Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth, Lc 1,39-56: Vũ điệu tương giao

VŨ ĐIỆU TƯƠNG GIAO

(Xp 3,14-18a; Rm 12,9-16a; Lc 1,39-56)

M. Têrêsa, CĐ Phước Thiên

Nếu có thể coi cuộc sống này như một khán đài mà trên đó mỗi người phải nhập vai, thì tương giao chính là một trong những vũ điệu mà không ai được miễn trừ trình diễn. Vì thế, tương giao với người khác không chỉ là một nhu cầu mà nó còn là điều cần thiết, để mỗi cá thể trong một tập thể phát triển và hoàn thiện bản thân cách tốt đẹp. Tương giao, muốn có, cần phải được tạo lập. Nhưng làm sao để có thể tạo lập và duy trì được một tương giao đẹp? Lời Chúa trong ngày lễ Đức Maria Thăm Viếng Bà Elisabeth gợi lên cho thấy một tương giao đẹp bao gồm: sự tế nhị, một tấm lòng quảng đại tha thứ, và một đức tin trưởng thành không bao giờ ngừng tạ ơn Thiên Chúa.

Chúng ta có thể nói: Một tương giao đẹp không thể thiếu sự “tế nhị”. Hành động tế nhị được xem là đẹp không chỉ thể hiện qua thái độ, lời nói: dịu dàng, dễ nghe; nhưng còn được diễn tả qua sự nhạy bén nhận ra những khó khăn của tha nhân, để biết sẻ chia như thánh Phaolô khuyên bảo tín hữu Rôma: “Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rm 12,13), và sẻ chia những niềm vui nỗi buồn của anh chị em (x. Rm 12,15). Người tế nhị luôn biết quan tâm đến nhu cầu của người khác. Mẹ Maria là một mẫu gương tuyệt đẹp về điều này. Sự tế nhị tinh tế, nhạy bén nơi Mẹ được tác động bởi tình yêu. Chính tình yêu ấy đã thúc đẩy Mẹ “mau mắn lên đường, vội vã” đến với người chị họ đang mang thai lúc tuổi đã cao niên (x. Lc 1,39). Hơn cả việc chúc mừng, Mẹ nhận thấy những nhu cầu cần thiết lúc này là sự hiện diện, giúp đỡ cách cụ thể. Mẹ đã dành thời gian để ở lại và trọn vẹn thời gian ấy, Mẹ giúp đỡ, phục vụ người chị họ. Chúng ta cần học nơi Mẹ cử chỉ tế nhị này để vun đắp cho tương quan với tha nhân ngày một tốt đẹp hơn.

Nếu ví tế nhị là chất keo nối kết tương giao, thì “tha thứ” có khả năng giải phóng chúng ta khỏi những khác biệt trong tương quan. Mặc dù mang bản chất xã hội tính nhưng mỗi con người là một cá thể riêng biệt, độc lập. Vì thế có những lối nhìn, quan điểm khác nhau có thể dẫn tới những xung khắc, nhiều khi trở thành thù địch của nhau, bên cạnh đó là những định kiến có nguy cơ dẫn đến tương quan tan rã. Tuy nhiên, đi bước trước để tha thứ không phải là chuyện dễ, nhưng điều này thánh Phaolô đã chỉ cho chúng ta một bí quyết là tha thứ qua việc chúc lành: “Chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa” (Rm 12,14). Điều đó, sẽ giữ gìn và xây dựng tương giao ngày một lớn lên và mang đến cho tương giao một nấc thang ý nghĩa mới. Vì chứa đựng trong hành động chúc lành là thái độ khiêm hạ, không đề cao bản thân. Đồng thời nhìn nhận sự yếu đuối của mình để đón nhận và cảm thông trước những yếu đuối của người khác, từ đó thương mến tha nhân bằng tình huynh đệ chân thành (x. Rm 12,10.16b).

Cũng vậy, “một đức tin luôn không ngừng tạ ơn Thiên Chúa” chính là thái độ của một tín hữu trưởng thành. Vì một người trưởng thành sẽ biết nhận ra ơn lành của Thiên Chúa ban cho mình và cho cả những người khác mà không ganh tị. Đồng thời, cũng nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, dù có khi như đang phải đi trong đêm tối, vẫn nhớ tới lời ngôn sứ Xôphônia nhắn nhủ rằng: “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi” (Xp 3,17) Ngài đang dõi theo tôi để luôn tín thác tương lai trong tay của Ngài. Một đức tin không lay chuyển trong nghịch cảnh sẽ luôn là đức tin biết ca ngợi Thiên Chúa. Một lần nữa, noi gương Mẹ trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, mỗi người Kitô hữu học được bài học về nét đẹp trong tương giao. Mẹ đến với bà Elisabeth không chỉ để chúc mừng người chị họ không còn mang tiếng “son sẻ”, nhưng quan trọng hơn Mẹ cùng với người chị tạ ơn Thiên Chúa về những gì Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của các ngài: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1,46tt). Mẹ “vui với người vui” để niềm vui mà Thiên Chúa đã ban được thêm tròn đầy sung mãn.

Sinh ra và hiện hữu trong cõi đời này, chúng ta không thể phủ nhận những tương giao của mình với người khác, nhưng làm sao để những tương giao này đừng đánh mất đi tính hiện sinh. Biết làm được như vậy chính là biết duy trì một tương giao đẹp. Khi nhìn vào bước chân vội vã của Mẹ Maria đi thăm viếng bà Elisabeth, chúng ta được mời gọi cùng với Mẹ để cho Chúa Thánh Thần dẫn đưa vào trong vũ điệu của tương giao. Một vũ điệu hài hòa được diễn đạt qua những cử điệu khác nhau nhưng chất chứa đầy tình yêu, hầu làm sống lại vẻ đẹp tương giao mà Thiên Chúa thiết lập với con người trong vườn địa đàng xưa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...