Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

LÀM CHỨNG

Chúa nhật III Mùa Vọng B ( Ga 1, 6-8.19-28 )

LÀM CHỨNG

Jos. Ba-PV

            Để thực hiện ơn cứu độ, Thiên Chúa cần một người đi trước, dọn đường. Để có thể giới thiệu Đấng Cứu Thế cho nhân loại đang mong đợi, Thiên Chúa mời gọi sự cộng tác của người được tuyển chọn. Đó là Gioan Tẩy Giả, cũng còn được gọi là Gioan Tiền hô. Vâng, Gioan Tiền Hô là một nhân vật quan trọng luôn được nhắc tới trong Mùa Vọng, vì ngài là vị Tiền Hô đi trước kêu gọi người ta dọn lòng đón mừng Đấng Cứu Thế đến bằng cách thay đổi, cải thiện đời sống. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một điều nổi bật trong cuộc đời tiền hô của ngài, đó là làm chứng cho Chúa Cứu Thế, ông đã chu toàn sứ mạng làm chứng nhân một cách tuyệt hảo.

           Khi rao giảng nơi hoang địa, Gioan Tẩy Giả công bố hai sứ điệp. Trước hết, ông loan báo cho đồng bào của ông rằng, Đấng Cứu Thế đã ở đó, hiện diện ở giữa họ, và họ phải nhận biết ngài. Sau đó, ông cũng loan báo rằng, để nhận biết và đón tiếp Ngài, họ cần phải quyết tâm ăn năn thống hối thay đổi đời sống.

         Để có thể làm chứng, cảm nghiệm bản thân là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Gioan đã từng khẳng định, ông không biết Đấng Thiên sai, nhưng Đấng sai ông đến làm phép rửa trong nước đã nói với ông rằng, Thánh Thần ngự xuống và lưu lại trên người nào thì đó là chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Ông đã thấy và ông đã làm chứng, Đấng ấy là Con Thiên Chúa.

         Từ cảm nghiệm bản thân này, Gioan đã làm chứng cho Chúa Giêsu bằng lời nói và bằng hành động. Ông bắt đầu làm phép rửa thống hối ở sông Giodan. Ông kêu mời mọi người ăn năn trở lại. Ông loan báo với mọi người: Nước Trời đã gần đến. Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian, nhưng không ai đã nhận ra Ngài. Muốn đón nhận ngài, cần phải trở về với Thiên Chúa. Trở về với Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời nói, môi mép, mà phải thực hiện bằng việc làm. Những đường nẻo quanh co của tâm hồn cần phải sửa cho ngay thẳng. Những đồi núi gồ ghề, những hố sâu tăm tối của bản tính con người cần phải được làm cho bằng phẳng. Những việc lành như công bình, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ… là dấu chứng của tấm lòng thành thật…hầu có thể chu toàn bổn phận của một chứng nhân, làm chứng và dẫn mọi nguời đến gặp Ánh Sáng: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.”(Ga.1,9).

        Nơi Gioan còn một chi tiết, thiết nghĩ đáng chúng ta lưu tâm để bắt truớc. Tin mừng mô tả: Mọi người tuốn đến cùng Gioan để lắng nghe ông nói và lãnh nhận phép rửa thống hối. Quả thực, Ông có sức hấp dẫn, bởi ông khiêm nhường và can đảm nói và sống-chết cho sự thật.

        Theo gương của Gioan Tiền hô, để có thể làm chứng nhân của Đức Kitô, trước hết các đan sĩ chúng tôi cần phải có một cảm nghiệm bản thân về con người và đời sống của Ngài. Phải nhìn nhận và xác tín: Ngài là Đấng đem lại sự sống và giải thoát cho chúng ta. Phải sống Tin Mừng tình yêu của Ngài như là nguồn sáng- soi dẫn và là động lực mãnh liệt của cuộc đời ta. Những việc làm của chúng tôi phải luôn được bắt nguồn và thực hiện trong đức bác ái, và đem lại hiệu quả là hạnh phúc cho người chung quanh, nhất là những người bất hạnh. Nhờ đó, lời nói và hành động của chúng tôi mới có nhiều giá trị và mang tính thuyết phục. Nói khác đi, người ta có thể nhìn vào đời sống chúng tôi mà nhận ra hình ảnh dịu hiền thân thương của Chúa là Đấng Cứu Độ- vẫn đang hiện diện tại đây và lúc này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...