Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa

THÁNH LỄ TRONG NHÀ THỜ

VÀ THÁNH LỄ NGOÀI CUỘC ĐỜI

(Lc 9, 11-17)

 

Đức Hồng Y Hen-đơ Ca-ma-ra về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối lăn lộn trên đất, đấm ngực khóc lóc than van như trong cơn đại hoạ. Đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm những bình đựng Mình Thánh. Kẻ trộm đổ Mình Thánh Chúa ra vườn, lấy đi những bình mà họ tưởng làm bằng vàng. Thật là một sự phạm thánh ghê gớm.

Thế nhưng trong bài giảng hôm ấy, Đức Hồng Y đã làm mọi người kinh ngạc khi Ngài nói: Tại sao hôm nay anh chị em mới than khóc. Hằng ngày biết bao lần Chúa Giê-su bị nhục mạ, bị hành hạ, bị chà đạp, bị giết chết trong những anh chị em nghèo khổ, vô gia cư, trong các trẻ em không cha mẹ, không gia đình, sao chẳng thấy ai than khóc? Anh chị em không biết sao, những anh chị em ấy chính là Chúa Giê-su, là Thân Mình Chúa Giê-su, là Thánh Thể Chúa.

Nói như thế, ĐHY không có ý coi thường phép MTC. Nhưng Ngài có ý nhắc cho ta một khía cạnh thường hay bị lãng quên trong khi cử hành bí tích. Đó là phải cử hành bí tích không chỉ trong nhà thờ mà còn phải cử hành cả ngoài cuộc đời nữa.

Đọc bài Tin Mừng hôm nay, ta hãy lưu ý hai điểm:

1- Diễn tiến phép lạ hoá bánh ra nhiều giống hệt như diễn tiến 1 Thánh lễ. Nếu Thánh lễ gồm hai phần Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể, thì trong bài tường thuật hôm nay, Chúa Giê-su cũng đã giảng dạy dân chúng trước rồi mới ban bánh sau. Dân chúng được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa trước khi được nuôi dưỡng bằng bánh bánh đã được chúc phúc. Đây quả là một Thánh lễ cử hành giữa đời thường. Một Thánh lễ không có nhà thờ, chẳng có bàn thờ.

2- Cử chỉ và lời nói của Chúa Giê-su khi hoá bánh ra nhiều, khi lập phép MTC và khi dùng bữa với các môn đệ làng Em-mau giống y như nhau. Cả 3 đoạn văn trên đều tả Chúa Giê-su cầm lấy bánh, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ.

Tại sao có sự trùng hợp thế? Thưa vì Chúa Giê-su muốn cho ta hiểu rằng: Bí tích không chỉ là một nghi lễ, nhưng là một sự thực. Sự thực ấy phải đâm rễ sâu nơi cuộc đời, phản chiếu đời sống và đem lại lợi ích cho đời sống.

Nếu trong Thánh lễ Chúa Giê-su ban phát lương thực nuôi linh hồn, thì ngoài cuộc đời, Người đã ban phát lương thực nuôi thân xác.

Nếu Thánh lễ là một bữa tiệc huynh đệ, thì trong sa mạc hôm nay, Chúa Giê-su cũng đã tổ chức một bữa tiệc long trọng, mỗi bàn ăn gồm 50 người để họ chia sẻ với nhau không chỉ cơm bánh mà còn tâm tư tình cảm nữa.

Nếu trong Thánh lễ, Chúa Giê-su dâng mình cho Đức Chúa Cha dưới hình bánh rượu, thì ngoài cuộc đời, Chúa Giê-su đã tự hiến mình trên thánh giá.

Nếu trong Thánh lễ, Chúa Giê-su dưới hình bánh bị bẻ ra để phân phát, thì ngoài cuộc đời, thân xác Người cũng đã bị bẻ ra trong những sỉ nhục, đòn vọt, đóng đinh.

Quả thật Chúa Giê-su đã dâng Thánh lễ không chỉ trong nhà thờ, mà Người còn dâng Thánh lễ ngoài cuộc đời. Người không chỉ dâng một lễ vật nào đó, nhưng đã dâng chính bản thân mình. Người không chỉ cử hành một bí tích, nhưng chính bản thân Người đã trở thành bí tích. Người không chỉ bẻ một tấm bánh mà còn bẻ chính thân mình ra để ban phát cho mọi người. Chính vì thế mà lễ dâng của Người có giá trị. Thái độ của Chúa Giê-su khiến ta phải suy nghĩ.

Làm sao ta có thể gọi Thánh lễ là một bữa tiệc huynh đệ nếu ta vẫn còn giữ trong lòng những thù hận ghen ghét?

Làm sao ta có thể đi dự tiệc Thánh lễ nếu chung quanh ta còn biết bao anh em đói khổ, thiếu thốn?

Làm sao ta có thể dâng Thánh lễ nếu trong cuộc đời ta không hiến mình cho anh em?

Khi truyền lệnh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”, Chúa Giê-su không chỉ truyền cho ta cử hành Thánh lễ trong nhà thờ. Người còn muốn cho ta dâng Thánh lễ cả ngoài cuộc đời. Nghĩa là phải chia sẻ, chịu mọi đau khổ, biết khiêm nhường nhịn nhục, biết sống đoàn kết yêu thương, biết hiến mình cho anh em.

Việc cử hành Thánh lễ ngoài cuộc đời cũng quan trọng như việc cử hành Thánh lễ trong nhà thờ. Hơn nữa, nếu thiếu việc cử hành ngoài cuộc đời, những nghi lễ trong nhà thờ sẽ trở thành bùa chú, giả dối và phản chứng.

Xin cho bí tích Thánh thể trở thành một sự thực trong đời sống. Xin cho chúng ta biết thờ lạy Chúa Giê-su không phải chỉ trong hình bánh mà còn nơi những anh em bé mọn trong cuộc đời. Xin cho chính đời sống ta trở thành một bí tích, chịu bẻ ra để đem lại lợi ích cho anh em. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ

1- Thánh lễ thường trở nên nhàm chán vì ta đi dâng Thánh lễ chẳng mang theo lễ vật nào. Theo bạn, thế nào là tích cực tham dự Thánh lễ?

2- Rước lễ đem lại những ơn ích nào cho đời sống thiêng liêng của bạn?

3- Bạn đã dâng Thánh lễ trong cuộc đời chưa?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...