Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Cái giá của người môn đệ Chúa

Ngày 24/11/2022

LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

(2Mcb 7, 1.20-23.27b-29; 1Cr 1, 17-25; Lc 9, 23-26)

CÁI GIÁ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA

 

Mai La, CĐ Phước Thiên

Dietrich Bonhoeffer một Mục sư, thần học gia Tin Lành cho rằng: “Không làm gì có cái thứ ân sủng với giá rẻ mạt”. Với ý này, ông muốn nhấn mạnh điều kiện của người môn đệ được gọi để “đi theo” Đức Kitô là phải dám trả giá cho chọn lựa của mình dù bất cứ giá nào. Các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo hội mừng kính hôm nay có thể coi là một minh chứng cho điều đó.

Ngày 19.6.1988 mãi mãi là một ngày huy hoàng của Giáo hội hoàn vũ nói chung và lịch sử Giáo hội Việt Nam nói riêng, khi Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II tôn phong lên hàng hiển thánh 117 vị anh hùng tử đạo tại Việt Nam. Lịch sử truyền đạo Việt Nam được ghi nhận từ năm 1533, và liên tiếp kéo dài trong gần 3 thế kỷ (1630 – 1883) là những cuộc bách hại đời các chúa: Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, các vua: Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Đã có khoảng 130.000 Kitô hữu đã hiên ngang hiến dâng mạng sống để làm chứng cho Chúa. Đó là chưa kể đến những khó khăn, trốn tránh, bị truy lùng của những người sống can đảm trung thành bảo vệ đức tin. Lập trường của người Công giáo chân chính luôn rõ ràng rằng là công dân của một nước, họ sẵn sàng phục vụ và cả ra trận để bảo vệ tổ quốc; là người môn đệ tin theo Chúa, họ hết lòng thờ kính phụng sự Chúa. Trong hoàn cảnh hai bổn phận có thể đi đôi với nhau thì họ nhiệt tâm hăng say để cùng xây dựng cuộc sống tốt đạo đẹp đời. Nhưng một khi có sự mâu thuẫn giữa hai bổn phận, khiến cho đạo bị bách hại, thì người Kitô hữu luôn đặt lên hàng đầu bổn phận làm chứng cho Chúa với bất cứ giá nào. Đau khổ, bị sỉ nhục, bỏ rơi, khinh thường,.. là những hiện thân của sự dữ mà không con người nào muốn gặp phải. Vì  thế người ta né tránh nó, khi gặp phải thì sẽ tìm mọi cách để thoát ra khỏi nó. Vô hình chung, nó trở thành những nỗi sợ, ám ảnh, đe dọa mà con người với nhau dùng để khống chế nhau, điều khiển nhau. Các thánh tử đạo Việt Nam đã phải chịu biết bao hình khổ do các nhà cầm quyền gây ra để khiến các ngài bỏ đạo. Nhưng những vị anh hùng đức tin này đã chứng minh ân sủng cứu độ của Chúa Giêsu thực sự đáng giá qua lòng trung kiên và máu đào của mình. Những con người vì Chúa mà luôn sẵn sàng sống “trong tư thế một con người chẳng sống được bao lâu”; những con người không sợ chết cũng chẳng ngại sống.

Mừng lễ kính các thánh tử đạo không phải để nhìn vào những đau khổ, cực hình mà các ngài đã phải chịu, nhưng là để thấy được lòng trung kiên theo Chúa của các ngài và phần thưởng Chúa dành cho sự tín thành đó; không gì khác hơn là để cho từng người Kitô hữu hôm nay có được thêm gương sáng và niềm hy vọng vào phần thưởng Chúa dành cho những ai dám đi đến cùng hành trình làm môn đệ Chúa trên trần gian này dù phải trả giá đắt đến mạng sống mình.

Hình thức tử đạo của các tín hữu Việt Nam hôm nay không còn phải là cảnh tù rạc hay máu chảy đầu rơi, nhưng là việc can đảm nhìn nhận mình là Kitô hữu và sống cho xứng tên gọi của mình; là việc từng ngày nói không với những lợi lộc thấp hèn của thế gian mà làm thiệt hại cho người khác. Cách thức có thay đổi nhưng thực tế chưa bao giờ là dễ dàng đối với những ai trung thành sống vì Chúa. “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23), Chúa Giêsu đã không hề có ý nhượng bộ với những ai muốn theo Chúa mà không chấp nhận những đòi hỏi có tính triệt để và căn cốt của sự từ bỏ này. Chọn lựa theo Chúa không phải là việc làm một lần là xong, nhưng là một chuỗi liên lỉ hằng ngày và trong từng biến cố của cuộc sống. Lúc nào người môn đệ Chúa cũng có nguy cơ gặp phải những lôi cuốn của thế gian mà dần quay lưng lại với Chúa cũng chính là với chọn lựa của mình.

Hành trình theo Chúa của người môn đệ chân chính không có chỗ cho sự đối thoại, thỏa hiệp với những đam mê của thế gian. Dứt khoát và kiên trung là thái độ cần có để người môn đệ giữ vững chọn lựa đứng về phía Chúa của mình. Xin Chúa qua lời bầu cử của Các thánh tử đạo Việt Nam, ban cho dân tộc Việt Nam hôm nay được thêm nhiều người nhận biết đạo Chúa. Cùng xin cho những ai đã tuyên xưng mình là Kitô hữu thì cũng biết sống cho xứng với tên gọi của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...