Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Lễ Giao Thừa: MỜI CHÚA XÔNG NHÀ (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

MỜI CHÚA XÔNG NHÀ

(Ds 6, 22-27; 1Thes 5, 16-26.28; Mt 5, 1-10)

 

Khởi đầu là giây phút quan trọng. Khởi đầu một công việc đã quan trọng. Vì thế mới có lễ khởi công, lễ động thổ, lễ khai trương, lễ đặt viên đá đầu tiên…. Khởi đầu một năm còn quan trọng hơn. Vì năm tháng bao gồm cả cuộc sống, sức khỏe, tâm trạng, các mối liên hệ, và công ăn việc làm. Mọi người từ đông sang tây đều coi đây là giờ khắc thiêng liêng. Nên ai cũng trân trọng chờ đón giây phút Giao Thừa.

Văn hóa Việt Nam có nhiều nghi lễ và tập tục đón giao thừa. Thông thường là cầu nguyện. Gia tộc qui tụ trước bàn thờ tạ ơn Chúa vì một năm đã qua. Và cầu nguyện cho năm mới vừa bắt đầu. Kính nhớ tổ tiên bằng việc thắp hương. Kế tiếp là chúc tuổi. Con cái cháu chắt quây quần quanh ông bà cha mẹ. Người con cả đại diện xin lỗi ông bà cha mẹ vì những lỗi lầm trong năm cũ. Xin thề hứa năm mới sẽ sống tốt đẹp hơn cho xứng đáng với công ơn ông bà tổ tiên. Sau đó chúc tuổi ông bà cha mẹ. Đáp lại, ông bà cha mẹ khuyên nhủ con cháu sửa chữa lỗi lầm để năm mới sống tốt đẹp hơn. Sau cùng lì xì cho con cháu. Lì xì là những đồng tiền đem lại may mắn cho năm mới.

Hết phần gia đình đến phần xã hội. Trong phần xã hội việc quan trọng nhất là mời người xông nhà. Ai sẽ vào nhà đầu tiên là điều rất quan trọng. Vì người đầu tiên đến nhà sẽ quyết định vận may của gia đình trong suốt năm mới. Nên phải tuyển chọn những người dung nhan phúc hậu, đời sống đạo hạnh, ăn nói suông sẻ. Và nhất là có thần lực sung mãn trấn áp ma tà, đem lại may mắn cho gia đình.

Xét theo những tục lệ ấy tôi đề nghị năm nay anh chị em nên mời Thiên Chúa đến xông nhà. Lời Chúa hôm nay cho ta biết những lý do phải mời Thiên Chúa.

1.Thiên Chúa làm chủ phúc lành. Xông nhà để gia đình được phúc lành. Chẳng phàm nhân nào có khả năng ban phúc lành. Ngay cả Môsê, dù là một lãnh tụ tài ba đức độ và yêu thương dân chúng, cũng không thể ban phúc lành cho dân.  Trong sách Dân số, Chúa phải hướng dẫn để Môsê và Aaron biết cách chúc lành cho Dân Chúa. Đó là phải xin Chúa chúc lành: “Khi chúc lành cho con cái Israel, anh em hãy nói thế này: Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em”. Chỉ có Chúa là chủ mới có thể ban phúc lành.

2.Thiên Chúa muốn ban phúc lành. Người xông nhà phải có ý tốt cho gia đình. Chúa thực sự muốn ban phúc lành cho ta. Nên Chúa chỉ dạy cho Môsê và Aaron biết cách khẩn cầu phúc lành. Khi biết khẩn cầu đúng cách Chúa sẽ ban phúc lành như lời Chúa dạy: “Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng”.

3.Chúa Giêsu là tất cả phúc lành. Người xông nhà phải là tối ưu. Thiên Chúa yêu thương ta nên ban cho ta mọi sự để ta được hạnh phúc. Món quà cuối cùng và cao trọng nhất là Chúa đã ban cho ta Chúa Giêsu, người Con Một yêu dấu. Là nguồn mạch mọi phúc lành. Là tất cả phúc lành. Thánh Phaolô nhận ra điều đó nên đã nói: “Chúa Giêsu Kitô chính là mối lợi tuyệt vời nhất”. Nên trong bài thư Thessalonica hôm nay, thánh Phaolô kết thúc bằng lời chúc: “Chúc anh em được đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”. Đó chính là lời chúc tốt đẹp nhất. Cho ta được Chúa Giêsu Kitô là phúc lành của mọi phúc lành.

4.Chúng ta trở thành phúc lành. Người xông nhà phải đem đến phúc lành lâu dài. Phúc lành của Thiên Chúa đi rất xa. Cho ta thấm đẫm phúc lành. Cho ta trở thành phúc lành. Đó là trở nên giống Chúa Giêsu. Đó chính là ý nghĩa của Tám Mối Phúc Thật. Chúa Giêsu chúc phúc lành cho ta. Không chỉ bằng lời chúc suông mà ta thường nói với nhau. Nhưng bằng chính cuộc đời của Người. Chúa Giêsu đã sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Chúa đã mở đường phúc thật. Chúa đã trở thành phúc thật. Chúa có quyền ban phúc thật. Và hôm nay với 8 lời chúc phúc của Chúa, Chúa ban cho ta phúc thật. Và điều quan trọng hơn hết, là chính ta trở nên giống Chúa, đi theo con đường của Chúa, trở thành mối phúc cho nhân loại.

Như vậy chúng ta phải mời Chúa đến xông nhà chúng ta. Vì Chúa làm chủ mọi phúc lành. Vì Chúa muốn ban phúc lành cho ta. Vì Chúa Giêsu là phúc lành trên mọi phúc lành. Và vì Chúa đến sẽ biến chính con người ta trở thành phúc lành cho mọi người. Thế giới hôm nay có nhiều vấn đề vì con người tham lam, độc ác, vô cảm, tâm hồn đen tối và muốn thống trị. Nếu có những con người không ham mê tiền của, chức quyền, hiền lành, có lòng thương xót, lương tâm trong sạch và sẵn sàng hi sinh tính mạng vì công lý sự thật thì đó là phúc lành cho nhân loại.

Là phúc lành của Chúa chúng ta được hưởng hạnh phúc với Chúa. Là phúc lành của Chúa chúng ta đem niềm vui cho thế giới. Như thế chúng ta cùng Chúa xây dựng một mùa xuân mới. Đó là mùa xuân của Nước Trời. Mùa Xuân vĩnh cửu.

Với tâm tình đó, tôi xin chúc anh chị em năm nay được Chúa xông nhà. Sau Thánh Lễ Giao Thừa này, anh chị em trở về và đã thấy Chúa đứng trước cửa nhà chờ đợi vào xông nhà anh chị em. Anh chị em sẽ được Chúa ban phúc lành. Được chính Chúa Giêsu. Và phúc lành ở với anh chị em mãi mãi. Chúc anh chị em Xuân Đinh Dậu tràn đầy chính Chúa và mọi ơn lành của Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...