Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa: GHI NHỚ VÀ SUY NIỆM (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa: GHI NHỚ VÀ SUY NIỆM

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Ds 6,22-27

6,22 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : 23 “Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng : Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này :

24 ‘Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh (em) ! 25 Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em) !

26 Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em) !’

27 Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”

Gl 4,4-7

4,4 Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, 5 để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. 6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi !” 7 Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.

Lc 2,16-21

2,16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. 17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. 18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. 19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su ; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

 Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động. Những biến  động  của năm cũ khiến  ta phải lo âu khắc  khoải  tự hỏi: Năm  mới sẽ đi về đâu? Trong niềm băn khoăn  khắc khoải đó, Giáo hội mời gọi ta hãy chiêm  ngắm Đức Mẹ để tìm được hướng đi trong năm mới vừa khởi đầu. 

Khi sinh ra Chúa Giêsu,  Đức Mẹ  đã sống trong những biến động  lớn lao. Biết bao biến  cố dồn dập xảy đến. Giữa những biến  động  ấy, Đức Mẹ vẫn giữ tâm hồn trầm  lắng:  quan sát, “ghi nhớ tất cả những   điều  ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Đó là một  mẫu  gương của người luôn suy niệm Lời Chúa để tìm thánh ý  Thiên Chúa, và từ đó tìm một hướng đi chính xác cho đời mình. 

Đức Mẹ ghi nhớ và suy niệm vì biết  Chúa  là chủ lịch sử. Vì yêu thương Chúa  đã sắp xếp  cho con người một chương trình tốt đẹp.  Khi con người hư hỏng làm sai, Chúa lại tìm cách cứu chữa.  Riêng  bản thân Đức Mẹ  đã cảm nghiệm: từ việc  truyền tin đến việc sinh ra Chúa Giêsu, từ việc  các thiên  thần  ca hát đến việc các mục đồng chúc mừng, từ việc  ba vua đến thờ lạy đến việc phải đưa Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập,  tất cả đều nằm trong chương trình của Thiên  Chúa. Chương trình bày  tỏ lòng Chúa yêu thương muốn cứu chuộc con người, vì hạnh  phúc của con người. 

Đức Mẹ ghi nhớ  và suy niệm   để cộng  tác với Chúa. Đức Mẹ luôn ngoan ngoãn thi hành những điều Chúa dạy. Thánh ý Chúa được Đức Mẹ tìm thấy qua những biến cố như kê khai hộ tịch, như trốn sang Ai Cập. Thánh ý Chúa được Đức Mẹ thấy qua lề luật,  như phải dâng con vào Đền  Thờ, phải cho con trẻ  chịu  phép  cắt  bì. Thánh  ý  Chúa  được  Đức  Mẹ  thấy rõ ràng qua lời thiên thần truyền, như việc thụ thai sinh con trai, như việc đặt tên cho Chúa Giêsu. Sau khi biết rõ thánh ý Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn thi hành. Nhờ thế chương trình của Chúa được thực hiện. 

Đức Mẹ ghi nhớ và suy niệm để cộng  tác với mọi người. Biết những người mình gặp gỡ đều do Chúa gửi đến nên Đức Mẹ sẵn sàng đón tiếp và cộng tác với mọi người. Từ thiên thần Gabriel cho đến bà thánh Êlizabét Từ thánh Gioan Baotixita cho đến thánh Giuse. Từ ba vua cho đến hoàng đế Augusto. Từ thiên thần ca hát cho đến mục đồng thờ lạy. Tất cả đều được Đức Mẹ đón tiếp và cộng tác để làm cho chương trình của Chúa được nên trọn. 

Năm Mới vừa mở trang đầu tiên trước mắt chúng ta. Để năm mới được  hoàn toàn tốt đẹp,  ta hãy noi gương Đức Mẹ ghi nhớ và suy niệm  những  biến  cố để tìm thánh ý Chúa. Đặc biệt trong Năm Lời Chúa ta hãy siêng năng suy niệm Lời Chúa. Chuyên chăm đọc, suy niệm  Lời Chúa  sẽ giúp ta tìm được thánh ý Thiên Chúa.  Hãy nhận  biết  Chúa  làm chủ lịch  sử. Năm  mới là món quà Chúa ban tặng cho ta với những  chương trình tốt đẹp của Chúa. Nhưng để chương trình được thực hiện, Chúa cần nhờ sự cộng  tác của ta. Và sau cùng ta phải  cộng  tác với mọi người. Mỗi người là một  mắt  xích trong kế họach của Chúa. Mỗi người có một  vai trò trong chương trình của Chúa.  Cần phải hợp  tác với nhau, mỗi người một việc, để chương trình của Chúa được thực hiện. 

 Xin Chúa ban dồi dào ơn lành để chúng ta hiểu biết thánh ý Chúa, cộng tác với ơn Chúa, và cộng tác với nhau để cho chương trình tốt đẹp của Chúa được thực hiện. Chúng con xin dâng  năm  mới này cho Chúa. Xin Chúa thương chúc  lành  và cho chúng con biết dùng năm mới này thực hiện chương trình của Chúa. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...