Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Theo Chân Các Nữ Đan Sĩ Xitô

Nhịp sống của các Nữ Đan sĩ Xitô

M. Hương Yến, PH

Trong Giáo hội, Chúa Thánh Thần linh hứng cho mỗi người mỗi cách khác nhau để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội và tha nhân. Có người được kêu gọi để làm ngôn sứ hay chứng tá cho Chúa nơi các xứ truyền giáo. Có người được kêu gọi để phục vụ cho nhân phẩm và lợi ích của con người trong các Hội dòng, Tu đoàn chuyên lo việc giáo dục, y tế, bác ái xã hội… Nhưng cũng có những người được mời gọi dùng cả cuộc đời để sống thầm lặng trong chuyên cần cầu nguyện và hoan hỉ hy sinh. Như rễ cây đâm sâu vào lòng đất mẹ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây thế nào thì đời sống đan tu trong lòng Giáo hội cũng thực hiện một nhiệm vụ tương tự như vậy; các nam nữ đan sĩ trở nên những trung gian để kéo ơn thánh Chúa xuống trên các kitô hữu nói riêng và cho toàn thể nhân loại nói chung.

Đời sống đan tu chiêm niệm có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta trong thời đại hôm nay; nhưng chắc hẳn, không phải ai cũng biết các đan viện hoạt động ra sao và các đan sĩ của chúng ta hiện sinh như thế nào trong “lũy cấm thành đồng” của đan viện. Vậy, xin mời mọi người cùng bước theo nhịp sống của các nữ đan sĩ Xitô thuộc đan viện Phước Hải để có một cái nhìn tổng quát hơn về ơn gọi chiêm niệm tại Việt Nam.

“Nào ta hãy chúc tụng Chúa, tạ ơn Chúa muôn đời…”. 

Một ngày sống của các nữ đan sĩ bắt đầu với điệp khúc tạ ơn được lặp đi lặp lại không chỉ hàng ngày mà còn xuyên suốt trong cả ngày sống nữa. Các nữ đan sĩ khởi động ngày mới bằng việc chiêm ngắm Chúa Giêsu nơi Nhà Tạm.

Khi cầu nguyện, môi miệng người đan sĩ ngợi khen Thiên Chúa, cụ thể khi cử hành giờ Thần vụ.
Thánh lễ là chóp đỉnh của đời đan tu để các đan sĩ hoàn toàn quy hướng về và dành trọn cho Thiên Chúa. Nhà nguyện cũng là trung tâm của đan viện, nơi cử hành các bí tích và mang ơn thánh cho mọi người.
Gặp gỡ Chúa và chuyển cầu cho nhân loại được xem như bổn phận và trách nhiệm của người đan sĩ.

Sẽ rất tốt cho mỗi người chúng ta khi chúng ta có thể đến viếng thăm một đan viện nào đó, bởi vì ở đó có các đan sĩ cầu nguyện và lao động.

Nếu như bảy lần trong ngày, các đan sĩ cùng nhau tề tựu nơi nguyện đường để thực hiện bổn phận quan trọng nhất là nhân danh Giáo hội dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện bằng Thánh vịnh, thì đời sống cầu nguyện còn được tiếp tục không chỉ trong những giờ nguyện ngắm cá nhân nhưng còn trong mọi sinh hoạt trong đan viện khi đan sĩ không ngừng đặt mình trước sự hiện diện của Chúa.

Ngoài những giờ cầu nguyện chung, các nữ đan sĩ sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa theo chiều kích cá nhân.
Giờ lao động chung của các nữ đan sĩ.
Khi lao động, người đan sĩ tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, thân xác người đan sĩ tôn vinh Chúa và trái tim vẫn tìm phương cách để cầu nguyện liên lỉ bằng những lời nguyện tắt.
“Trong mọi sự, tất cả để Thiên Chúa được tôn vinh.”

Đan sĩ Xitô lấy Tu luật Thánh Phụ Biển Đức làm kim chỉ nam cho đời sống của mình.  Đời đan tu được tổ chức dựa trên các yếu tố căn bản: cầu nguyện – Lectio Divina, lao động và học tập; như kiềng ba chân củng cố cho đời sống của các đan sĩ.

Các nữ đan sĩ không ngừng học hỏi để tìm kiếm Thiên Chúa và các giá trị của Tin Mừng.
Các Đan sĩ khấn tạm và Tập sinh được đào tạo theo các môn học về đan tu trong thời gian huấn luyện.
Ngoài ra, các Đan sĩ khấn tạm cũng được đào tạo thêm về triết học. Học để yêu mến và học để phục vụ.

Nhìn lại xuyên suốt cuộc hành trình vừa qua, chúng ta phần nào cũng hiểu được đời sống đan tu chiêm niệm của các đan sĩ. Một cuộc sống xem ra rất bình dị, nhỏ bé và tầm thường nhưng lại ẩn tàng một sức sống mãnh liệt nhờ kết hiệp với Thiên Chúa theo chiều dọc và hiệp thông với tha nhân theo chiều ngang. Các đan sĩ có thể mang Chúa và trao ơn thánh của Ngài đến với tất cả mọi người dù là ở trong nội vi của đan viện, bởi vì nơi các đan sĩ đang cưu mang Thiên Chúa và hẳn nhiên họ cũng sẽ mang bình an của Chúa.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho Giáo hội có thêm những đan viện mới, có những nam nữ đan sĩ thật, đan sĩ thánh là những người đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi mời để dấn thân trong ơn gọi đan tu hầu chuyển cầu cho Giáo hội và sứ mạng của Giáo hội.

                                                                                                                                         

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nữ Đan Viện Phước Hải: 47 năm hiện diện trên vùng đất Bãi Dâu, Vũng Tàu

Kỉ niệm Khai Sinh Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải (1976_25-12_2023)   Hôm nay, cả trái đất mừng rỡ reo hò vì giữa...

Lược sử Nữ Đan viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải

Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải Theo Dòng Lịch Sử   I. NGUỒN GỐC  Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông hiến Vultum Dei Quarere (2016)...

MỪNG LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ (Phước Hải)

  MỪNG LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ  Khai sinh và...

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TA-PAO (Phước Hải)

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TA-PAO      Ngày lễ suy tôn...

ĐỨC TỔNG PHỤ VIẾNG THĂM ĐAN VIỆN PHƯỚC HẢI

   Hồng Ân Thiên Chúa Bao la Muôn đời con...

Một số hình ảnh TAM NHẬT THÁNH (Nữ Đan viện Phước Hải)

TAM NHẬT THÁNH Tam nhật Thánh là cao điểm...

Hình ảnh ĐÊM VỌNG PHỤC SINH tại Nữ Đan viện Phước Hải

 Đêm Vọng Phục Sinh     ...

Một số hình ảnh CHÚA NHẬT LỄ LÁ (Nữ Đan viện Phước Hải)

  LỄ LÁ Hôm này cùng Chúa Giêsu đi vào thành...

NHỮNG CÁNH HOA ĐẸP (Phước Hải)

  NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP TẠO NÊN MỘT VƯƠN...