Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

KHÔNG CÓ TÌNH YÊU NÀO…

Thứ 6 sau Chúa Nhật V Phục Sinh

 “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu 
của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”

(Ga 15,13)

 

“Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn và là kiệt tác của con người”. Nên tự bản chất tình yêu là cao đẹp, huyền nhiệm, là chất liệu ngọt ngào êm dịu để nuôi dưỡng liên kết thúc đẩy các thành viên trong gia đình, tập thể biết sống cho nhau. Thế nên, một tình yêu được coi là chuẩn mực phải hội đủ rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố căn bản quan trọng hàng đầu đó là sự hy sinh, là cho đi tất cả để kiến tạo bình an hạnh phúc cho người mình yêu. Trong bối cảnh của bữa ăn cuối cùng rất thân tình của Đức Giêsu với các môn đệ và Ngài biết giờ ra đi đã gần kề nên Chúa Giêsu đã trối cho các môn đệ một điều răn mới như Thầy đã yêu thương anh em thế nào thì anh em hãy yêu thương nhau như vậy (x.Ga 15,12). Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta mẫu gương sáng ngời, tuyệt vời nhất của tình yêu hy hiến. Tình yêu của Ngài không chỉ dừng lại ở lời nói mà được hiện thực hoá bằng hành động cụ thể qua lời khẳng định của Thánh GioanKhông có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.(Ga 15,13)

Tình yêu tự bản chất là một huyền nhiệm nên không ai có thể thấu cảm hết được những điều kỳ diệu của tình yêu. Cũng vì tình yêu mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để từ đây Thiên Chúa mãi ở cùng nhân loại. Nhưng con người đã mải mê chạy theo người tình của nhân loại là: tình, tiền, tài, danh vọng nên đã từ chối tình yêu của Ngài.  “Người đã đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận (Ga 1,11). Vì tội lỗi, vì những ham muốn lợi lộc thấp hèn nên con người đã đánh mất bản chất thánh thiêng nhất của tình yêu là được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Đặc biệt trong thời đại hôm nay với nền khoa học công nghệ không ngừng phát triển, một mặt nó giúp ích đáp ứng những nhu cầu cần thiết, góp phần làm cho đời sống con người được tiến triển thăng hoa. Nhưng bên cạnh nó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá từ đó đã có rất nhiều lối sống lệch lạc, lầm lẫn tình yêu với tình dục, lợi dụng nhau để thoả mãn các dục vọng, muốn hưởng lạc thú không cần tương lai, yêu cuồng sống thử.

Thánh Giáo hoàng Ga Phaolo II đã nói: “Con người không thể sống nếu không có tình yêu”. Bởi vậy, khát vọng lớn nhất của con người là muốn yêu và được yêu, muốn được hưởng hạnh phúc luôn mãi với người mình yêu. Nhưng con người sinh ra với nhiều bất toàn, lớn lên với một khoảng trống trong tim, và càng lớn cái khoảng cách ấy càng sâu. Vì thế, con người khát vọng được yêu, mong mỏi được yêu để bù đắp vào chỗ thiếu vắng, để lấp đầy khoảng trống con tim. Vì thế, tình yêu của con người dù có cao thượng đến mấy vẫn nhen nhúm mầm vị kỷ. Vì con người là một hữu thể cô đơn và đói khát tình yêu nên những cuộc tình dương gian từ muôn thủa đã mang sẵn mầm vị kỷ. Con người bắt đầu đi tìm tình yêu khi ý thức được sự đói khát của mình, tìm kiếm không được thì giành dựt cướp bóc, chèn ép lẫn nhau. Từ đó cho thấy, hạnh phúc con người mang lại cho nhau thật mong manh giới hạn, thật nhỏ bé so với lỗ hổng sâu hun hút trong tâm hồn. Bởi thế, trong tình yêu mới có sự chia rẽ, ly dị ngoại tình để đi tìm người thứ ba với ước mong, hy vọng được thoả mãn cơn đói khát tình yêu đang âm ỷ trong lòng.

Từ thực tế cho thấy, tình cảm con người dành cho nhau rất giới hạn. Hầu hết trong mọi tương quan của con người đối với nhau đều dựa trên quy luật hoán đổi có qua có lại. Tôi yêu thương, phục tùng bạn vì bạn cho tôi địa vị, tiền bạc, tầm ảnh hưởng. Tôi kính trọng anh vì anh đã giúp tôi thành đạt trong cuộc sống có công ăn việc làm ổn định, tôi quý mến em vì sự hiện diện của em mang lại cho tôi niềm vui, sự bình an thanh thản…chung quy lại con người thương mến nhau cũng chỉ vì vật chất và vì cái tôi của mình. Cao hơn tương quan tình thân, tình yêu giữa hai người nam nữ dành cho nhau được coi là đẹp, tuyệt vời nhất, vượt trội hơn mọi thứ tình cảm vì có sự thuỷ chung bền chặt, hy sinh cho nhau, nó có hấp lực phi thường đến nỗi cả hai dám rời bỏ gia đình để gắn bó sống chết với nhau, tạo sức mạnh để cùng vượt qua mọi khó khăn gian khổ cùng những thách đố. Tình yêu đôi lứa đẹp là thế nhưng nhìn vào xã hội hôm nay hơn bao giờ hết đời sống gia đình đang rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng, tỷ lệ ly hôn đang ở mức báo động đỏ.

Vậy ai có thể xoa dịu nỗi cô đơn và làm thoả mãn cơn đói khát tình yêu của con người? Phải chăng là một con người không đói, là nguồn và cùng đích của tình yêu? Vâng Thiên Chúa – chỉ có Ngài là suối nguồn, là tình yêu từ trong bản chất, chỉ nơi Ngài ta mới tìm được chỗ nghỉ ngơi an toàn vững chắc nhất. Như Thánh Augustino đã nói lên từ trong sâu thẳm lòng mình : “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng con cho Chúa và lòng con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Tình yêu của Ngài vĩ đại cao sâu hơn gấp bội và chỉ có tình yêu ấy mới có sức cứu độ con người khỏi chết muôn đời. Khi nhìn lên thập giá Đức Giêsu, Ngài đã không yêu một tý như Xuân Diệu định nghĩa: “Yêu là chết trong lòng một tý”, nhưng Ngài đã vì yêu mà đón nhận cái chết hoàn trọn nhất, Ngài đã yêu đến giọt máu cuối cùng. Và chính trong cái chết, Chúa dạy cho ta bài học muôn thủa của tình yêu là yêu đến cùng và hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Từ đó cho ta thêm xác tín rằng không có tình nào lớn hơn tình Chúa đã dành cho ta.

Tục ngữ Nga có câu “yêu là khổ không yêu còn khổ hơn”. Như vậy, yêu là ký kết với đau khổ. Bởi vậy đường tình yêu từ muôn thủa vẫn là không phải con đường êm ả để người lữ khách có thể tiến thẳng đến bến bờ hạnh phúc. Để hưởng được hoa thơm trái ngọt của tình yêu đương nhiên phải đánh đổi bằng một hy sinh nào đó mà đã hy sinh ắt phải chịu đau khổ. Có trải qua đau khổ mới thấy ý nghĩa của niềm vui đích thực, đau khổ càng lớn niềm vui càng gia tăng, không có khả năng chịu đau khổ thì cũng không có khả năng hưởng hạnh phúc. Trên thập giá đôi tay Đức Kitô giang rộng, Ngài đón nhận đau khổ bằng tất cả tình yêu thương. Trái tim bị đâm thâu là biểu tượng, là chứng tích hùng hồn nhất của tình yêu, trái tim của ai là chính người đó có trái tim nào khi yêu mà không rướm máu. Trái tim Đức Giêsu đã bị bầm dập tan nát, đã nhỏ những giọt máu cuối cùng vì yêu nhân loại lỗi lầm. “Một người lính lấy giáo đâm thủng cạnh sườn, tức thì máu cùng nước chảy ra” Ga 19,34). Không có tình yêu nào khuất bóng đau khổ. Bởi vậy, mỗi đau khổ là một bài học nên có đi đến tận cùng của đau khổ mới biết thế nào là tột đỉnh của tình yêu. Sự tuyệt đối của tình yêu là gì nếu không phải dám chết cho người mình yêu. Đức Kitô đã chấp nhận tất cả những đau khổ do tình yêu mang đến, để rồi chính trong cái chết, Ngài đã đi vào cõi sống, đi vào sự phục sinh vinh hiển muôn đời.

Món quà trao tặng càng có giá trị thì tình yêu càng lớn lao. Vì thế, khi trước khi về cùng Cha, Đức Kitô đã trao tặng cho nhân loại cả mạng sống của mình đó là bằng chứng một tình yêu tột đỉnh. Ngài đã sẵn sàng chịu chết để đền tội thay cho chúng ta. chúng ta đón nhận tình yêu bằng cách nào và dâng lại cho Ngài những gì nếu không phải là chính con người của mình với tất cả những yếu đuối bất toàn và dám để cho lời Chúa chi phối cuộc đời mình. Như Đức Kitô, Ngài đã để tình yêu của Cha và tình thương đối với nhân loại này chi phối mọi hoạt động của mình. Vậy mỗi chúng ta, những người được mời gọi đi theo sát Chúa Kitô, muốn trở thành cánh tay nối dài, là dụng cụ đắc lực Chúa dùng để phục vụ anh chị em thì trước hết phải để cho tình yêu của Chúa lấp đầy, chiếm trọn con tim có như thế chúng ta mới có sức mạnh dám ra khỏi con người, khỏi cái tôi ích kỷ của mình để yêu thương phục vụ cách quảng đại nhưng không như mẫu gương của Thầy Chí Thánh đã để lại cho chúng ta.

M. Anphong – Vĩnh phước 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...