Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Kính các thánh TỔ PHỤ DÒNG XITÔ (Anh Maithi-PV).

Kính các thánh TỔ PHỤ DÒNG XITÔ

Mc 10,24-30

Anh Maithi-PV.

Từ bỏ, hai âm tiết này nghe sao thấy nghiệt ngã và lạnh lùng làm sao! Nó hàm ý sự mất mát hy sinh. Cảm nghiệm về nó là cả một sự giằng co-chiến đấu. Ước mong dấn thân “từ bỏ chính mình vác thập giá hàng ngày theo Chúa” là cả một nỗi khắc khoải chờ mong.

Không khắc khoải sao được khi đa số chúng ta nghĩ rằng từ bỏ là một điều gì đó bất thường, tha hoá, vong thân – mình không còn phải là mình nữa… Xét theo tâm lý học thì điều này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Chính vì thế mà chúng ta không muốn hoặc ngại ngùng hoặc rất vất vả để có thể từ bỏ. 

Nhưng thực ra, từ bỏ là điều rất bình thường, rất cần thiết và rất cấp bách. Cho nên, chúng ta có thể nói từ bỏ là một đòi hỏi của quy luật tự nhiên cũng như siêu nhiên.

Trong tự nhiên có:

  • – Quy luật của sinh tồn: có nhiều thứ nếu ta không chịu bỏ thì ta sẽ chết. Chẳng hạn em bé đủ ngày tháng mà không chịu ra khỏi bào thai ấm êm an toàn thì chết là chắc.
  • – Quy luật của phát triển: cơ thể ta hằng ngày hằng giờ hằng phút đều bỏ đi những chất thải, bỏ đi một số tế bào già nua để thu nhận vào những chất dinh dưỡng, để sinh những tế bào mới. Nhờ đó cơ thể lớn dần lên. Trong quá trình phát triển, con người phải từng giai đoạn bỏ đi đứa bé sơ sinh, đứa trẻ con ấu trĩ… hầu mới phát triển dần thành người lớn được.
  • – Quy luật của tiếp nhận: có bỏ thì mới có nhận. Ví dụ ta có một ly nước. Muốn có một ly rượu thì trước hết phải đổ bỏ ly nước kia trước đã rồi mới có không gian cho ly rượu.

Trong tu đức và siêu nhiên:

“Từ bỏ mình”: mặc dù chúng ta không còn là mình nữa nhưng chúng ta lại hóa nên giống Ðức Giêsu, nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài. Như vậy, từ bỏ thực sự không phải là “tha hóa” mà là tìm lại chính mình, bởi vì ngay từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta “giống hình ảnh” Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi mà con người bị “tha hóa”. Nay nhờ tình thương quan phòng và ân sủng của Ngài, chúng ta được mời gọi trở nên giống Ðức Giêsu. Và đang khi cố gắng như thế chúng ta đang tìm lại được chính mình.

“Bỏ mình” để tìm lại được chính mình và chọn đời sống tận hiến là một chọn lựa quyết liệt, một chọn lựa đến “liều mạng sống”. Nếu như sự chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu đã là khó, thì sự chọn lựa giữa hai điều tốt lại càng là một thách thức đòi hỏi một sự phân định kỹ càng và cương quyết hơn. Ba cha thánh Roberto, Alberico và Stephanô – tổ phụ Xito mà chúng ta mừng lễ hôm nay cũng là những người đã trải qua kinh nghiệm ấy. Các ngài phải là những tâm hồn say mê Chúa và say mến các linh hồn biết là dường nào!. Các ngài đã bỏ – hiến dâng chút phận mình để dành được phần thưởng lớn lao là chính Thiên Chúa và lưu lại di sản thiêng liêng cho toàn dòng Xito. Như vậy, bỏ mà không mất, ngược lại được rất nhiều “gấp trăm”; không thiệt thòi mà lại có lợi hơn. Đúng như cảm nghiệm của thánh Phanxicô Assisi: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

Là con cưng của Chúa, là đồ đệ của các thánh tổ phụ đáng ra Bạn và tôi “không giống lông thì cũng giống cánh”. Đàng này ‘con nhà tông chẳng giống lông cũng chẳng giống cánh’.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã trở nên phần thưởng cho những ai từ bỏ tất cả để bước theo Đức Giê-su Ki-tô, Con Chúa. Xin giúp chúng con dõi theo gương lành của các thánh tổ phụ Roberto, Alberico và Stephanô trong đời sống đan tu. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin cho chúng con nhiệt tâm giữ mãi niềm hăng say phấn khởi trên đường hướng tới đời sống vĩnh cửu. Chúng con cầu xin … ( Lời tổng nguyện lễ ba cha thánh).

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...