Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LÀM THINH: NÊN HAY KHÔNG (Bài Suy Niệm Thứ 4 tuần II TN) – Mai Thi

 

LÀM THINH: NÊN HAY KHÔNG

(Bài Suy Niệm Thứ 4 tuần II TN)

 

Dường như bất cứ việc gì trên trần gian này cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực, lợi và hại. Quá đề cao mặt tiêu cực mà không quan tâm đến mặt tích cực hoặc ngược lại, người ta sẽ rơi vào nguy cơ đánh giá sự việc thiếu khách quan, thiếu chính xác. Việc lên tiếng hay làm thinh của ai đó trước suy nghĩ, lời nói hay việc làm của người khác hay sự kiện gì cũng tuân theo qui luật ấy và đem lại giá trị khác nhau tùy theo chọn lựa có thích hợp hay không. Quyết định nói hay làm thinh, nói gì và không nói gì, nói lúc nào và không nói lúc nào là những điều chúng ta cần quan tâm vì đó là chọn lựa quan trọng của chúng ta đối với cuộc sống vốn muôn hình muôn vẻ này.

Trong bài Tin mừng hôm nay (Mc 3, 1-6), những người Pharisêu đã chọn làm thinh trước câu hỏi của Chúa Giêsu: “Ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”. Vậy động lực nào, lý do nào khiến họ không trả lời Chúa Giêsu? Chọn lựa ấy được tán dương hay đáng lên án?

Nói ra hay im lặng đều phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng cách và chỉ sử dụng khi cần thiết. Lời nói thật ý nghĩa và quan trọng khi nó giúp mình và người khác cùng “lớn lên”; tuy nhiên cũng từ lời nói có khi khiến cho người khác bị tổn thương, thiệt hại…. Cũng vậy, im lặng là vàng nhưng nhiều lúc sự nín thinh lại là đồng lõa với sự tàn nhẫn và thói vô tâm.

Hoàng Quỳnh và Hải Lam, tác giả của bài báo mang tựa đề “8 lý do bạn nên ‘im lặng đúng lúc’ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”, đăng trên mạng (https://www.dkn.tv/doi-song/8-ly-do-ban-nen-im-lang-dung-luc-de-co-mot-cuoc-song-tot-dep-hon.html), đã liệt kê cụ thể như sau:

  1. Hãy im lặng nếu bạn không xác thực được thông tin bạn đang có
  2. Khi lời nói ra là lưỡi dao cứa vào lòng người khác
  3. Im lặng khi cảm thấy đối phương cần được “lắng nghe”
  4. Im lặng khi không có gì để nói
  5. Im lặng trước những lời thiếu tế nhị
  6. Hãy giữ sự im lặng khi bạn đang cố gắng thay đổi một thói quen xấu
  7. Im lặng là một sự đầu tư khôn ngoan vào thời gian
  8. Hãy im lặng khi bạn nhận thấy mình đang có mong muốn “nói xấu” một ai đó

Trái lại, trên một trang web khác người ta lại đọc được bài viết có nội dung liên quan đến lời nói: lời nói thật cần thiết và buộc phải lên tiếng trong những trường hợp khác nhau:

  1. Nói giùm người khác khi họ không có tiếng nói hoặc họ không thể tự nói lên được vì lý do nào đó. Tiếng nói của bạn có thể là điều duy nhất giải cứu và bảo vệ họ khỏi sự tổn hại.
  2. Nói ra khi bạn thấy một điều sai được thực hiện vì im lặng có thể bị xem là đồng lõa với sai trái. Một người có thể xem việc nói ra là  hành động chân chính nhất của nhân loại, vì cho tới những gì chúng ta được biết, chúng ta là loài động vật duy nhất có thể nói.
  3. Nói ra khi bạn được hỏi về quan điểm của mình vì người hỏi rất coi trọng nó.
  4. Nói ra khi bạn muốn được nghe. Cho dù ở nơi làm việc hay là trong mối quan hệ, nếu bạn tin rằng những điều bạn nói là có giá trị, đừng e ngại mở miệng ra (x. Chút Suy Tư Về Thinh Lặng, Trần Thanh Tú dịch, http://edu.inclass.vn/ban-da-biet-luc-nao-nen-noi-luc-nao-nen-im-lang-p-263.html

Như vậy, sẽ tùy thời điểm, tùy bối cảnh và đối tượng để chúng ta làm thinh không nói hay phải lên tiếng, vì nó sẽ đem lại lợi ích nếu biết dùng chúng cách hợp lý hoặc ngược lại. Nói hay không nói đó là việc nên làm và buộc phải làm, nó đòi chúng ta nhậy bén và khôn ngoan để liên tục chọn lựa trong cuộc sống hàng ngày.

Đọc trong Cựu Ước chúng ta thấy rất nhiều vị tiên tri muốn thoái thác nhiệm vụ công bố ý định của Thiên Chúa, muốn làm thinh,… nhưng đã bị ép buộc phải lên tiếng, mặc dù bị ghét, loại trừ và bị giết.

Nếu có một ngôn sứ Amos dám nói thẳng, nói thật về ơn gọi và nhiệm vụ của mình: “Tôi đâu phải là một người kiếm sống bằng nghề ngôn sứ. Tôi chỉ là một nhà nông thôi. Nhưng vì Chúa sai tôi đến đây nói tiên tri thì tôi phải đến và nói, và bổn phận của tôi là phải truyền đạt lại đúng y như lời Chúa”, thì đến một lúc nào đó Chúa Giêsu cũng phải lên tiếng: không thể làm ngơ trước việc thấy cảnh đền thờ Giêrussalem bị “biến thành nơi buôn bán”. Nhưng trong trường hợp khác Chúa Giêsu lại hoàn toàn im lặng: “khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: “Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?”. Nhưng Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên” (Mt 27, 12-14).

Lại một lần nữa Chúa Giêsu yên lặng khi các kinh sư và người Pharisêu chất vấn: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? “Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất” (Ga 8, 4-6).

Cũng làm thinh không nói nhưng thái độ lặng thinh của các Kinh sư và Biệt phái trong bài Tin mừng hôm nay hoàn toàn khác. Viện cớ giữ luật ngày sabát cách nghiêm chỉnh nhưng thực ra là hành vi trốn tránh trách nhiệm, ích kỷ và độc ác.

Đọc trong Tin mừng chúng ta thấy nhiều trường hợp tương tự như các Kinh sư và Biệt phái. Sự thinh lặng chết chóc của bá quan văn võ và các thân hào trong buổi dự tiệc mừng sinh nhật của vua Hêrôđê trước cái chết oan nghiệt và ghê sợ của Gioan Tẩy Giả là một trong nhiều ví dụ.

Tóm lại, nói ra hay im lặng đều phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng cách và chỉ sử dụng khi cần thiết. Nói hay làm thinh là một cám dỗ triền miên và nhiều lúc trở thành nỗi khổ của chúng ta. Đây là vấn đề khó khăn, tế nhị đòi… đòi chúng ta sự can đảm và khôn ngoan thực sự mới bớt đi những vấp váp, hối hận hay những đáng tiếc trong cuộc sống nhân sinh.

Từ nội dung bài Tin mừng trong thánh lễ hôm nay chúng ta đón nhận sứ điệp Chúa muốn gởi đến mỗi người chúng ta bằng cách dù lên tiếng hay làm thinh thì cũng liệu sao cho đúng cách, hợp lý, theo ý muốn của Chúa chứ không vì bất cứ lý do gì.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...