Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024

HẾT LÒNG GẮN BÓ – Suy niệm Thứ Sáu, Tuần XI TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-076-TUẦN XI-thứ Sáu

HẾT LÒNG GẮN BÓ

(2Cr 11,18.21b-30 / Mt 6,19-23)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Ai trong chúng ta cũng có trải nghiệm về sự gắn bó. Gắn bó là có quan hệ về tinh thần, tình cảm khó tách rời. Thường thì từ gắn bó được sự sử dụng với từ mật thiết tạo nên một cụm từ “gắn bó mật thiết”, nghĩa là gắn bó chặt chẽ với nhau. Người ta cũng nói một cách bình dân “hết lòng gắn bó”, nghĩa là đặt tất cả trái tim, tình yêu cũng như tâm trí của mình vào điều mình gắn bó. Khi hết lòng gắn bó, người ta sẽ dành rất nhiều thời gian để nghĩ về, để nói về, vì điều đó chất chứa trong lòng họ. Tâm trí bị thu hút, tình cảm luôn hướng về, lời nói luôn nhắc tới; nghĩa là toàn bộ con người nhập cuộc để dính kết với điều đang là kho tàng, đang là tài sản quí nhất.

Điều làm cho con người, cho chúng ta, gắn bó, có thể là một ai đó, có thể là của cải vật chất, có thể là những giá trị tinh thần, thiêng liêng. Tất cả những gì hiện diện trên cuộc đời này đều có thể trở thành đối tượng của sự gắn bó và hết lòng gắn bó. Đối tượng thu hút tâm trí. Như vậy, có sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng trong việc gắn bó này. Chủ thể khát khao trong lòng mình, và đối tượng đáp ứng chờ mong đó. Người ta chỉ gắn bó với điều người ta ao ước và chỉ gắn bó với điều đáp ứng khát vọng của họ. Chính sự tương tác này làm nảy sinh tình cảm khó có thể tách rời nhau được giữa chủ thể và đối tượng.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay nhắc cho chúng ta về ý nghĩa của sự gắn bó, và đâu là đối tượng đáng để chúng ta gắn bó, và có thể nói đáng cho chúng ta đánh đổi cuộc đời mình. Vì thế, tôi xin được chia sẻ với anh chị em về việc chúng ta “HẾT LÒNG GẮN BÓ”

 1. KHO TÀNG Ở ĐÂU, LÒNG TRÍ Ở ĐÓ

Chúng ta tiếp tục suy niệm về Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu. Trong trích đoạn hôm nay, chương 6 từ câu 19 đến 23, Chúa Giêsu đề cập đến hai vấn đề: vấn đề “lòng”, nghĩa là “tâm hồn”, “tâm trí”, “trái tim”, và con mắt. Mới thoạt nêu lên, hai bộ phận này như thể tách rời nhau, và lời giảng của Chúa về hai chi thể này không có gì liên quan với nhau. Nhưng, trong việc “hết lòng gắn bó”, tôi thiết tưởng, lòng và mắt ảnh hưởng trên nhau.

Khi nói về “lòng”, Chúa Giêsu đưa ra một kết luận: “Kho tàng của anh ở đâu, lòng anh ở đó”. Và khi nói về con mắt, Chúa đưa ra nhận định: “Nếu mắt anh tốt, thì toàn thân anh sẽ sáng”. Vậy giữa lòng và mắt có sự tương tác nào?

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” Trong câu nói này, Chúa Giêsu nói đến một vài yếu tố: trước hết là kho tàng, nghĩa là điều có giá trị và giá trị lớn. Thứ hai là không gian của kho tàng đó, dưới đất hay trên trời. Thứ ba là sự tồn tại: kho tàng dưới đất sẽ hư nát vì ở trần gian có nhiều tác nhân gây nên như mối mọt hay kẻ trộm, nghĩa là không an toàn; trái lại kho tàng trên trời sẽ bền vững mãi. Vậy, anh hãy quyết định chọn tích trữ loại kho tàng nào.

Ai trong chúng ta cũng có ít nhiều kinh nghiệm về những vật dụng và cả con người “nay còn mai mất”, mất vì hư hoại, chết đi, hay không còn gắn bó với mình. Đó là cái vô thường. Nhưng tại sao chúng ta và rất nhiều người vẫn thích thú trong việc tích trữ những kho tàng mau hư nát đó?

Chúng ta trở về với hai quan năng lòng và mắt. Để đưa đến chỗ tích trữ – và khi tích trữ và để tâm trí vào đó, nghĩa là gắn bó – trước hết, đó là lòng ước muốn. Có người khát khao giầu sang, có người mong ước danh vọng, có người chú tâm đến sự phục vụ tha nhân, có người mong mỏi xã hội công bằng… Khi lòng đã kích hoạt sự khát khao, thì đôi mắt sẽ nhập cuộc bằng việc nhìn thấy đối tượng. Chính đối tượng có đáp ứng hay không điều lòng chờ mong. Điều mắt nhìn thấy chỉ có tác dụng khi nó đáp ứng nỗi mong ước của lòng. Tại sao có những người nhìn thấy cả đống tiền mà lòng dững dưng, trái lại người khác lại cảm thấy lòng phấn khởi, tim đập dồn dập. Người khác thấy những con người đau khổ vật vã bên vệ đường, lại lòng vô cảm, trái lại, có người, lòng chạnh thương, dừng lại và chăm sóc người đó. Tất cả đều phát xuất từ “tâm” của họ, từ “kho tàng lòng họ”.

Như vậy, khi Chúa Giêsu nói rằng “mắt tốt, toàn thân sáng”, thì con mắt lúc đó nhìn thấy giá trị nào, và giá trị đó đã ẩn kín trong lòng rồi. Nếu mắt chỉ chăm chăm nhìn vào những kho tàng dưới dất, thì sẽ bị “hớp hồn” và dẫn đến sự gắn bó và hết lòng gắn bó. Lúc đó vật chất là giá trị trên hết và duy nhất. Rồi vật chất sẽ chóng qua, sẽ ra đi, hỏi lúc đó còn gì, còn gì để gắn bó. Cho nên đôi mắt cần hướng về đâu để lòng khám phá ra giá trị, để tích trữ loại kho tàng nào.

Thánh Phao-lô đã khuyên các ki-tô hữu: “Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới” (Cl 3,1-2). Như vậy, ngoài đôi mắt thể lý, chúng ta cần đôi mắt tâm hồn – một loại thần nhãn – để nhìn thấy những thực tại vô hình, có giá trị lớn như đức tin, lòng bác ái, sự hy sinh, lòng quảng đại…. Ngoài “lòng” dạ lo toan cuộc sống đời này, chúng ta cần một thứ “lòng” thiêng liêng để gắn bó với những thực tại siêu nhiên, thực tại của Thiên Chúa. Để hiểu rõ hơn về kho tàng cần tích trữ và hết lòng gắn bó, chúng ta đi vào kinh nghiệm của thánh Phao-lô được diễn tả trong bài đọc một.

 2. PHỤC VỤ ĐỨC KI-TÔ

Chúng ta tiếp tục suy niệm về thư thứ hai gửi giáo đoàn Cô-rin-tô. Như chúng ta đã biết, giữa thánh Phao-lô và giáo đoàn này có những buồn phiền do một số người giật dây để làm mất uy tín của thánh nhân. Thánh Phao-lô đã thành lập giáo đoàn này, như thế, ngài là cha của họ. Trước những khích bác và phê phán của họ, thánh Phao-lô cần phải biện minh cho mình và công cuộc rao giảng Tin Mừng Đức Ki-tô mà ngài thực hiện. Trong trích đoạn hôm nay, chương 11, câu 18, câu 21 đến 30, thánh Phao-lô diễn tả khá mạnh cá tính của ngài, khi ngài viết: “Thưa anh em, vì có lắm kẻ tự hào theo xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào… Bất cứ điều gì người ta dám làm, thì tôi cũng dám làm – tôi nói như người điên”. Chúng ta để sang một bên bầu khí căng thẳng đó, để nêu lên một số yếu tố làm nổi bật kho tàng mà thánh Phao-lô tích trữ.

Ngài khẳng định: “Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: Tôi còn hơn họ nữa!” Qua khẳng định này, chúng ta chợt thấy ngay là thánh Phao-lô đã chọn việc phục vụ Chúa Ki-tô làm ý nghĩa cuộc đời và là kho tàng của mình. Chúa Ki-tô và việc phục vụ Người – đó là việc rao giảng Tin Mừng về Chúa – là điều thánh nhân “hết lòng gắn bó”. Ngài gắn bó đến nỗi chấp nhận mọi gian nan, khổ đau, mà không bao giờ bỏ cuộc. Hết lòng gắn bó là hết lòng cho đại cuộc của Chúa Ki-tô. Hết lòng có nghĩa là hết những gì mình có, từ thể lý đến tinh thần và cả mạng sống, tất cả đều được vận dụng để tận tuỵ với việc phục vụ Chúa Ki-tô. Chúng ta nghe ngài kể về những thử thách, đau khổ, mà ngài đã chịu trên con đường phục vụ Chúa Ki-tô: “Tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một ngày một đêm lênh đênh giữa biển khơi.”  Chúng ta thấy thế nào là cái giá trả cho kho tàng là việc phục vụ Chúa Ki-tô. Chúng ta nghe tiếp: “Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp nhiều nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng”.

Nghe những tâm sự của thánh Phao-lô, chúng ta hiểu thế nào là kho tàng quí giá nhất mà ngài sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống. Nơi ngài không phải là cái chết một lần dưới lưỡi gươm của đao phủ, mà là hy sinh đau khổ như chết đi mỗi ngày, cho công việc phục vụ Chúa Ki-tô. Kho tàng đó là giá trị trên mọi giá trị, và không gì ở trần gian cản bước ngài trong việc phục vụ Chúa Ki-tô. Chúng ta mong ước được phục vụ Chúa Ki-tô ít ra một phần như thánh Phao-lô. Xin Chúa cho chúng ta “hết lòng gắn bó” với Chúa và việc phục vụ Chúa.

 3. BẬN TÂM LO CHO CÁC HỘI THÁNH

Việc phục vụ Chúa Ki-tô là kho tàng của thánh Phao-lô, và vì phục vụ Chúa Ki-tô nên ngài cũng tận tâm cho các giáo đoàn. Và đây cũng là kho tàng của ngài. Các giáo đoàn – Giáo Hội – là kho tàng của thánh Phao-lô. Ngài viết trong trích đoạn hôm nay: “Không kể các điều khác, còn nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không thấy lòng sôi lên?” Thánh Phao-lô đã đặt tất cả tình yêu của ngài, trái tim của ngài, vào các Hội Thánh, các giáo đoàn. Tất cả những hy sinh kể trên kia là diễn tả tấm lòng của ngài gắn bó với họ, gắn bó trong cả những yếu đuối, sa ngã, của họ. Họ là kho tàng của ngài, mà ngài “hết lòng gắn bó”. Ước gì tâm của chúng ta cũng “bận” – bận tâm – không phải những sự phù hoa trần thế, những kho tàng hư nát, mà phần rỗi của anh chị em chúng ta. Cuộc đời của chúng ta có giá trị khi “hết lòng gắn bó” với Chúa Ki-tô và công cuộc cứu độ của Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...