Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lễ Chúa Ba Ngôi: Làm nghĩa tử của Thiên Chúa là một đặc ân

  LÀM NGHĨA TỬ CỦA THIÊN CHÚA LÀ MỘT ĐẶC ÂN

M. Gregorio, Đan viện Vĩnh Phước

Khi xem những bộ phim về chế độ nô lệ, khán giả không thể quên hình ảnh của những điền chủ với những điền trang rộng thênh thang và một lực lượng lao động chính yếu là những nô lệ. Những nô lệ được sử dụng để phục vụ trong tất cả các công việc của điền trang, từ những việc nhỏ nhặt nhất đến những công việc nặng nhọc và nguy hiểm nhất. Những nộ lệ bị đối xử tàn nhẫn họ sẽ bị bị đánh đập dã man, thậm chí bị giết chết nếu làm sai điều gì, hay không hợp ý chủ. Khi cần, họ có thể bị bán, trao đổi như một món hàng. Trái lại, những người con của các điền chủ được thương yêu, dành cho những gì tốt đẹp nhất và được hứa hẹn một tương lai sáng lạn với những của hồi môn kếch xù. Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô mượn hình ảnh gia đình với những người con và những nô lệ trong xã hội đương thời của các tín hữu Rôma như một phép ẩn dụ về mối tương quan của con người đối với Thiên Chúa.

Quả thật, thánh Phaolô đã gửi đến cộng đoàn Rôma một tin vui. Tin vui vì nhờ phép rửa mà họ được gia nhập vào gia đình Thiên Chúa và trở thành nghĩa tử của Người. Trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa có nghĩa là trở thành những “nghĩa đệ” của Đức Kitô (x. Rm 8,29). Hơn nữa họ còn là những người được quyền thừa kế gia sản của Thiên Chúa, là sự sống vĩnh cửu (x. Rm 8,17). Đó là đặc ân Chúa dành cho con người chúng ta.

Đặc ân này biểu lộ tình yêu nhưng không của Thiên Chúa đối với con người. Một Đấng Tạo Hóa, một Thiên Chúa Toàn Năng cho phép thọ tạo thấp hèn gọi mình là cha. Thánh Phaolô dùng chữ Abba (Cha ơi!) trong tiếng Aram như tiếng gọi thân thương của một đứa con nhỏ gọi cha mình để miêu tả sự gần gũi của Thiên Chúa đối với con người, giống như người Việt Nam ở các vùng miền khác nhau gọi cha mình là “Bố ơi!”, “Tía ơi!” hay “Thầy ơi!”. Abba cũng là cách xưng hô mà Chúa Giêsu dùng để gọi Chúa Cha (x. Mc 14,36). Được gia nhập vào gia đình của Thiên Chúa, con người cũng được chia sẻ thần tính với Người, bởi vì Thiên Chúa đã cúi xuống và nâng thân phận con người lên và tặng ban phẩm giá cao quý nhất trong các loài thọ tạo. Đó là Tình yêu của Thiên Chúa dành riêng cho con người. Tình yêu ấy được thể hiện trong sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Cha hy sinh Con Một của mình để mang ơn cứu chuộc cho trần gian. Chúa Con hy sinh mạng sống mình để giải thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi (x. Ga 3,16-17) và ban Thần Khí của Người hướng dẫn nhân loại luôn ở trong tình yêu của Thiên Chúa (x. Rm 8,14).

Được Thiên Chúa ban đặc ân trở thành người con, các tín hữu nên đáp trả tình yêu ấy như thế nào? Thiết nghĩ, các tín hữu được mời gọi không nô lệ hóa chính mình và sống thánh thiện để đáp trả tình yêu bao la của Cha mình.

Là con cái của Thiên Chúa, các tín hữu có quyền tự do chọn lựa việc đáp trả tình yêu của Cha mình, nghĩa là tham gia hoàn thiện công trình sáng tạo của Ngài. Vì thế, các tín hữu chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa, không làm nô lệ cho danh vọng, tiền bạc, đam mê xác thịt. Hơn nữa, phạm tội và ở lì trong tội, con người sẽ tự dẫn mình trở về tình trạng cũ là nô lệ. Không nô lệ hóa chính mình cũng là thái độ buông bỏ những nỗi lo âu sợ hãi ví dụ lo sợ bị người khác phản bội, lo lắng về tương lai, sợ bị bệnh tật, sợ đau khổ v.v., vì sợ hãi là đặc tính của người nô lệ. Tội lỗi và sợ hãi giống như một nhà tù giam hãm tâm hồn của con người. Ngược lại, là nghĩa tử của Thiên Chúa, con người tín thác vào sự quan phòng, tình yêu của Ngài vì Ngài không bao giờ bỏ rơi con mình (x. Is 49,15) và tin lòng thương xót bao la của Ngài để không còn nghĩ rằng Thiên Chúa không tha thứ khi mình phạm tội. Khi phạm tội, trong tâm tình sám hối, các tín hữu nên xác tín rằng Thiên Chúa luôn là người cha nhân hậu giang tay đón những người con trở về và phục hồi phẩm giá cho mình (x. Lc 15,1-3.11-32).

Được thánh hóa và hướng dẫn bởi Thần Khí của Thiên Chúa, các tín hữu cũng được mời gọi nên thánh để thuộc trọn về Thiên Chúa (x. Lv 19,2; Mt 5,48). Vì vậy, các tín hữu hằng ngày tập lắng nghe tiếng Thần Khí hướng dẫn bằng cách sống theo gương Chúa Giêsu, người anh cả của mình. Bởi vì Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6).

Lạy Chúa, Chúa luôn mong muốn chúng con sống hạnh phúc và tự do nên đã ban cho chúng con được đặc ân làm con cái Chúa. Xin cho chúng con luôn ý thức về phẩm giá cao quý của mình để sống xứng đáng với ân nghĩa của Chúa. Xin Chúa cũng giải thoát những anh chị em của chúng con đang là những nô lệ cho tiền của, vật chất, của những cuộc chiến tàn sát đẫm máu. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...