Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Lễ đêm Giáng Sinh, Lc 2,1-14: “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Lễ đêm Giáng Sinh, Lc 2,1-14:

 “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô cùng, chúng ta tự hỏi. Làm sao một Thiên Chúa cao sang quyền uy vô hạn, chí thánh ngàn trùng lại có thể sống gần gũi, trao ban tình yêu cho con người, hữu hạn, tội lỗi được? Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, làm sao có thể diễn tả cho con người biết tình yêu của Ngài? Làm sao Thiên Chúa lại trở nên người phàm được?

Chỉ trong tình yêu, những câu hỏi trên mới có lời giải đáp. Thật vậy, trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể giải thích được (Pascal). Tình yêu có những sáng kiến diệu vời, không ai ngờ tới.

Truyện kể rằng: có một ông vua muốn cưới vợ cho hoàng tử. Ông tập hợp bá quan văn võ lại xin họ góp ý kiến. Theo các khanh, phải kén vợ cho Hoàng tử thế nào đây? Cácquan đề nghị: “xin bệ hạ ban sắc chỉ triệu tập về kinh những thiếu nữ xứng đáng, nết na, nhan sắc, dòng giống hoàng gia… rồi chính hòang tử sẽ chọn một người trong số đó làm vợ”.

Nhưng Hoàng tử lên tiếng rằng: làm như vậy thì hoàng hậu tương lai sẽ không được tự do, và tình yêu đó có vẻ miễn cưỡng vụ lợi, chi bằng để ta tự nguyện làm một thường dân và rong ruổi khắp nhân gian tìm người yêu của mình.

Hoàng tử vừa nói xong, cả triều đình ồ lên: “chắc không được, Hoàng tử làm vậy chắc không được đâu vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh danh, nguy hiểm đến tính mạng, và biết đâu tình yêu của Hoàng tử sẽ bị khước từ…”

Nhưng hoàng tử cương quyết: “Chỉ khi làm như vậy, ta mới có thể sẻ chia kiếp sống của họ, mới thông cảm và yêu thương họ và họ cũng mới dám thật lòng đón nhận hay khước từ tình yêu của ta”.

Rồi Hoàng tử, trở nên một thường dân, sống trong một ngôi làng nhỏ bé, làm mướn cho một nông phu, chấp nhận muôn vàn nhọc nhằn, hy sinh vất vả mong ước người ta sẽ đón nhận tình yêu tha thiết của mình…

Câu chuyện trên, nghe có vẻ xưa, nhưng nó thực sự đã và đang diễn ra trước mắt chúng ta. Thiên Chúa làm người vì yêu thương chúng ta. Thiên Chúa đã yêu con người từ muôn thủa, và ngay cả khi con người phản bội tình yêu của Ngài thì Ngài vẫn một lòng yêu thương: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào con của ngài thì được sống” (Ga 3,17).

Đêm nay, chúng ta hân hoan mừng mầu nhiệm Thiên Chúa giáng sinh cứu độ trần gian. Chúng ta hết thảy đều là tội nhân, bất xứng, chẳng có công trạng gì, không tự mình đến gần Thiên Chúa được, thì Thiên Chúa cao sang, uy quyền đã tự nguyện trở nên phàm nhân như chúng ta chỉ vì yêu thương ta (x. Pl 6, 4-10). Thiên Chúa làm người để con người làm Chúa, thánh Irênê đã nói như vậy. Đó thật là một mầu nhiệm vượt quá tâm trí hạn hẹp của chúng ta.

Có ai trong chúng ta đây phải sinh ra trong chuồng bò máng cỏ đâu? Thế mà cách đây hơn 2000 năm Chúa đã sinh ra đời, giữa đêm sương giá rét, trong hang lừa máng cỏ (x. Lc 2,7). Nếu trong tin mừng Luca chương 15 mô tả đứa con thứ, xin chia gia tài, rồi ăn chơi trác tán đến nỗi khố rách áo ôm, đến nỗi phải đi chăn heo, đến nỗi thèm ăn thức ăn trong máng của heo mà không được, thì hôm nay Thiên Chúa giáng thế trong máng ăn của loài vật để tất cả những người hèn mọn, tất cả những người tội lỗi có thể đến gặp và cảm nếm tình yêu của Thiên Chúa làm người.  Thiên Chúa làm người để nâng chúng ta lên ngang hàng với Ngài, đúng như cách diễn tả của người Việt Nam ta:

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.

Thiên Chúa làm người để con người trở nên Thiên Chúa. Ôi tình yêu thật nhiệm mầu! Trước tình yêu nhiệm mầu khôn sánh đó, con người biết lấy gì đền đáp cho cân? Vâng, tình yêu chỉ có thể đáp đền bằng tình yêu. Vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,6.16), chỉ có tình yêu mới làm thỏa lòng Thiên Chúa. Cho nên, ai sống yêu thương là sống trong Thiên Chúa. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã làm người và đồng hóa mình với loài người. Thành thử, bất cứ hành động yêu hay ghét chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa.

Suy niệm Lời Chúa trong Đêm thánh vô cùng chúng ta có suy nghĩ gì? Làm gì? Sống thế nào khi được Thiên Chúa yêu thương? Thiết nghĩ, chúng ta cùng mở lòng ra chia sẻ tình yêu của Chúa cho mọi người, bất kể họ là ai, bằng những việc làm cụ thể: tha thứ cho người xúc phạm mình, an ủi, giúp đỡ những người cô đơn, đói khổ, bệnh tật… làm như thế là chúng ta đang để Chúa giáng sinh trong chính tâm hồn, trong chính cuộc đời của mình vậy.

Cầu chúc quý ông bà và anh chị em Mùa Giáng Sinh vui tươi, an hòa với muôn phúc lành của Chúa Hài Đồng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...