lý và tình thương. Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết gìn giữ phẩm giá cao đẹp của mình là hình ảnh Thiên Chúa. Xin đừng để những đam mê mù quáng làm hoen ố hình ảnh tốt đẹp ấy nơi mỗi người chúng ta.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình

    TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH (Ga 8,1-11) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khác với các kinh sư và người Pharisêu, Đức Giêsu...

Con đường: Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – C

Chúa nhật 5 mùa chay C CON ĐƯỜNG Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11 Án Khảm Muốn tiến tới phải ra đi. Muốn đi phải có đường. Không...

Chúa Nhật IV Mùa Chay: Điều kiện để trở về

Điều kiện để trở về Lc 15,1-3.11-32 M. Bosco Hùng      Sám hối trở về là hành động cần được thực hiện, đặc biệt trong mùa...