Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

KHỞI ĐẦU MỚI – HY VỌNG MỚI – MV-chúa nhật (C)-tuần I-VP DUYÊN THẬP TỰ LÊ VĂN ĐOÀN

MV-01-TUẦN I-chúa nhật (C)

KHỞI ĐẦU MỚI-HY VỌNG MỚI

(Gr 33,14-16 / 1Tx 3,12-4,2 / Lc 21,25-28.34-36)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay bắt đầu một chu kỳ phụng vụ mới với chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Phải chăng đây là một sự quay đầu lại điểm bắt đầu hay là một khởi đầu của một hành trình mới? Tôi thiết nghĩ đây không phải là một sự trở lại với khởi điểm, vì nếu như vậy, đó là một sự thụt lùi, đối nghịch với tiến bộ – mà cuộc sống thì luôn hướng về phía trước. Chúng ta vẫn dễ có cái cảm tưởng “trở lại điểm khởi đầu” khi bắt đầu một năm phụng vụ, với hình ảnh của một vòng tròn đang quay lòng vòng từ Mùa Vọng rồi đến Giáng Sinh, Mùa Chay rồi lại Phục Sinh, để vào vòng xoay nhiều tuần của Mùa Thường Niên. Đó là qui định về các Mùa để chúng ta sống năm phụng vụ. Nhưng về đời sống thiêng liêng, tâm linh, khởi đầu của năm phụng vụ phải là một bước tiến: bước tiến của hành trình thiêng liêng, bước tiến hướng về vĩnh cửu, bước tiến của niềm hy vọng Ki-tô giáo.

Hôm nay, để bắt đầu năm phụng vụ mới, khi suy niệm các bài đọc Lời Chúa năm C, tôi muốn đặt cho mình một hướng đi về phía trước, đó là NIỀM HY VỌNG. Hy vọng bao giờ cũng hướng về tương lai và đặt người mang trong mình niềm hy vọng trên một hành trình dấn thân. Năm phụng vụ mới : “KHỞI ĐẦU MỚI-HY VỌNG MỚI”.

  1. NIỀM HY VỌNG VỀ ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Trong bài đọc một – trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a chương 33 từ câu 14 đến 16 – chúng ta như được nghe thấy những lời Thiên Chúa ngỏ với dân tộc Ít-ra-en ngày xưa khi họ đang sống trong khổ đau, thất vọng, vì tất cả hầu như bế tắc về mọi phương diện. Bấy giờ lực lượng của vua Ba-by-lon vây hãm Giê-ru-sa-lem và bản thân ngôn sứ đang bị nhốt trong sân vệ binh tại cung điện vua Giu-đa. Tình thế thật nguy ngập. Nhưng trong hoàn cảnh bi thương đó, lời Chúa ngỏ với dân qua ngôn sứ Giê-rê-mi-a:

“Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bằng chính trực. Trong những ngày ấy, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Giê-ru-sa-lem sẽ được an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: “Đức-Chúa-là-sự-công-chính-của-chúng-ta”.

Chúng ta hãy đặt mình trong hoàn cảnh lúc đó của những người Ít-ra-en đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem và được nghe những sấm ngôn này của Đức Chúa, chúng ta cảm nhận gì trong lòng mình? Không gì khác hơn, đó là niềm an ủi và NIỀM HY VỌNG. Ngày đó, vào thời đó, sẽ là “KHỞI ĐẦU MỚI” của một “HY VỌNG MỚI”. Hình ảnh của “một mầm non” diễn tả rất đẹp của hy vọng. Và mầm non đó chính là Đấng Công Chính: Người sẽ cai trị trong công bằng, mang đến hoà bình, thịnh vượng và nhất là nền công chính, vì Người mang danh xưng là “Đức-Chúa-là-sự-công-chính-của-chúng-ta”.

Mầm non đó, Đấng Công Chính đó, chính là Chúa Giê-su. Người mang đến sự công chính của Thiên Chúa không những cho dân Ít-ra-en mà cho cả nhân loại thuộc mọi thời đại, và chính Người là sự công chính. Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế và Người muốn cho mọi người nhận được ơn cứu độ Người thực hiện.

Khởi đầu năm phụng vụ với chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, chúng ta hướng đến lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su, Vua Hoà Bình, sinh ra. Chúng ta hướng đến niềm hy vọng, NIỀM HY VỌNG CỨU ĐỘ, không những cho bản thân chúng ta mà cho mọi người. Chúng ta cũng ước mong và dấn thân trong thế giới này, để công lý, sự công chính, được hiện diện và phát triển trên thế giới và quê hương chúng ta. Là Ki-tô hữu, chúng ta hãy là những “tông đồ của niềm hy vọng” bằng cách thắp lên ngọn nến chiếu soi trong đêm tối để làm biến đi bóng tối của tội lỗi và bất công.

  1. NIỀM HY VỌNG VỀ MỘT TÌNH THƯƠNG CÀNG ĐẬM ĐÀ THẮM THIẾT

Niềm hy vọng thứ hai mà chúng ta mang trong mình đang khi hướng về ngày lễ Giáng Sinh sẽ đến trong bốn tuần nữa: đó là niềm hy vọng về tình yêu, về tình thương. Ngày lễ Giáng Sinh là ngày Con Thiên Chúa – là Tình Yêu – hạ sinh trên trần gian. Đó là Tình Yêu Nhập Thể. Tình Yêu đó mặc khải cho con người biết tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và mời gọi con người yêu thương nhau.

Trong bài đọc hai – trích thư thứ nhất thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca chương 3 từ câu 12 đến chương 4 câu 2 -, thánh nhân khuyên nhủ và cầu chúc về tình yêu thương mà các Ki-tô hữu dành cho nhau và cho mọi người:

“Thưa anh em, xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy.” Tình yêu thương dành cho nhau và mọi người là một cách thức sống thánh thiện, tinh tuyền và làm đẹp lòng Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã khẳng định như vậy. Khi cầu nguyện và cầu chúc cho các Ki-tô hữu “ngày càng” và “tấn tới nhiều hơn nữa”, thánh Phao-lô đã phát đi một thông điệp cho họ về NIỀM HY VỌNG của ngài: tình yêu sẽ tăng thêm, đậm đà hơn, thắm thiết hơn. Nghiã là các Ki-tô hữu cũng như chính bản thân ngài, cảm nếm được “hương vị” của tình yêu thương, của lòng bác ái. Và niềm hy vọng của thánh Phao-lô cũng là niềm hy vọng của các Ki-tô hữu hy vọng về một tình yêu thương vừa rất cao quí, thánh thiêng, cũng vừa rất cụ thể đậm đà vị ngọt và thắm thiết hương thơm.

Khởi đầu năm phụng vụ mới với chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, được nghe lại những lời của thánh Phao-lô, chúng ta hãy dấn thân hơn nữa trong cuộc sống này để “tình yêu thương” lên ngôi, để “lòng bác ái” quang toả. Dù giữa cuộc sống với bao nhiêu hận thù và ghen ghét, với tư cách Ki-tô hữu, chúng ta hãy luôn là “tông đồ của niềm hy vọng”, “tông đồ của tình yêu thương”, vì chúng ta mang trong mình Đấng là Vua Yêu Thương và là những người con của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu (x.1Ga 4,8). Chúng ta mong ước các cộng đoàn Ki-tô – Giáo Hội, gia đình, các cộng đoàn tu trì – là nơi chiếu sáng tình yêu thương đậm đà thắm thiết đó, để tình yêu đó sáng lên trên khắp cùng thế giới này. Đây là một vinh dự cũng là trách nhiệm của chúng ta.

  1. NIỀM HY VỌNG CHO MỘT CUỘC SỐNG VỮNG VÀNG

Chúng ta đã nói đến niềm hy vọng chúng ta mang trong mình và hướng tới cho thế giới, cho tha nhân, cho các cộng đoàn Giáo Hội. Còn bản thân mỗi người, khi khởi đầu năm phụng vụ mới, chúng ta hy vọng gì cho bản thân?

Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 21 từ câu 25 đến 28 và từ câu 34 đến 36, Chúa Giê-su mong ước mỗi chúng ta “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” và “đứng vững”. Những tư thế này, tôi đã có dịp chia sẻ trong những ngày vừa qua khi chúng ta bước vào những ngày cuối của năm phụng vụ. Hôm nay, chúng ta nghe lại những trích đoạn đó với một bối cảnh mới của năm phụng vụ mới. Những tư thế đó diễn tả sự vững vàng trong cuộc sống.

Khi mời gọi các môn đệ phải có những tư thế cần thiết đó, Chúa muốn rằng tất cả những tai hoạ bên ngoài không được lấn át sức mạnh nội tâm của mỗi người chúng ta. Vững vàng luôn là một “tâm thái”, một tình trạng của tâm hồn. Tất cả những gì xảy ra bên ngoài sẽ tan biến đi theo thời gian, dài hay ngắn; nhưng chắc chắn chúng sẽ không tồn tại “đến muôn đời”. Điều quan trọng đối với chúng ta, đó là điều gì tồn tại “cho đến ngày Chúa đến”. Chỉ dựa vào điều đó mà chúng ta mới có thể “đứng vững và ngẩng đầu”, mới có thể “đứng vững”. Đó là ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY VÀ ĐỨC MẾN. Chính ba nhân đức đối thần này giúp chúng ta đứng vững và bước đi vững vàng. Khởi đầu năm phụng vụ mới, chúng ta cần thiết cầu xin với tất cả niềm hy vọng rằng năm nay, ba nhân đức đối thần sẽ lớn lên trong chúng ta và sẽ tạo nên những ảnh hưởng tốt trong cuộc sống mỗi chúng ta. Chúng ta hãy là “tông đồ của niềm hy vọng” cho chính mình, niềm hy vọng vào một cuộc sống vững vàng hơn.

Hôm nay khởi đầu năm phụng vụ mới với chúa nhật tuần thứ nhất Mùa Vọng, những bài Lời Chúa gieo trong tâm hồn chúng ta âm hưởng của niềm hy vọng: niềm hy vọng về Đấng Công Chính, để nhờ Người, chúng ta hy vọng vào một tình yêu thương ngày càng đậm đà thắm thiết hiện diện trên thế giới này, để trong bầu khí đó, mỗi chúng ta hy vọng cho chính mình về một hành trình mới vững vàng hơn. Như vậy, khởi đầu năm phụng vụ mới là chúng ta tiến trên một hành trình với sự triển nở tâm linh cùng với những hoạt động cụ thể để Nước Trời hiện diện nơi đây và lúc này.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...