Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỄ LÁ 2020: CUỘC VƯỢT QUA CỦA CHÚA VÀ CỦA THẾ GIỚI

LỄ LÁ 2020

CUỘC VƯỢT QUA CỦA CHÚA VÀ CỦA THẾ GIỚI

 

Cha Viện trưởng Đaminh Savio CSNQ

Ngày đại lễ hôm nay có hai bầu khí phụng vụ trái nghịch nhau. Khởi đầu, phần làm phép, kiệu lá, bầu khí hân hoan, cộng đoàn cất cao giọng reo mừng tung hô Chúa Kito là vua và nghinh đón Người khải hoàn vào thành Giêsusalem. Ngay liền sau đó, là bầu khí ảm đạm thê lương, cộng đoàn vào phần phụng vụ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Đó là một thực tại nghịch lý trái chiều, nhằm diễn tả và đang làm lộ rõ bộ diện thật của thế gian này. Đức Giêsu bước vào cuộc thương khó để cứu chuộc và khai mở tất cả. Chúng ta tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Người và cuộc vượt qua của thế giới hiện tại.

1. Cuộc Vượt Qua của Chúa

Thánh Matheu đã tường thuật cuộc khổ nạn của Chúa thật bi thảm chết chóc kinh hoàng nhưng cũng là một cuộc hiển linh, khai mở thời đại sự sống, ánh sáng phục sinh.

Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ (bài đọc I), vốn dĩ là ConThiên Chúa (bài đọc II), nhưng đã hạ mình trở nên nô lệ, mang lấy mọi khổ đau, tội lỗi của con người  và đã chịu nạn chịu chết. Cuộc Vượt Qua của Ngài đã làm cho trời đất ra tối tăm. Giờ VI tới giờ thứ IX, giờ giữa trưa, mặt trời đang chiếu rọi, sao lại có thể ra tối tăm? Tối tăm, vì là giờ của bóng tối tội lỗi, ma quỷ và tử thần. Tối tăm, vì ánh sáng lương tri, lòng nhân, sự thật, công lý nơi con người đã ra mê lầm. Tối tăm, vì con người, loài thụ tạo phàm hèn đã phạm tội cực trọng là lên án ‘giết Thiên Chúa’.

Quả thực, giờ Chúa chịu khổ hình là giờ của tối tăm ma quỷ, tội lội, sự chết. Nhưng, không phải ma quỷ, sự chết và tối tăm xem ra đắc thắng thống trị làm chủ. Trên thánh giá, Chúa đã lớn tiếng cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?” và gục đầu tắt thở, thì ngay lúc đó, bức màn trong đền thờ xé ra làm hai. Đất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung và xác nhiều vị thánh đã an nghỉ được chỗi dậy”. Giờ tử thần đau thương của Chúa cũng là giờ của cuộc hiển linh, hé mở ra một trời mới, đất mới và một nhân loại đã chết sắp được tái sinh.

 2. Cuộc vượt qua của con người

Chúng ta đang sống như ở trung tâm, đỉnh cao của thời đại văn minh tiến bộ. Nhưng một con virus, ‘thần chết‘ xuất hiện tấn công, đang làm cho tất cả ra tối sầm lại. Mọi thứ: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kinh tế, các thứ đỉnh cao trí tuệ, văn minh phồn thịnh vật chất… đang chao đảo và như sụp đổ, tối sầm lại.

Đúng là thế giới và cuộc sống của con người hiện tại, hiện đại tất cả đã ra tối sầm lại. Làm sao đứng vững? Từ cuộc khổ nạn của Chúa Kito sẽ làm cho chúng ta đứng vững và tìm được ý nghĩa ở thời khắc như là ‘tận thế’ này.

Niềm an ủi có Chúa đã chịu khổ hình. Đức Giêsu đã chịu nạn chiu chết vì chúng ta. Trong Ngài, có mọi khổ đau và cái chết của con người, vì Ngài đã gánh lấy và đảm nhận tất cả. Đúng là chúng ta và cả thế giới con người đang trải qua, nhích từng giờ cảnh đau khổ, chết chóc thê lương. Nhưng chúng ta không dứt niềm cậy trông, bời vì, mỗi lần nhìn lên Thánh Giá Chúa, sống lại cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta sẽ gặp được niềm an ủi cậy trông và sẽ được vực dậy khỏi tình cảnh thê thảm hiện tại. Quả thực, không có một đau khổ hay một cái chết nào của con người đã ra vô nghĩa khi nó được liên kết trong đau khổ và cái chết nơi cuộc thương khó của Chúa Kitô.

Ở một khía cạnh khác, đau khổ và sự chết đang xẩy ra hiện tại, khi liên kết với khổ đau và sự chết của Chúa Kito, sẽ giúp chúng ta học biết ý nghĩa và thánh chỉ Ngài.

Màn đền thờ xé làm hai. Đạo và nền thờ tự cũ đã bị bãi bỏ, vì đền thờ đã ra ô uế, con người tư tế, nghi thức lễ tế, việc sống đạo đã ra xưa cũ, máy móc giả hình, không có tâm đạo. Đức Giesu chính là Đền thờ, là đối tượng, chuẩn mực của sự tôn thờ mà con người phải quy về. Do dịch virus nguy hiểm lây lan, các lễ nghi phụng vụ tại nhà thờ, nơi công cộng tạm đình chỉ. Đây là thời gian thử thách và cũng chính là lúc thanh luyện và củng cố đức tin của toàn dân Kito. Người tín hữu có dịp nội tâm hóa, trưởng thành Đạo Thờ Chúa và đức tin của mình. Đi đạo, sống đạo và biểu lộ tin vào Chúa không chỉ lệ thuộc việc đi đến nhà thờ, mà như Chúa đã mặc khải cho chị phụ nữ Samari “thờ Chúa trong tin thần và chân lý“, trong chính tâm hồn của mình, trong cả những hoàn cảnh bi cực của mình và ở khắp mọi nơi. Cũng vậy, các mục tử, các tư tế bàn thờ, không còn cộng đoàn giáo dân, không còn lễ nghi trang trọng, không còn nhiều an ủi từ của lễ dâng tiến béo tốt… Các ngài được mời gọi ở lại một mình với Chúa, tập trung vào chính Chúa và trọng tâm mầu nhiệm cử hành và hiến tế chính mình thay cho toàn dân.

Trái đất rung chuyển đá vỡ ra. Chúa chịu chết làm cho trái đất rung chuyển đá vỡ ra. Trái đất của con người đã ra nặng nề, bị vỡ ra vì tội chồng chất, vì sự hỗn loạn của con người. Con virus-tử thần tấn công, đang làm vỡ lở, sụp đổ những quyền lực thống trị, những trí lòng cao ngạo, giống như chủ trưởng của Nietzsche: ‘giết thiên chúa‘ để làm bá chủ tất cả.

Con virus tử thần tấn công, làm đất rung đá vỡ, vì con người đang phải tháo chạy kẻo mất mạng. Con người chạy đi đâu? Chạy khỏi những nơi tranh giành quyền lực, kinh tế thương mại, chạy khỏi những nơi văn minh đô thị, tiện nghi, ăn chơi xa xỉ. Chạy khỏi tất cả những tham vọng bất tận. Chạy về đâu? Về nhà của mình, đúng hơn là về với cõi lòng của mình, ở đó định tâm suy xét lại tất cả, từ bỏ mọi thứ phụ thuộc, chọn lựa lại những điều nền tảng và định hướng lại của cuộc sống.

Mồ mả bật tung và xác nhiều vị thánh đã an nghỉ được chỗi dậy

Giờ Chúa chịu khổ hình, những mồ mả đang đè bẹp, chôn vùi và giam hãm con người trong sự chết bị vỡ mở ra, báo hiệu một điều kỳ diệu đang tới, một ánh sáng phục sinh sắp ló rạng; Con người mang tội xấu xa, từ bao đời bị chôn vùi nơi mồ huyệt tăm tối, sắp chỗi dậy bước ra đẹp, rạng sáng như các thánh.

Giờ tử nạn của Chúa cũng là giờ mặc khải cho ta sự sống và mọi ý nghĩa về sự sống. Cha Mario Carminati, cha sở giáo xứ Thánh Giuse ở Bergamo, Ý, dâng thánh lễ an táng trước một hàng dài không thể đếm hết những quan tài của những người vừa chết vì đại dịch, trong bài giảng ngài nói:  “tôi như đang nhìn thấy những người, như vẫn đang ngồi trong những hàng ghế trống không trước mặt… Chỉ mới tuần trước đó, vẫn còn gặp gỡ họ trong các thánh lễ, trong các buổi đi đàng thánh giá, cử hành các bí tích, và trong cả những câu chuyện về coronavirus ở Vũ Hán như thể nó xảy ra ở đâu đó, xa xôi với chúng ta…Khi nhìn thấy hàng dài các xe chở quan tài nhà binh, chúng tôi lặng người đi, rồi bật khóc. Tôi thật sự không đứng nổi trên đôi chân mình. Tôi xây xẩm mặt mày không làm nổi. Tôi xin Cha Crotti làm mọi thứ. Tôi chỉ có thể cầm bình nước phép cho ngài”.

Đối diện với sự chết kinh hoàng từng phút giây thời hiện tại, chúng ta và thế giới con người cảm thấy mình bị run lên, ra như thất điên bát đảo và mới quý trọng từng thời khắc của sự sống. Chúng ta không thể lãng phí sự sống, hay như Chúa nói: “được tất cả mà mất sự sống nào có ích gì“. Không ở vào thời khắc lịch sử này, chúng ta và thế giới con người cứ nghĩ mình vẫn đang sống, đôi khi còn lạm dụng sự sống, nhưng thực sự mình đã chết, khi để cho mình bị đè bẹp bởi những tảng đá và bị chôn vùi trong những nấm mồ của những tham vọng vô tận. Hãy bước ra khỏi mồ sự chết và chọn sự sống!

Lạy Chúa, xin cứu sống và ban cho chúng con được sự sống trên trái đất đang nhuốm mầu sự chết. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa, xin cứu chúng con và toàn thế giới. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...