Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024

LỄ CHÚA THĂNG THIÊN 2018: CHÚA LÊN TRỜI – MÔN ĐỆ ĐI VÀO ĐỜI (FM Đaminh Savio Nguyễn Tuấn Hào)

CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI 2018

(Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mc 16,15-20)

CHÚA LÊN TRỜI – MÔN ĐỆ ĐI VÀO ĐỜI

            Tin mừng của thánh Marco kết thúc khi mở ra hai không gian trời- đất và hai sứ vụ đặc thù: Chúa Giêsu hoàn tất sứ vụ trần gian, về trời ngự bên hữu Chúa Cha và các Tông đồ đi tới “tứ phương thiên hạ, loan giảng Tin Mừng cho mọi loại thụ tạo“. 

  • Chúa về Trời khi hoàn thành sứ vụ đời

            Ý niệm vũ trụ trời đất. Người Do Thái cũng như các dân tộc Cận đông thời đó có một quan niệm dễ hiểu, đơn sơ về vũ trụ, trời đất. Trái đất giống chiếc mâm, xung quang là biển. Âm phủ chìm sâu dưới đất, là nơi ở của người đã chết. Trời thì ví như lồng bàn chụp trên đất và trên biển. Ở phía trên chiếc lồng bàn là những kho chứa, kho đựng khổng lồ nước, tuyết, khí, gió, sương, mây. Dưới vòm trời Chúa treo các tinh tú như mặt trời, trăng, sao để soi chiếu đất. Chỗ cao nhất của vòm trời là nơi Chúa ngự cùng với các thiên thần để điều khiển trời và đất. Vậy khi nói Chúa Giêsu về trời, được hiểu là Chúa về ngự trị cùng với Chúa Cha trên chỗ cao nhất của vòm trời.

            Ngày hôm nay ý niệm về vũ trụ, trời đất đã hoàn toàn khác. Vũ trụ là cái gì huyền bí, rộng lớn bao la. Theo sự quan sát có thể được của các nhà khoa học thì vũ trụ có đường kính tính được khoảng 91 tỷ năm ánh sáng. Còn trái đất cũng thái dương hệ chỉ là một trong 10 tỷ hành tinh của vũ trụ. Bởi vậy, khó có thể xác định đâu là chỗ cao nhất và càng không thể hiểu, dò thấu được nơi nào là nơi Chúa ngự. Chúa về trời không phải ở một nơi cao hơn, cũng phải đi tới một nơi xa hơn. Ngài về trời là đi vào thế giới của Thiên Chúa, thế giới không còn bị chi phối bởi thời gian và không gian vật lý. Ngài về trời là trở về vị trí vinh quang viên mãn đầy tràn mà Ngài vẫn có bên Chúa Cha từ đời đời.

Chúa về trời là đi vào một sự hiện diện mới. Trước khi sống lại, Người không thể ở với mọi người tại mọi nơi chốn. Nay đã sống lại và lên trời, Người có thể hiện diện với mọi người và ở mọi nơi cùng một lúc. Nhiều tác giả Kinh Thánh gọi ngày lễ mừng hôm nay là mừng sự hiện diện mới của Đức Kitô Giêsu.

  • Môn đồ vào đời, mở đường về Trời

            Đức Giêsu phục sinh và lên trời khi đã làm tròn sứ vụ giữa lòng thế giới. Cuốn sách Tin Mừng và sứ vụ cứu thế của Ngài đã chấm kết, đóng lại, nhưng cuốn sách Sứ Vụ Tông Đồ của môn đệ phải được mở ra. Các Tông đồ đang ở trọng tâm của cuộc thăng thiên của Chúa. Các ông đang chứng kiến việc Ngài về trời với vẻ đầy kinh ngạc: Mắt các ông hướng nhìn theo Ngài về trời. Đang khi họ nhìn về trời thì thiên thần nói với họ: “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời?” Lời này ngụ ý rằng việc nhìn theo Ngài lên trời không thôi thì chẳng có ích chi. Họ phải mau trở về với thực tại trần gian. Họ phải hành động. Trước khi được cất nhắc lên trời,  Đức Giêsu lệnh truyền cho các môn đệ: “anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ; còn ai không tin thì sẽ bọ kết án”.

            Các nhà chủ giải Kinh Thánh để ý đến công thức:  “Hãy đi loan báo Tin mừng cho mọi thụ tạo!”. Trong các Tin Mừng khác, lệnh truyền giáo chỉ nhắm tới con người, muôn dân. Nhưng ở đây Marco nói tới việc loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Công thức này phải hiểu thế nào? Phải chăng cây cối, loài vật từ gia súc, cá biển chim trời và mọi dã thú phải được nghe lời loan báo Tin mừng? Thánh Marco dùng công thức ” hãy đi loan báo Tin mừng cho mọi thọ tạo”  nhắm đến chiều kích vũ trụ rộng lớn.

            Về không gian địa lý:  các Tông đồ phải ra khỏi địa hạt, môi trường người Do thái, đi tới tứ phương thiên hạ, tức là đi đến với dân ngoại, mọi dân và toàn thế giới.

            Về không gian con người, văn hóa và tâm linh: Họ phải ra khỏi chính mình, tới các cuộc gặp gỡ với những người xa lạ, những người khác với họ; tới cuộc gặp gỡ của các nền văn hóa, phong tục, quan niệm, lối sống, tôn giáo của họ. Các Tông đồ phải đi vào thế giới này và phải làm cho lời rao giảng thấm nhập vào mọi thực tại, mọi cơ cấu cuộc sống con người. Họ cũng phải làm cho những người ngoại không chỉ trở lại tin vào Chúa để chịu phép rửa, nhưng còn phải làm cho họ, nhờ việc đã tin vào Tin Mừng, biết cách sử dụng các thọ tạo theo ý muốn của Thiên Chúa và sử dụng để chuyển tải sứ điệp Tin Mừng. Rồi chính các Tông đồ cũng phải lài người, nhờ sứ điệp Tin Mừng loan báo, cùng với Thánh Thần, tân tái một nhân loại mới và làm cho một thế giới chào đời.

  • Chúng ta, Tin Mừng đời sẽ vềTrời

            Khi suy ngắm mầu nhiệm và Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Giáo Hội qua phụng vụ xin cho chúng ta: “xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Rồi Giáo Hội giúp củng cố niềm tin của chúng ta: “Chúa về trời… để chúng ta con là chi thể tin tưởng theo người đến nơi người đã đi trước” ( Kinh nguyện  Thánh Thể –  Lễ Thăng Thiên); Giáo Hội khơi lên hy vọng vững chắc: “Chúa về trời, Ngài Là Thủ Lãnh, đi trước mở đường dẫn chúng con vào Nước Chúa khiến chúng con là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang” (Lời Tổng Nguyện- Lễ Thăng Thiên).

            Nhưng ái mộ, xác tín, hy vọng thì chưa đủ. Cần phải hành động. Cũng như các Tông đồ, Chúa về trời và nhìn về trời với Chúa thì chẳng ích chi. Các ông được lệnh truyền, ra đi loan Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Chúng ta cũng vậy, muốn lên trời với Chúa chúng ta phải trở lại với thực tại cuộc sống hàng ngày; phải đi lại và đi cho hết con đường từ Galilê lên Giêrusalem của Đức Kitô nơi trần gian. Đó là con đường vì Tin Mừng hiến thân phục vụ anh chị em đồng loại; con đường vượt qua từ đau khổ thập giá đến vinh quang; Con đường sống và thực hành ơn gọi, sứ vụ đặc thù đã được thánh Phaolô nói tới ở bài đọc II: “Người làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ”. Tất cả chúng ta nhằm đến việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô”.

            Nhưng có lẽ con đường rút ra từ bài Tin Mừng ngày Lễ Thăng Thiên hôm nay đang rất hợp với ơn gọi đan tu chúng ta, đó là làm cho Tin Mừng thấm vào mọi thụ tạo. Đời sống đan tu của chúng ta, không đi tới các nơi xa xôi, vùng ngoại vi để tiếp xúc gặp gỡ đối thoại với con người, với các nền văn hóa, để thực hiện đại cuộc loan báo Tin Mừng. Chúng ta sống đời đan tu trong cầu nguyện và lao động. Vũ trụ thiên nhiên như cây cỏ, cây hoa, cây ăn trái, cây lúa, cây rau, rồi các vật nuôi như cá, gia súc, gia cầm thân thiết gần gũi cuộc sống chúng ta. Các việc phục vụ từ việc thủ công tay chân đến việc máy móc trí tuệ, từ việc nhỏ tầm thường như quét nhà, đốn củi đến việc lớn lao thánh thiêng như đọc kinh cử hành Thánh Lễ, tất cả chúng ta phải làm và phải chu toàn hàng ngày. Hãy làm và hãy mặc cho chúng những giá trị Tin Mừng và qua chúng hãy chuyển tải sứ điệp Tin mừng đến với mọi người. Ở miền Đất thánh, vùng biển hồ Galilê có một loại cá gọi là cá thánh Phêrô, vì gắn liền với sự tích, thánh Phêrô được Chúa sai đi câu cá, khi bắt được một con, mở miệng nó ra sẽ thấy một đồng tiền bốn quan mang về nộp thuế cho Thầy và cho anh em tông đồ, gọi là thuế đền thờ (x. Mt 17,27). Tại thành phố Lisieux – Pháp, người ta trồng khắp các khu phố những vườn hoa hồng muôn mầu rực rỡ. Hoa hồng được gắn liền với sự tích về thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thánh Têrêsa được sinh ra, lớn lên, rồi được ơn kêu gọi vào dòng kín Carmen tại thành phố này. Trước khi nhắm mắt lìa đời vị thánh đã hứa rằng, khi về được về bên Chúa trên Thiên đàng, sẽ xin Chúa mưa ân sủng “hoa hồng” xuống đầy tràn cho trần gian. Rồi ở Rôma, các tu sĩ Trapist thuộc Đan viện Fontane đã nuôi cừu để hàng năm cung cấp lông cừu làm giây Palium để trao cho các Tổng Giám Mục.

 Sự phục sinh và niềm hy vọng Nước trời “đã có“, không phải nơi những người xa lạ, ở một không gian, nơi chốn hay tạo vật nào xa vời mà ngay tại nơi đây, trong từng nhỏ nhặt của đời sống gia đình cũng như đời sống thánh hiến chúng ta. Chúng ta hãy làm cho Tin Mừng và niềm hy vọng đó thấm nhập vào mọi cơ cấu sinh hoạt, mọi công việc, muôn loài muôn vật đang hiện tồn cùng chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

 Chúa về trời, “quê hương chúng  ta ở trên trời” (Pl 3,20), phần thưởng chúng ta ở trên trời, xin cho chúng ta hướng lòng khát khao tìm kiếm yêu mến những sự trên trời.

Chúa về trời, xin cho chúng ta trung tín sống ơn gọi đan tu khi làm cho mầu nhiệm Nước Trời tỏ hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để cuối cùng chúng ta cũng được về trời với Chúa.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Châu Sơn Nho Quan: Thánh Lễ An Táng thầy Gioan Thiên Chúa

  TRONG CHÚA KITÔ Kn 4,7-15; Rm 6,3-4.8-9; Mc 15,33-39 Châu sơn mồng Hai Tết Giáp Thìn Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Hai giờ chiều ngày 30 Tết...

Mùa Xuân đích thực

MÙA XUÂN ĐÍCH THỰC Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48 Lễ Đưa Chân thầy Gioan Thiên Chúa Châu sơn mồng Một Tết Giáp Thìn, Đức tổng Giuse...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Bài giảng Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đan viện Châu Sơn Nho Quan của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Kỷ niệm Cung hiến Thánh đường Đan viện Nho quan Ngày 04 - 11- 2023 CHÚA GIÊSU LÀ ĐỀN THỜ Ed 47,1-2.8-9.12; 1Cr 3,9c-11.16-17; Ga 2,13-22 Đức TGM...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ thứ 3 tại đất thánh

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Dâng Thánh Lễ Thứ 3 Tại Đất Thánh Của Đan Viện Ngày 02...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

Thánh lễ đưa chân thầy M. Phêrô Khoa: Làm chứng về lòng thương xót (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ thánh Phaolô trở lại LÀM CHỨNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT Ac 3,17-26; Cv 22,3-16; Mc 16,15-18 Lễ Đưa Chân thày Phêrô Khoa Châu sơn 25-01-2023   Đức TGM Giuse...

Cáo phó: Thầy Phêrô Khoa Trần Văn Thướng

  CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn kính báo Đan sĩ M. Phêrô Khoa Trần Văn Thướng, O.Cist. sinh...

Lễ ban ngày: Ánh sáng và bóng tối (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ ban ngày ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI   Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: (Ga 1, 1-18) Lúc khởi đầu đã có Ngôi...